Bệnh ung thư có thể phát hiện sớm và được chữa khỏi. Tuy nhiên, hiện nay có tới 3/4 số bệnh nhân ung thư đến bệnh viện khi ở giai đoạn cuối.
Đây là thông tin được GS.TS Nguyễn Bá Đức (Phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, nguyên giám đốc Bệnh viện K, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Quốc gia) cho biết tại hội thảo “Liệu pháp trúng đích phân tử trong điều trị ung thư dạ dày” do Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Quốc gia phối hợp tổ chức sáng 19/8.
Ông Đức cho biết: “Có
khoảng 3/4 bệnh nhân ung thư đến viện điều trị khi bệnh đã ở vào giai đoạn cuối.
Điều này khiến kết quả điều trị không cao”. Trong khi đó, hơn 50% bệnh nhân ung
thư ở Hàn Quốc phát hiện mắc bệnh ở ngay giai đoạn đầu.
Nguyên nhân của tình trạng
này được xác định là do Việt Nam chưa có các trung tâm, chương trình sàng lọc
ung thư và các biện pháp chẩn đoán, điều trị còn bị hạn chế (do không phải cơ sở
y tế nào cũng làm được).
Điều này khiến quãng thời
gian kéo dài sự sống bị thu hẹp đáng kể (đó là chưa kể đến những tốn kém rất lớn
về mặt kinh tế).
Tại bệnh viện K, chỉ có
khoảng 15% bệnh nhân ung thư sống được thêm 5 năm kể từ khi được điều trị bằng
tất cả các biện pháp tốt nhất. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Nhật Bản là trên 50%.
Quãng thời gian kéo dài sự sống trung bình của một bệnh nhân ung thư ở Việt Nam
thường không quá 12 tháng (kể từ thời điểm được phát hiện).

Bệnh nhân ung thư tại Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ. Điều đáng buồn là họ thường phát hiện bệnh muộn và đến viện điều trị khi đã vào giai đoạn cuối, khiến kết quả điều trị không cao
Hiện nay, phương pháp
điều trị trúng đích (điều trị trúng tế bào ung thư, tránh tế bào lành mạnh) được
ưu tiên nhưng do kinh phí lớn, kỹ thuật đòi hỏi ở mức cao nên khả năng tiếp cận
của người bệnh rất hạn chế (chỉ khoảng 2/10 bệnh nhân có cơ hội tiếp cận phương
pháp điều trị hiện đaị này).
Bệnh ung thư dạ dày nói
riêng và ung thư nói chung đang ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam.
Năm 2000, tỉ lệ mắc chung của bệnh ung thư ở nam giới là 141/100.000 dân, năm
2010 đã lên đến 181/100.000 dân. Ở nữ giới, tỉ lệ này năm 2000 là 101/100.000
dân, năm 2010 tăng lên 134/100.000 dân.
Những loại ung thư có tỉ
lệ mắc mới tăng nhiều là ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản
và ung thư tiền liệt tuyến.
Riêng về ung thư dạ
dày, mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 13.000 ca mắc mới (chưa kể các ca tái
phát, quay lại điều trị lần 2 lần 3) và có khoảng 10.000 ca tử vong/năm.
GS.TS Nguyễn Bá Đức
khuyến cáo: Những người từ 40 tuổi trở lên nên bắt đầu nghĩ đến chuyện nội soi dạ
dày để phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, những người trẻ hơn độ tuổi này cũng
không nên chủ quan.
TS Nguyễn Tuyết Mai,
Trưởng khoa nội 1, Bệnh viện K cho biết: có khoảng 70% bệnh nhân mắc ung thư dạ
dày có độ tuổi từ 40-60. Còn lại là ở độ tuổi dưới 40, thậm chí có người dưới
30 tuổi.
Ung thư dạ dày hoàn
toàn có thể được phát hiện sớm khi người bệnh có các biểu hiện như khó tiêu,
nóng rát vùng thượng vị, ăn không ngon miệng (ở giai đoạn đầu).
Còn ở giai đoạn
trung bình, người bệnh thường mệt mỏi, đầy bụng sau ăn. Ở giai đoạn cuối: Người
bệnh đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, nuốt nghẹn, sụt
cân nhanh chóng, …
Theo Cẩm Quyên - VietNamNet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét