ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Tuyết nhĩ phòng ngừa ung thư

Tuyết nhĩ có màu trắng trong như thạch, thịt nấm như chất keo nhầy. Hiện nay, tuyết nhĩ cũng được nuôi trồng trong bịch nilon, giàu chất đạm...

Tuyết nhĩ không chỉ là một loại thực phẩm quý, giàu chất đạm mà dịch chiết từ tuyết nhĩ có tác dụng tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch, phòng chống tế bào ung thư và bảo vệ gan...
Tuyết nhĩ (ngân nhĩ, nấm trắng) có tên khoa học là Tremella fuciformis, đông y gọi là bạch mộc nhĩ nhưng không liên quan gì đến mộc nhĩ (nấm mèo). Tuyết nhĩ có màu trắng trong như thạch, thịt nấm như chất keo nhầy. Nấm phát triển trên thân cây mục như sồi, dẻ, phong, long nhãn và khuynh điệp...
 
Tuyết nhĩ là một loại thực phẩm quý, giàu chất đạm
 
Hiện nay, tuyết nhĩ cũng được nuôi trồng trong bịch nilon. Tuyết nhĩ khá giàu chất đạm, nhiều polysaccharid A và B được chích ly từ khuẩn ty, bao tử và quả thể tuyết nhĩ.
 
Các nghiên cứu cho thấy, polysaccharid cũng như dịch chiết từ tuyết nhĩ có tác dụng tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của tia phóng xạ bằng cách tăng cường hoạt động của tế bào sát thủ tự nhiên, gia  tăng sản xuất interleukin-2.
 
Đặc biệt, 5 loại polysaccharid trích từ tuyết nhĩ được đặt tên từ BI đến BV cho thấy có hoạt tính chống u bướu, kháng tế bào gây ung thư cổ tử cung loại He La ở người.
 
Các polysaccharid A, B và C cũng đều có tính chống u bướu. Hơn nữa, các polysaccharid của nấm và chất trích từ bào tử có tác dụng hạ lipit máu, hạ cholesterol, kháng viêm, hạ đường huyết, bảo vệ gan, chống viêm phổi, viêm gan, chống lão hóa...
 
Ngoài việc dùng làm thực phẩm từ lâu Đông y đã xem tuyết nhĩ là một vị thuốc quý. Tuyết nhĩ có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào kinh phế, tỳ, giúp gia tăng sinh lực, lưu thông máu huyết, sinh tân dịch, bổ khí, tim, phổi, não, dưỡng âm.
 
Dùng trị ho, viêm họng, hen suyễn, yếu phổi do âm suy. Dùng trị táo bón, kinh nguyệt không đều: Lấy 10g tuyết nhĩ khô, ngâm nước, rửa sạch, chưng cách thủy với ít đường phèn, chia làm 2 lần, ăn trong ngày. Dùng liên tục 3 - 5 ngày hay trong nhiều tháng nếu bị viêm gan, yếu phổi.
 
Có thể hầm với gà ác, 20g bạch quả, 8g đương quy, 8g đẳng sâm, 3g bạch chỉ, 6g sinh địa, 8g đại táo và vài lát gừng tươi, gia vị để ăn mỗi tuần vài ba lần chống suy nhược cơ thể hoặc để phụ trị ung thư khi dùng hóa trị liệu.    
Theo TS Trần Việt Hưng, DS Phan Đức Bình Khoa học và Đời sống

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons