ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

10 loại rau củ phổ biến có tác dụng ngừa ung thư

BS Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TPHCM) khuyến cáo, một trong những yếu tố dẫn đến bệnh ung thư là do ăn uống. Theo Tổ chức Y tế thế giới, 30% người mắc bệnh ung thư được cho rằng có liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh.
Nhiều bằng chứng cho thấy việc hấp thụ thường xuyên thực phẩm chứa nhiều mỡ, sữa nguyên bơ, thịt hun khói hay ướp muối có thể dẫn đến ung thư, đặc biệt ung thư đại tràng và trực tràng. Ngược lại, các loại rau xanh, củ, quả tươi chứa nhiều hoạt chất chống ôxy hóa, vitamin, chất xơ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh
Theo các chuyên gia, ăn uống hợp lý có thể làm giảm 35% ca tử vong do ung thư. "Một chế độ ăn uống lành mạnh không phải nạp ít hay nhiều một loại thức ăn mà cơ bản là duy trì chế độ ăn uống hợp lý có đầy đủ các loại thực phẩm cơ bản như gạo, thịt, rau và trái cây", BS Tấn Vũ lưu ý. 
Ông gợi ý một số loại trái cây, rau củ phổ biến ở Việt Nam được chứng minh tốt cho sức khỏe, có khả năng phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là ung thư, các gia đình nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn như:
1. Hành tây
hanh-tay_1431666469_1431666494.jpg
Hành tây được chứng minh có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày. Ảnh:Health.
Hành tây chứa vescalin (C27H20O8) là hoạt chất tự nhiên chống ung thư. Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn loại củ này, tỷ lệ bị ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với nhóm ăn ít hoặc hoàn toàn không ăn. Riêng những trường hợp đã bị ung thư dạ dày mà áp dụng chế độ ăn bổ sung thêm hành tây thì tỷ lệ tử vong thấp hơn 30% so với nhóm còn lại.
2. Tỏi cô đơn 
toi-den_1431666251.jpg
Tỏi cô đơn trước và sau khi lên men thành tỏi đen. Ảnh: Leo's black garlic.
Các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ chứng minh tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và các ung thư khác như đại tràng, dạ dày, vú. Những người ăn mỗi ngày một tép tỏi, nguy cơ ung thư sẽ giảm một nửa so với người không ăn.
BS Tấn Vũ cho biết, ở miền Trung Việt Nam có loại tỏi hiếm là tỏi cô đơn (còn gọi là tỏi một nhánh) ở Lý Sơn, Phan Rang, được Đông y xếp loại là thảo dược quý vì chứa nhiều hoạt chất giúp phòng và chữa bệnh. Loại củ này có mùi hăng nồng không phải ai cũng ăn được. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cách khử mùi mà vẫn giữ lại những dược chất tốt bằng phương pháp lên men tự nhiên trong 60 ngày để tạo ra tỏi đen có vị ngọt và dẻo giống trái cây sấy khô.
Quá trình lên men không làm mất các hoạt chất có lợi mà còn tăng sinh các chất này với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi. Ăn từ một đến hai củ tỏi đen hàng ngày rất tốt cho người bị huyết áp cao, mỡ máu, suy giảm chức năng gan, mất ngủ kinh niên.
3. Măng tây
mang-tay_1431666637.jpg
Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Ảnh:phunukieuviet.
Loại măng này có hàm lượng vitamin, rutin cao, có tác dụng nhất định với các bệnh ung thư da, ung thư bàng quang… Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, bổ dưỡng mà có lợi cho sức khỏe.
4. Ớt
Chất capsaicin trong ớt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện khả năng hòa tan máu đông, chống viêm nhiễm. Chất này còn làm chậm sự phát triển, thậm chí giết chết tế bào ung thư mà không gây tổn hại đến các tế bào xung quanh.
5. Trà
Trà chứa phenylpolyphenol có tác dụng chống ung thư. Uống nước trà có thể phòng chống một số bệnh như ung thư gan, dạ dày. Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ uống trà xanh hàng ngày giảm 60% khả năng bị ung thư buồng trứng. Hầu hết các loại trà đều tốt, song trà xanh có tác dụng chống ung thư mạnh nhất.
6. Rau đắng
Các chất chống oxy hóa trong rau đắng giúp loại bỏ các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất làm cho tế bào chết hoặc đột biến thành ung thư. Bổ sung rau này vào chế độ ăn hàng tuần giúp duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường quá trình trao đổi chất. 
Chất chống oxy hóa cũng giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Nghiên cứu đang tiếp tục chứng minh các thành phần trong rau đắng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự lây lan của bệnh này.
Lưu ý: Việc bổ sung liên tục bất kỳ loại thảo dược nào trong thời gian dài đều không được khuyến khích và rau đắng cũng không ngoại lệ. Chỉ nên bổ sung khi cần giảm bớt triệu chứng hoặc bệnh, không nên ăn thường xuyên trong hơn 12 tuần. Riêng bệnh nhân hen suyễn, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nhịp tim hoặc tăng đường huyết không nên dùng rau này.
7. Cà rốt
Cà rốt chứa caroten, protid, lipid, glucid, nước, cenluloz, các muối khoáng và vitamin C, D, E, B1, B2. Nước ép của cà rốt bôi ngoài da chữa một số bệnh như mụn nhọt, nấm, chàm, bỏng, vết thương lỏ loét, bổ trợ điều trị ung thư vú, ung thư biểu mô. Cà rốt và các loại rau màu xanh, vàng cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư. Theo nghiên cứu, củ cà rốt sống chứa một lượng lớn các chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng, vú.
8. Nấm
Các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã phát hiện rất nhiều loại nấm như nấm hương, nấm đông, nấm rơm, mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng, nấm búp có chứa hoạt chất chống ung thư. Chẳng hạn như chất pholysaccharide trong nấm đông cô, pholysaccharide trong mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen cũng là chất chống ung thư khá hiệu quả.
9. Khoai lang
Loại củ này chứa chất chống ôxy hóa beta carotene, vitamin, chất khoáng và xơ giúp phòng bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư. Ăn khoai lang mỗi ngày giúp giảm 22% nguy cơ nhồi máu cơ tim ở nữ giới, giảm từ 40 đến 70% nguy cơ đột quỵ.
10. Cà chua
Cà chua có lycopene và beta caroten (vitamin A tự nhiên) có tác dụng chống ôxy hóa tế bào, nhờ đó giúp phòng chống ung thư vú, dạ dày và ung thư đường tiêu hóa. Để ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là tuyến tiền liệt, nên ăn nguyên trái cà chua chưa chế biến.
Theo Thi Ngoan - 

"Thần dược" giúp bệnh nhân ung thư sống lâu hơn

Ung thư không phải "giấy báo tử"
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng, chủ nhiệm bộ môn Tâm lý lâm sàng, PGĐ Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm lý, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, tâm khỏe thân mới khỏe.
Ung thư cũng là một vấn đề sức khỏe. Vì vậy, yếu tố tinh thần rất quan trọng trong quá trình điều trị căn bệnh nguy hiểm này, đồng thời cũng tác động rất lớn đến thời gian sống của bệnh nhân.
Đến nay, các chuyên gia về bệnh ung thư vẫn khẳng định rằng, căn bệnh này có thể tự khỏi nhờ sức mạnh nội tâm.
Chính vì thế, yếu tố tâm lý của bệnh nhân ung thư là phương cách điều trị xuyên suốt từ đầu đến cuối trong quá trình điều trị, đặc biệt ở giai đoạn cuối.
Theo TS Hằng, mọi bệnh nhân khi biết được thông tin mắc bệnh ung thư cũng buồn và sốc, cho rằng mình đã nhận "giấy báo tử".
Nhiều người nghe tin bị bệnh đã ngã quỵ không thể cứu chữa hoặc quyên sinh để trốn tránh hiện thực. Hành động này chứng tỏ tâm lý không vững vàng, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
"Ung thư cũng tương tự các căn bệnh mãn tính khác như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, hoàn toàn không phải dấu chấm hết của cuộc đời.
Nhiều người vẫn sống khỏe mạnh rất lâu sau khi biết mình bị bệnh, nhưng cũng có bệnh nhân chỉ hai tháng sau đã ra đi.
Sự khác biệt đó không phải do các yếu tố cơ sở vật chất chữa bệnh, điều kiện kinh tế, mà chính là do tâm lý", PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng chia sẻ.
Sự phản kháng về mặt tinh thần sẽ ảnh hưởng đến thể dịch, nội tiết trong cơ thể. Ví dụ, nếu bệnh nhân trầm uất sẽ khiến một số hormone tiết ra không đầy đủ hoặc quá nhiều, gây rối loạn.
Điều này khiến cơ thể không thể đáp ứng tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh, ảnh hưởng xấu đến quá trình và hiệu quả việc điều trị.
Theo đó, tinh thần bi quan, dằn vặt, giận dữ, căm thù và cay nghiệt với mọi người và cuộc sống sẽ khiến cơ thể người bệnh luôn căng thẳng, yếu đuối, không có sức đề kháng với bệnh tật.
Ngược lại, tinh thần lạc quan và sảng khoái sẽ giúp các bệnh nhân ung thư phát huy sức mạnh nội lực duy trì sự sống.
"Chính niềm tin và sự vô tư, không màng đến cái chết lại trở thành chìa khóa giúp các bệnh nhân ung thư tự giải thoát cho bản thân, giúp họ sống vui, khỏe và có ích.
Từ đó, bệnh cũng sẽ thuyên giảm mà chưa cần đến các phương thức điều trị khác", PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng khẳng định.
Quẳng gánh lo đi mà sống
Bị ung thư không có nghĩa bạn sẽ chết ngay lập tức, bạn hoàn toàn có thể sống lâu hơn thế.
Bệnh nhân cần phải hiểu được rằng bị ung thư không có nghĩa bạn sẽ chết ngay lập tức. Trên thế giới, nhiều trường hợp đã tự khỏi, hoặc sống thêm ít nhất 10-15 năm.
Bạn cần lưu ý khi mắc bệnh chắc chắn cuộc sống sẽ thay đổi. Người bệnh phải phân chia sức lực để chiến đấu với ung thư, chi trả viện phí, và làm những việc nhà hàng ngày.
Do đó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm. Tuyệt đối không chán nán khi biết kết quả chẩn đoán hoặc điều trị chưa đem lại hiệu quả, bởi chúng sẽ lấy đi sức lực của người bệnh.
Muốn có sức khỏe để chống chọi với tất cả bệnh tật trước hết phải luôn cố gắng giữ cho mình tâm lý lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Theo Hà Quyên -

Vị thuốc nam quý giá "dĩ độc trị độc" chữa nhiều bệnh ung thư

Mã tiền là vị thuốc nam quý giá thường được dùng để trị đau nhức xương khớp. Đông y cũng liệt mã tiền vào loại thuốc "dĩ độc trị độc" chữa nhiều bệnh ung thư.

Mã tiền tử có tên khoa học là Strychnos wallichiana. ex DC.
Trường tử mã tiền là loại cây dây leo to, vỏ cây màu trắng tro, cành non hình trụ, tua cuốn sinh ở nách lá. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng hoặc bầu dục, mép nguyên.
Cây ra hoa trắng, hình ống vào mùa hạ, mùa xuân. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đỏ, hạt tròn, hình dẹt.
Mã tiền là cây gỗ cao 10 - 15m, lá mọc đối, phiến lá có hình trứng, hoa mọc thành tán ở ngọn cây, màu trắng. Quả mọng hình cầu, chín có màu vàng cam, hạt tròn hình dẹt.
Trong Đông y, người ta thường dùng hạt mã tiền làm thuốc, thông thường chọn loại hạt to,dày, cứng là tốt nhất.
ThS.LY Vũ Quốc Trung: "Mã tiền được dùng trong cả Đông y và Tây y. Mã tiền vị đắng, tính hàn, rất độc. Có tác dụng thông kinh lạc, giảm đau, kết tiêu sưng thũng. Trị tê thấp, bại liệt, ghẻ lở, phong hủi, ung thư thực quản, dạ dày, ung thư da, lao hạch lâm ba, gãy xương".
Mã tiền đã được nhân dân sử dụng từ xa xưa làm thuốc xoa bóp, chữa tê liệt nửa người, chó dại cắn và trị ghẻ rất công hiệu. Tuy nhiên, vì mã tiền là loại thuốc độc bảng A nên không được dùng trực tiếp mà phải qua bào chế để loại bớt chất độc.
Có thể chế biến mã tiền bằng cách ngâm hạt mã tiền 1 đêm cho mềm, bóc vỏ, thái mỏng, sấy khô. Cho hạt đã thái, sấy khô vào dầu vừng đun sôi, đến khi hạt nổi lên thì vớt ra ngay, nếu để chậm sẽ cháy, mất tác dụng. Đem sấy khô dể dùng.
Cây mã tiền.Cây mã tiền.
1. Bài thuốc sử dụng mã tiền chữa bệnh ung thư
Cuốn "Cây thuốc, vị thuốc chữa bệnh ung thư" của Lương y Vũ Quốc Trung giới thiệu những bài thuốc chữa ung thư có sử dụng mã tiền như sau:
- Mã tiền tử 15g (rang dầu mè), toàn yết 15g, ngô công 15g, kê nội kim 15g, hùng hoàng 30g, đan sâm 150g. Các vị tán bột làm viên, 1 ngày dùng 2 - 3 lần, 1 lần 1-3g, uống với rượu, trị ung thư thực quản
- Mã tiền tử 24g, ngô công 30 con, hoa phấn 10g, tế tân 10g, bồ hoàng 4g, bạch chỉ 4g, tử thảo 4g, xuyên sơn giáp 2g, hùng hoàng 2g.
Mã tiền bóc lông, vỏ cắt lát phơi khô dùng 300g dầu mè đun nóng, thêm các vị thuốc, còn lại đem sấy khô cháy, bỏ bã, thêm Mã tiền đun vàng, lọc bỏ bã. Dầu còn lại nhân lúc nóng thêm sáp ong (mùa đông 30g, mùa hè 60g) trộn đều để nguội.
Hoặc dùng mã tiền tử 20g, ngô công 20g, tử thảo 20g, bách yết thảo 20g. Chế thành cao, bôi chỗ bệnh. Trị ung thư da.
- Mã tiền tử 1g, ốc sên sống 0,5g, ngô công 1,5g, nhũ hương 0,1g, phòng phong 0,5g, toàn yết 0,3g.
Mã tiền tử dùng nước ngâm 24 giờ, thay đổi nước ngâm tiếp 7 ngày, bóc vỏ phơi khô.
Dùng dầu mè sao vàng, đồng thời sao ngô công, yoàn yết, phong phòng hơi vàng, tán bột, oa ngưu (ốc sên) giã nát phơi khô tán bột.
Các vị thuốc làm viên, 1 ngày uống 3 lần, 1 lần 1,5g, trị ung thư dạ dày, ung thư tuyến vú.
- Mã tiền tử 1,5g, thất diệp nhất chi hoa 12g, hoàng kỳ 30g, phượng vĩ thảo 16g, sơn đậu căn 10g, tử thảo 10g, xạ can 6g, đương quy 16g, đảng sâm 16g, sinh cam thảo 6g, tây hoàng phấn 0,6g.
Sắc uống mỗi ngày 1 thamg. Trị bệnh bạch huyết cấp tính - Leucemie.
- Chích mã tiền 10g, bào giáp 10g, đương quy 10g, xuyên khung 6g, tê giác 6g, toàn yết 6g, ngô công 6 con, hùng hoàng 3g, cam thảo 3g.
Dùng dầu mè sao vàng, mã tiền cùng các vị tán bột làm viên. Mỗi ngày uống 2 lần, 1 lần 1,5g, trị ung thư mũi họng, ung thư tuyến vú và ung thư thực quản.
- Mã tiền chế 12g, ngũ linh chi 15g, can tất 6g, tiên hạc 20g, chỉ xác 20g, hỏa tiêu 20g, bạch phàn 20g, uất kim 20g.
Các vị tán bột làm viên, mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi ngày 0,3 - 0,6g, trị ung thư dạ dày, thực quản, gan, phổi, tuyến vú.
2. Bài thuốc dân gian nổi tiếng chữa viêm khớp, đau khớp có sử dụng mã tiền: Phong tê thấp bà Giằng
Thuốc phong Bà Giằng có nguồn gốc từ vùng Thanh Hóa, dùng để trị đau nhức tê thấp sưng khớp. Bài thuốc bao gồm:
Bột mã tiền chế 50g, bột hương phụ tử chế 13g, bột mộc hương 8g, bột địa liền 6g, bột thương truật 20g, bột quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên.
Mỗi ngày uống 4 viên, tối đa 6 - 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào thấy giật giật mới có kết quả.
Một đợt uống 50 viên lại nghỉ.
Lưu ý: Mã tiền là vị thuốc rất độc. Khi ngộ độc mã tiền, người bệnh thường lên cơn co cứng. Do đó, trong bào chế và sử dụng mã tiền cần rât cẩn thận và sử dụng đúng liều lượng. Tốt nhất, hỏi qua ý kiến của bác sĩ và chuyên gia Đông y khi cần sử dụng.
Theo Thái Phong - Trí thức trẻ

Dấu hiệu “âm thầm” nhưng cảnh báo căn bệnh ung thư đáng sợ

Chảy máu mũi
Đây là một triệu chứng rất thường gặp do đó thường bị nhiều người bỏ qua vì nghĩ nó đơn thuần chỉ là bị chảy máu cam thông thường.
Chảy máu mũi thường kèm theo dịch mũi hoặc có thể không, ban đầu chỉ là thi thoảng, nhưng dần về sau tình trạng này trở nên thường xuyên hơn, lượng máu chảy cũng sẽ nhiều hơn.
Nghẹt mũi, giảm độ nhạy khướu giác
Theo một thống kê trên những bệnh nhân mắc ung thư mũi thì hầu hết họ đều gặp phải triệu chứng nghẹt mũi (tỉ lệ này chiếm khoảng 80-90%), khó phân biệt được mùi vị bên ngoài.
Khi khối u còn nhỏ thì tình trạng nghẹt mũi thường chỉ diễn ra ở 1 bên mũi.
Ù tai, giảm khả năng thính giác
Sự suy thoái của thần kinh ung thư ở mũi kéo theo sự ù tai, giảm khả năng nghe. Đây là một triệu chứng thường bị hiểu nhầm là viêm tai giữa, người bệnh thường điều trị theo hướng khác.
Do đó, ảnh hưởng đến kết quả điều trị, bệnh càng tiến triển nặng thêm.
Đau nửa đầu
Có đến 70% trường hợp bệnh nhân mắc ung thư mũi có triệu chứng đau nửa đầu khi các mô ung thư xâm nhập vào dây thần kinh, so và mạch máu của người bệnh.
Những người này thường xuyên phải chịu sự hành hạ của những cơn đau nửa đầu có thể đến bất chợt hay kéo dài dai dẳng, uống thuốc giảm đau không có hiệu quả.
Đau các bộ phận trên mặt
Sự đau, tê trên các khu vực trên mặt khiến bạn vô cùng khó chịu.
Đặc biệt là gò má, nơi có hệ xoang do đó khiến vùng gò má đau mà không có sự thuyên giảm. Ngoài ra còn có những triệu chứng như: Hạch bạch huyết ở cổ sưng đau, rang dễ lung lay, khó mở miệng.
Cách xử trí
Đến gặp bác sĩ tai mũi họng để khám và làm rõ nguyên nhân khi có những triệu chứng trên. Xem đó có phải là bệnh thông thường hay là giai đoạn sớm của bệnh ung thư mũi mà bạn đã bỏ qua.
Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị. Khi đến khám bác sĩ sẽ cho bạn sinh thiết khối u mũi để biết được nó là lành tính hay ác tính đồng thời xác định độ lan tỏa của tế bào ung thư tới đâu và có phương pháp xử lý kịp thời.
Theo Tuyết Anh - Trí thức trẻ

19 điều nếu làm đủ thì không bao giờ sợ bệnh ung thư

Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi những tác nhân gây ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể.
Ung thư là căn bệnh rất nguy hiểm bởi đa số bệnh ung thư có biểu hiện mãn tính, gây đau đớn và dẫn đến tử vong cho người mắc bệnh. Cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể hoàn toàn khống chế được căn bệnh này.
Theo các nhà khoa học, phương pháp tốt nhất để tránh xa căn bệnh này là tìm cách phòng tránh, loại bỏ những nguyên nhân gây ung thư.
Theo đúc rút của tạp chí "Quốc phòng" (Mỹ), dưới đây là những "tuyệt chiêu" đơn giản không ngờ mà bạn có thể áp dụng hàng ngày để phòng chống bệnh ung thư.
Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh
Thói quen ăn uống không lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành căn bệnh ung thư bởi đây là con đường chủ yếu để bạn đưa các chất độc hại vào cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn có 1 thói quen ăn uống khoa học thì đây cũng là cách rất hữu dụng để bạn ngăn ngừa tế bào ung thư tấn công cơ thể.
Hãy chú ý những điều sau trong chế độ ăn của bạn:
1. Ăn nhiều hoa quả màu đỏ: Hoa quả màu đỏ có chứa carotein - một trong những thành phần chống ung thư có tác dụng mạnh nhất. Những thứ hoa quả được kể tên trong danh sách này gồm có dưa hấu, nho, cà chua, cà rốt...
2. Một quả cam mỗi ngày: Cam chứa rất nhiều vitamin C, mà vitamin C có tác dụng mạnh mẽ trong việc giết chết trực khuẩn xoắn ốc ở hậu môn - kẻ gây ra bệnh ung thư dạ dày.
3. Hai ly cà phê mỗi ngày làm giảm 52% nguy cơ ung thư trực tràng.
4. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi: Can xi giúp bạn khống chế sự phát triển của búi trĩ kết tràng nhờ đó có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư kết tràng. Những món như sữa tách béo, sữa chua và thực phẩm giàu canxi là thứ mà bạn được khuyến khích ăn.
5. Ăn nhiều chuối: Ăn nhiều chuối sẽ giúp bạn giảm nguy cơ ung thư thận xuống đến 54%. Số lượng chuối được khuyến nghị trong tuần là 4-6 quả.
6. Ăn nhiều tỏi: Trong tỏi có chất alliin có tác dụng chống ung thư rõ rệt. Tuy nhiên, sau khi cắt tỏi, cần để trong không khí 10 phút trước khi ăn để chất xúc tác alliin có thể phát huy được tối đa tác dụng của mình.
7. Ăn nhiều súp lơ: Trong ung thư cũng có chứa Sulforaphane là chất chống ung thư hiệu quả. Chất này sẽ tăng lên gấp nhiều lần khi bạn luộc hoặc hấp súp lơ.
8. Nướng thực phẩm đúng cách: Món nướng rất dễ làm cho thực phẩm sinh ra các amin tạp tuần hoàn do được chế biến ở nhiệt độ cao.
Vì vậy nên chọn cách nướng lành mạnh hơn là sử dụng nhiệt độ vừa phải hoặc làm chín thực phẩm bằng lò vi sóng trước khi nướng để rút ngắn thời gian nướng, giảm thấp tối đa hàm lượng amin tạp tuần hoàn có thể gây ung thư.
9. Tránh xa món xúc xích: Theo các nghiên cứu khoa học, mỗi cây xúc xích tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy lên 67%, vì vậy hãy tránh xa thực phẩm này.
10. Hạn chế ăn bánh mỳ trắng: Bánh mỳ trắng là thực phẩm biến tính có chỉ số đường huyết cao sẽ khiến cơ thể bài tiết ra nhiều insulin, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Để thay thế bánh mỳ trắng, bạn nên ăn lúa mỳ hoặc ngũ cốc.
Giải pháp trong sinh hoạt
Một chế độ sinh hoạt khoa học cũng là cách hiệu quả để phòng chống bệnh ung thư, tuy rằng lâu nay người ta không đánh giá cao vai trò của thói quen sinh hoạt trong việc tạo nên hàng rào sức khỏe bảo vệ con người.
Hãy chú ý thực hiện những điều sau đây:
11. Giảm cân: Nếu bạn bị thừa cân, béo phì, bạn sẽ phải đối mặt với căn bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến sữa và nhiều loại ung thư khác nữa. Vì vậy hãy thực hiện giảm cân để loại bỏ những nguy cơ này.
12. Tắm nắng mỗi ngày: Vitamin D là một loại vitamin hữu dùng có thể phòng ngừa nhiều loại ung thư như ung thư kết tràng, ung thư tuyến sữa, ung thư hạch...
Bạn nên phơi nắng mỗi ngày từ 10 - 15 phút để tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời giúp vitamin D phát huy tối đa tác dụng chống ung thư.
13. 30 phút vận động mỗi ngày: Luyện tập thể dục thể thao là cách hữu dụng để nâng cao sức khỏe, đề kháng và điều tiết lượng hormone trong cơ thể giúp bạn phòng ngừa nhiều loại bệnh ung thư như ung thư buồn trứng, tuyến sữa, cổ tử cung và kết tràng...
14. Tích cực làm việc nhà: Làm việc nhà cũng là một dạng vận động giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến sữa tới 30%.
15. Không hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn là tác nhân của rất nhiều bệnh ung thư khác ung thư dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, đường ruột, tử cung và bầu ngực...
Bởi vậy bạn đừng bao giờ động vào dù chỉ là 1 điếu thuốc, hoặc nếu bạn trót có thói quen hút thuốc lá, hãy thực hiện cai thuốc ngay.
Vận động thể thao và phơi nắng là cách hữu dụng để bạn phòng ung thư.
Vận động thể thao và phơi nắng là cách hữu dụng để bạn phòng ung thư.
Thực hiện tốt tầm soát ung thư
16. Chú ý những thay đổi trên bề mặt da: Không chỉ có da mặt và những phần da bạn có thể nhìn thấy được, hãy tìm cách kiểm soát cả những phần da khó nhìn thấy như sau lưng, da đầu...
Nếu thấy trên da xuất hiện tàn nhang, vết bớt hay nốt ruồi thì cần chú ý đến chúng để loại bỏ khả năng ung thư da. Nếu bạn là phụ nữ và trên 40 tuổi, nên đi kiểm tra da 1 lần mỗi năm.
17. Soi kết tràng hàng năm khi bạn có tiểu sử gia đình mắc ung thư kết tràng và khi bạn trên 50 tuổi.
18. Chụp scan ngực để tìm kiến dấu hiệu của ung thư tuyến sữa.
19. Kiểm tra gên nếu gia đình bạn có tiền sử ung thư.
Theo Thái Phong - 

7 gia vị hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả

7 loại gia vị và thảo dược sau sẽ giúp giảm các khó chịu do việc điều trị gây ra.
1. Gừng
Từ lâu gừng đã được dùng trong các phương thuốc dân gian để điều trị nhiều chứng bệnh, như cảm cúm, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu… Thêm gừng vào thực đơn trong quá trình điều trị ung thư sẽ giúp giảm bớt triệu chứng ợ hơi hay buồn nôn và cung cấp một số chất giúp bao tử hoạt động tốt hơn. Có thể dùng gừng ở dạng tươi, bột gừng hay tinh chất gừng.
2. Nghệ
Hợp chất curcumin trong nghệ có tính kháng viêm và chống oxy hóa cao, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Các chiết xuất từ nghệ đang được nghiên cứu để ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư như ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, ung thư da, ung thư vú.
3. Ớt
Ớt có chứa capsaicin, một hợp chất có khả năng làm giảm đau. Một số loại kem capsaicin có tác dụng khá tốt trong việc điều trị đau thần kinh sau phẫu thuật ung thư. Ngoài ra, ớt cũng giúp trị chứng khó tiêu hiệu quả.
4. Tỏi
Không chỉ tỏi, mà cả hẹ, tỏi tây, hành tây, hành lá… đều có hàm lượng lưu huỳnh cao, lại chứa nhiều arginine, flavonoids, selen tốt cho sức khỏe. Tỏi có thể ngừa bệnh ung thư thông qua nhiều cơ chế, như ức chế nhiễm khuẩn và sự hình thành các chất gây ung thư, thúc đẩy sữa chữa DNA, gây chết tế bào...
Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều tỏi có thể giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tụy và cả ung thư vú. Ngoài ra, tỏi còn có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp giảm huyết áp.
5. Lá hương thảo
Có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, lá hương thảo được sử dụng nhiều trong các món Ý. Đây là loại thảo mộc chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng ức chế các gốc tự do gây ung thư.
Ngoài ra hương thảo còn có tác dụng giải độc, trị các chứng đầy hơi, khó tiêu, chán ăn và một số vấn đề về tiêu hóa. Uống trà với lá hương thảo giúp giải quyết các cơn đau bao tử.
6. Bạc hà
Vị cay của bạc hà đã được tận dụng hàng trăm năm qua trong việc chữa chứng ợ hơi, khó tiêu hay đau bụng, tiêu chảy. Bạc hà cũng rất tốt khi giúp giảm các triệu chứng nôn nao và ngộ độc thực phẩm. Trong điều trị ung thư, bạc hà giúp làm dịu cơn đau, giảm các vết loét miệng do quá trình hóa trị hay xạ trị.
7. Hoa cúc
Trà hoa cúc giúp dễ ngủ, lại thanh nhiệt nên có thể làm giảm các vết loét miệng do quá trình hóa trị. Hoa cúc còn giúp tăng cường tiêu hóa, giảm các cơn co thắt dạ dày, căng cơ, đặc biệt là các cơ trơn trong ruột.
Theo Khánh Lâm 

Đối phó tác dụng phụ khi hóa trị ung thư

Điều trị hóa chất (hóa trị) và thuốc sinh học là một trong những liệu pháp có thể được sử dụng trong điều trị những khối bướu ác tính. Tùy theo đặc điểm và vị trí khối bướu, bác sĩ chuyên khoa ung bướu sẽ thiết lập liệu trình điều trị phù hợp.
Trong quá trình điều trị, có thể người bệnh sẽ gặp một số tác dụng ngoại ý. Điều quan trọng là cần biết cách tự chăm sóc cho bản thân khỏe mạnh hơn để vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng.
BS.CKII Trần Nguyên Hà, Trưởng Khoa Nội 4, BV Ung bướu TPHCM cho biết, hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng một hay nhiều loại thuốc phối hợp, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư. Tùy theo tính chất khối bướu và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ quyết định hóa trị đơn thuần hoặc phối hợp với phẫu trị hay xạ trị.
Hóa trị có thể làm giảm số lượng tế bào ung thư, đẩy lui bệnh hoặc hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau phẫu trị, kiểm soát bệnh trong một khoảng thời gian hay giảm nhẹ triệu chứng, đau đớn.
Ảnh minh họa: thebreastcaresite
Hóa trị có thể giúp làm giảm số lượng tế bào ung thư. Ảnh minh họa:Thebreastcaresite.
Theo BS Trần Nguyên Hà, cũng như mọi phương pháp điều trị bệnh, hóa trị cũng có thể có các tác dụng ngoại ý. Những tế bào bình thường, đặc biệt là tế bào có sự thay đổi thường xuyên như tóc, da, niêm mạc đường tiêu hóa và tế bào máu... có thể bị tác động bởi quá trình hóa trị. 
Ngoài ra, hóa trị còn có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản hoặc ảnh hưởng lên hệ thống và cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phổi, gan, thận hay thần kinh.
Các tác dụng ngoại ý này đều có thể được kiểm soát hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng khi xảy ra. So với các nguy cơ từ tác dụng ngoại ý, lợi ích mà hóa trị mang đến cho bệnh nhân ung thư đáng kể hơn nhiều.
Kiểm soát tốt các tác dụng ngoại ý do hóa trị
Các tác dụng ngoại ý trên tế bào máu
Hóa trị có thể làm giảm số lượng các tế bào máu bình thường trong cơ thể, bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong quá trình thực hiện hóa trị, bạn có nguy cơ thiếu máu do giảm hồng cầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng do giảm bạch cầu và dễ bị chảy máu do giảm tiểu cầu.
- Điều trị thiếu máu: Nếu cảm thấy cơ thể yếu, dễ mệt, chóng mặt, lạnh và khó thở, cần thông báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng đang điều trị và chăm sóc để được kiểm tra và xử trí thích hợp.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Trong thời gian này cần thường xuyên rửa tay, hạn chế tiếp xúc với người đang có các bệnh nhiễm trùng, theo dõi nhiệt độ cơ thể trong giai đoạn tế bào máu giảm thấp nhất. Điều này có thể giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng ngay khi mới bắt đầu.
- Đề phòng tình trạng chảy máu: Khi tiểu cầu giảm, cơ thể sẽ khó tạo cục máu đông nếu có vết thương. Vì vậy, cần chú ý tránh sử dụng các dụng cụ nhọn hay sắc bén như dao, kéo… Nên dùng máy cạo râu thay vì dùng lưỡi dao cạo. Hạn chế tham gia các môn thể thao hoặc các hoạt động có thể gây ra vết bầm da.
Nên đến bệnh viện ngay lập tức khi:
- Có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sốt từ 38°C trở lên, đổ mồ hôi hoặc lạnh run, ho, đau họng hoặc đau.
- Đau ngực hoặc khó thở.
- Chảy máu không cầm được.
- Nôn hoặc tiêu chảy kéo dài.
Các tác dụng ngoại ý trên đường tiêu hóa
Hóa trị cũng ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa gây đau miệng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Để hạn chế tác động của hóa trị cũng như cảm thấy dễ chịu hơn với các tác dụng ngoại ý này, cần lưu ý:
- Chăm sóc răng miệng sau mỗi bữa ăn với bàn chải răng mềm, súc miệng với nước muối pha loãng. Không sử dụng các loại nước súc miệng chứa cồn.
- Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên ăn chậm và không dùng thức ăn nóng hay lạnh. Dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.
- Để tránh táo bón, nên chọn món ăn giàu chất xơ như rau, trái cây và gạo lứt.
- Khi có tiêu chảy, nên uống nhiều nước và nên chọn loại thức ăn dễ tiêu.
Tác dụng ngoại ý trên da và tóc
Để làm giảm các triệu chứng trên da và tóc, cần:
- Sử dụng kem chống nắng với SPF từ 15 trở lên.
- Cắt tóc ngắn.
- Sử dụng tóc giả, đội nón hoặc dùng khăn choàng.
Đối với hội chứng bàn tay, bàn chân, nên:
- Dùng túi chườm mát lòng bàn tay, bàn chân.
- Dùng khăn mềm để lau tay.
- Sử dụng các loại kem tạo độ ẩm cho tay, chân.
- Mang giày, dép thông thoáng và không quá chặt.
Không nên tiếp xúc lâu với nước nóng, ánh nắng mặt trời, hóa chất tẩy rửa. Không tham gia các hoạt động tạo áp lực lên tay, chân với thời gian dài như đi bộ nhiều, sử dụng các dụng cụ cần dùng sức…
Theo Lê Phương - VnExpress

Giật mình những món ăn dân dã lại khiến bạn mắc ung thư

Đùi gà rán
Món ăn thường ngày được nhiều người ưu thích nhất là trẻ nhỏ. Đây là món ăn ngon miệng, hấp dẫn bởi màu sắc của chúng.
Đùi gà rán thường được dùng để "vỗ béo'' cho những người gầy đặc biệt là những trẻ nhỏ biếng ăn lại rất thích vì chúng có thể nhâm nhi như món ăn vặt và có thể ăn bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, món ăn này được chế biến dưới nhiệt độ cao cùng với việc tắm đầy dầu mỡ khiến phát sinh ra những chất dộc có thể gây ra căn bệnh ung thư dạ dày cho bạn nếu thường xuyên ăn chúng.
Phao câu gà, vịt
Phần thừa của gà, vịt này lại được nhiều người ưu thích vì vị bùi, béo ngậy của chúng.
Tuy nhiên, phao cậu lại chính là "ổ" sản sinh ra hạch bạch huyết, chứa nhiều vi khuẩn vi trùng có hại, đặc biệt là chất gây ung thư cho bạn là rất cao.
Dưa muối
Dưa muối còn xanh hay dưa muối "bẩn" chưa được xử lý qua việc phơi nắng hay rửa với nước nóng trước khi muối chứa hàm lượng chất Nitroso gây ung thư cho người ăn.
Đồng thời việc sử dụng dụng cụ muối dưa làm bằng nhựa không đảm bảo chất lượng kết hợp với chất axit sinh ra trong quá trình lên men của dưa muối cũng tạo ra chất ung thư khá cao.
Bắp rang bơ
Nguy cơ ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư phổi, ung thư tinh hoàn trong món ăn vặt thơm ngon, hấp dẫn này.
Đặc biệt là những bạn trẻ hay đi xem phim thì bắp rang bơ và nước ngọt có gas là hai món không thể thiếu.
Trong bắp rang bơ có chứa diacetyl và axít perfluorooctanoic được sinh ra khi bắp rang bơ đang ở nhiệt độ cao tiếp xúc với túi nilon đựng bắp rang bơ là những chất độc gây bệnh cho bạn.
Đậu phụ rán
Món đậu phụ rán cháy cạnh, vàng ruộm khiến người nhìn phải thèm thuồng, nhất là ăn với bún mắm tôm hay sốt cà chua thì ngon tuyệt.
Dễ dàng mua được ở vỉa hè và các quán ăn bình dân, hoặc tự làm tại nhà,...tuy nhiên trong quá trình chế biến với dầu ăn và nhiệt độ cao lại làm sản sinh ra chất acrylamid gây ung thư.
Cà chua đóng hộp
Người thường xuyên ăn cà chua đóng hộp sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hạn chế khả năng sinh sản, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và nguy hiểm hơn cả là nguy cơ mắc ung thư khá cao.
Bởi vỏ hộp dùng để đóng hộp cà chua thường chứa bisphenol-A (BPA) chất có thể gây gián đoán hoạt động nội tiết của cơ thể. Trong khi cà chua chứa nhiều axit và rất dễ bị nhiễm chất độc này.
Vào tháng 5/2013 Viện Hàn Lâm khoa học mỹ đã chỉ ra rằng chất BPA đã có tác động lớn tới các gen trong não bộ của chuột gây ra các bệnh ung thư, tim mạch, tiêu hóa và hạn chế khả năng sinh sản.
Theo Tuyết Anh -

7 cách đơn giản để phòng ngừa ung thư

Nhiều người phải nhận chẩn đoán mắc ung thư vào một thời điểm nào đó trong đời. Điều này một phần do tuổi thọ tăng cao, một phần ảnh hưởng từ béo phì, hút thuốc lá. 1/3  trường hợp ung thư có thể ngăn chặn thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý và duy trì trọng lượng lý tưởng.
Hướng dẫn mới của Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới đã đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
1. Làm việc nhà
Ảnh minh họa: ivillage
Ảnh minh họa: Ivillage.
Hoạt động thể chất, ngay cả những việc đơn giản như lau nhà có thể làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư ruột và vú. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động thường xuyên có thể giúp hàm lượng hormone khỏe mạnh trong cơ thể duy trì ở mức lý tưởng.
2. Nhai cà rốt
Chỉ cần ăn vượt quá nhu cầu hơn 100 calo mỗi ngày có thể dẫn đến tăng 5 kg một năm. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân góp phần dẫn đến 10 loại ung thư bao gồm đường ruột, vú và gan.
Bạn không nhất thiết phải từ bỏ các bữa ăn nhẹ, chỉ cần thay thế chúng bằng những thực phẩm ít calorie. Chẳng hạn nên thay khoai tây chiên bằng các loại rau như cà rốt. Nếu không thể từ bỏ thói quen ăn ngọt, hãy thay thế bằng một thanh chocolate nhỏ dưới 100 calo. 
3. Bỏ thói quen ăn bánh mì trắng
Nên thay thế bánh mì trắng, mì ống bằng ngũ cốc nguyên hạt để tăng lượng chất xơ. Ảnh: newsrt
Nên thay thế bánh mì trắng, mì ống bằng ngũ cốc nguyên hạt để tăng lượng chất xơ. Ảnh: Newsrt.
Nên thay thế bánh mì trắng, mì ống bằng ngũ cốc nguyên hạt để tăng lượng chất xơ. Một lát bánh mì làm từ bột nguyên chất chứa 2,5 g chất xơ, trong khi bánh mì trắng chỉ chứa 1 g. 
Chất xơ giúp no lâu, dễ dàng duy trì trọng lượng khỏe mạnh và giảm nguy cơ ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì. Nó cũng giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi, hạn chế nguy cơ ung thư đường ruột.
4. Giảm muối
Ăn quá nhiều muối không chỉ làm tăng huyết áp mà còn tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Theo các nhà khoa học, lý do là muối có thể gây hại niêm mạc dạ dày. Nên sử dụng các loại gia vị, rau thơm, tỏi, chanh, hạt tiêu đen, gừng... để tăng hương vị món ăn mà không cần phải dựa vào muối.
5. Ăn chay mỗi tuần một ngày
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Cách chế biến thịt như xông khói, dăm bông có nhiều ảnh hưởng sức khỏe. Chất gây ung thư có thể được hình thành trong quá trình bảo quản thịt bằng hóa chất, phơi hay muối.
Lựa chọn chế độ ăn không có thịt một ngày mỗi tuần hoặc thêm cá vào thực đơn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
Không nhất thiết phải từ bỏ các bữa ăn nhẹ, chỉ cần thay thế chúng bằng những thực phẩm ít calorie. Ảnh: news
Nên duy trì ăn chay mỗi tuần một ngày. Ảnh: Newsrt.
6. Đi lại trong khi nói chuyện trên điện thoại
Chỉ cần 30 phút hoạt động thể lực mỗi ngày thực sự có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Hãy đảm bảo đủ thời gian hoạt động hàng ngày bằng cách tranh thủ việc nhỏ như đi bộ trong khi chat trên điện thoại, sử dụng thang bộ thay cho thang máy, hoặc đỗ xe xa hơn một chút...
7. Đi bộ vào buổi tối
Bớt thời gian cho các hoạt động tĩnh như xem tivi, đọc sách vào buổi tối để có nhiều thời gian ra ngoài đi bộ, giúp hạn chế đáng kể nguy cơ ung thư.
Theo Lê Phương - VnExpress

Tại sao tỷ lệ ung thư chênh nhau ở nam và nữ?

Tai sao ty le ung thu chenh nhau o nam va nu
Một số loại ung thư sinh ra từ việc mất cân bằng hormone trong cơ thể và đây là nguyên nhân tỷ lệ ung thư chênh lệch giữa hai giới. Một số trường hợp khác là do việc hút thuốc, uống rượu. Môi trường tiếp xúc của hai giới khác nhau cũng quyết định phần trăm các loại ung thư bị chênh lệch.
Tai sao ty le ung thu chenh nhau o nam va nu-Hinh-2
Đối với bệnh ung thư gan, ước tính 10.000 đàn ông mắc bệnh này tương ứng với 5.300 ca ở phụ nữ. Có hai nguyên nhân cho chênh lệch đó. Thứ nhất, thông thường khi virus HBV tấn công lá gan thì người bệnh sẽ sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt chúng, mà kháng thể bề mặt viêm gan B ở phụ nữ cao hơn nam giới.
Tai sao ty le ung thu chenh nhau o nam va nu-Hinh-3
Thứ hai, cánh đàn ông sử dụng bia rượu và thuốc lá cao hơn nữ rất nhiều. Rượu và thuốc lá là hai chất cực độc cho gan. Rượu chỉ đứng sau virus viêm gan trong việc gây nên các bệnh gan.
Tai sao ty le ung thu chenh nhau o nam va nu-Hinh-4
Phụ nữ có nhiều khả năng ung thư túi mật hơn đàn ông, khoảng 4.000 trường hợp ở phụ nữ so với đàn ông chỉ 2.900 trường hợp. Nguyên nhân là estrogen gia tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, progesteron làm chậm tốc độ giải phóng túi mật.
Tai sao ty le ung thu chenh nhau o nam va nu-Hinh-5
Trước 40 tuổi, tỷ lệ sỏi mật ở phụ nữ (nguy cơ mắc bệnh đặc biệt tăng khi có thai) được chẩn đoán cao gần gấp ba lần nam giới. Sau tuổi 60, xác suất ngã bệnh ở phụ nữ tăng không đáng kể. Liệu pháp hormone thay thế (estrogen) và viên ngừa thai cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện sỏi mật, nhất là trong mười năm đầu sử dụng.
Tai sao ty le ung thu chenh nhau o nam va nu-Hinh-6
Ung thư vú. Ở Anh, có 50.000 phụ nữ bị ung thư vú mỗi năm trong khi con số ở nam giới chỉ là 350. Nhiều nhà khoa học tin rằng nguy cơ ung thư vú liên quan đến nồng độ estrogen cao ở nữ. Nguyên nhân chính khiến nam giới bị ung thư vú là sự gia tăng nồng độ estrogen hoặc giảm testosterone (do béo phì hay do các bệnh liên quan đến gan và cơ quan sinh sản của họ).
Tai sao ty le ung thu chenh nhau o nam va nu-Hinh-7
Ung thư da. Đàn ông và phụ nữ có tỷ lệ mắc ung thư da tương đương nhau, nhưng vị trí lại khác nhau. Đàn ông thường có xu hướng tổn thương da ở vùng ngực hoặc lưng, trong khi phụ nữ là ở chân hoặc cánh tay. Nam giới cũng có tỷ lệ tử vong cao gấp hai lần so với nữ giới khi bị ung thư da. Theo nhiều nghiên cứu ung thư của Anh, nguyên nhân là do đàn ông ít thăm khám nên bệnh phát hiện muộn, khó điều trị.
Tai sao ty le ung thu chenh nhau o nam va nu-Hinh-8
Ung thư dạ dày. Phái nam mắc bệnh này nhiều hơn do tiêu thụ rượu bia nhiều hơn, hay uống cà phê hút thuốc và ăn tối muộn
Tai sao ty le ung thu chenh nhau o nam va nu-Hinh-9
Ung thư phổi. Theo thống kê, kể từ năm 1975, tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ Anh đã tăng 73% trong khi nam giới giảm 47%. Nghiên cứu cho thấy nội tiết tố estrogen khiến nữ giới nhạy cảm hơn với ung thư phổi. Điều đó cũng giải thích tại sao phụ nữ hút thuốc có khả năng mắc ung thư phổi gấp 3 lần so với nam giới.
Tai sao ty le ung thu chenh nhau o nam va nu-Hinh-10
Các khối u ác tính ở tuyến giáp phổ biến nhiều ở phụ nữ hơn nam giới. Mặc dù không được giải thích rõ ràng vì sao nhưng có thể do cơ địa của phụ nữ có cơ chế tự miễn nhiều hơn nam giới.
Theo Mi Trần - Kiến thức

Ăn tỏi để phòng bệnh ung thư

Theo Newsmax, từ thời xa xưa người Nhật đã giữ thói quen ăn uống rất lành mạnh, luôn ưu ái thực phẩm trồng tự nhiên. Chế độ ăn uống khoa học cộng với thói quen thường xuyên thực hành các phép dưỡng sinh là bí quyết giúp người dân nước này có tuổi thọ cao nhất thế giới.
Các nhà khoa học thuộc hội Dinh dưỡng Tokyo bật mí bí quyết sống khoẻ của người Nhật là sự tổng hòa của nhiều yếu tố: Chế độ ăn uống, khí hậu, lối sống, vận động thể lực, tinh thần ổn định, giữ tâm trí thảnh thơi, không bị căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Cụ thể, người dân ở xứ hoa anh đào luôn giữ tiêu chí: Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau. Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua. Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả. Bớt ăn chất bột, uống nhiều sữa. Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần. Bớt đi xe, năng đi bộ. Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn. Bớt nóng giận, cười nhiều hơn. Bớt nói, làm nhiều hơn. Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.
Mỗi ngày, trung bình một người dân Nhật ăn 1-2 củ tỏi vì tin rằng nó giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh ung thư. Các chiến binh Nhật Bản ngày xưa dùng tỏi để phòng chống bệnh cảm cúm, sát trùng vết thương và chế biến các món ăn. 
Thời chiến tranh, điều kiện chăm sóc y tế kém, người lính đã biết sử dụng tỏi như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể khi bị vết thương ngoài da.
toi-den.jpg
Tỏi được sử dụng trong nhiều món ăn truyền thống của người Nhật. Ảnh:Gyuuzen Japanese Restaurant.
Ngày nay, qua những công trình nghiên cứu, các nhà khoa học của còn phát hiện nhiều công dụng của tỏi như chống ung thư máu, hạ huyết áp, giúp lưu thông máu, phòng ngừa nhiều bệnh, kháng sinh, ức chế các vi sinh có hại cho cơ thể, phòng ngừa và chữa cảm cúm. Công dụng này được lý giải là do sự phối hợp của nhiều hoạt chất và axit amino có trong tỏi, đặc biệt là hoạt chất kháng sinh allicin, selen có khả năng chống oxy hóa rất mạnh.
Tỏi rất tốt nhưng có mùi hôi đặc trưng không phải ai cũng dùng được. Các chuyên gia đã nghiên cứu phương pháp lên men loại củ này làm bay hết mùi hôi mà vẫn giữ được tinh chất tốt cho sức khỏe.
Qua quá trình lên men suốt 60 ngày ghi nhận có phản ứng chuyển hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh như methionin, cystein, methanethiol thành những hợp chất tan được trong nước như s-allyl-s-cysteine, alliin, isoalliin, methionin, cycloalliin, dẫn chất của cysteine, tetrahydro-β-carboline. Những chất này giúp làm tăng tác dụng ngăn cản cơ chế tạo u, kháng các yếu tố gây đột biến, chống oxy hóa, hủy diệt các mạch máu nuôi sống khối u, từ đó giúp điều trị ung thư.
toi-den-1147-1430639614.jpg
Tỏi sau khi lên men chứa nhiều tinh chất tốt co cơ thể hơn cả tỏi sống. Ảnh: Tỏi đen Leo's.
Các nhà khoa học Nhật Bản khuyến khích mỗi người nên ăn từ một đến 3 củ tỏi đen hằng ngày. Đây là cách đơn giản mà hữu hiệu để bổ sung các chất cần thiết giúp cơ thể phòng ngừa ung thư để các tế bào lạ không có cơ hội nhen nhóm trong cơ thể.
Quy trình lên men tự nhiên cũng làm cho hàm lượng carbohydrate tăng từ 28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi đen) nên nó có vị ngọt của trái cây rất dễ ăn. Hiện nay, loại tỏi này được sử dụng phổ biến ở Nhật không chỉ làm gia vị mà còn làm thuốc chống ôxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, điều hòa đường huyết. 
Nước giải khát tỏi đen, cao tỏi đen, viên nang tỏi giúp giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng, cải thiện xơ vữa động mạch, cao huyết áp, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và đường ruột, phòng bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường.
Theo Ngọc Vĩnh - VnExpress

Loại quả quen thuộc mùa hè giúp ngăn ngừa ung thư hữu hiệu


Loại quả mùa hè giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Măng cụt có chứa các hợp chất polysaccharide chống ung thư hoặc chống vi khuẩn.

Quả bưởi
Nguồn vitamin C dồi dào có trong bưởi giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch đồng thời giúp bạn có thể đề kháng được nhiều loại bệnh như cảm cúm hay sốt. Vitamin C còn ngăn ngừa bệnh ung thư miệng và ung thư dạ dày, đột quỵ và đau tim.
Bưởi ngăn ngừa ung thư phổi
Các nghiên cứu đã chỉ ra bưởi còn có thể ngăn ngừa bệnh ung thư phổi. Tiêu thụ 6 ounces (tương đương 170 gram) bưởi mỗi ngày sẽ làm giảm tác hại của khói thuốc lá và xì gà đối với cơ thể. Bưởi cũng kích hoạt các enzim chống lại căn bệnh này. Bưởi đỏ được cho là chống ung thư phổi hữu hiệu hơn các loại bưởi khác.
Bưởi ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Các chất chống oxy hóa trong bưởi sẽ tấn công các mầm bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiềm ẩn trong cơ thể. Uống nước ép bưởi hàng ngày nó có thể giúp cho cơ thể có sức đề kháng tốt hơn đồng thời ngăn chặn được sự hình thành và phát triển của căn bệnh này.
Ngăn ngừa ung thư vú
Phần ruột bên trong bưởi có chứa glucarates, một loại phytochemical đã được chứng minh hiệu quả chống lại bệnh ung thư vú.
Măng cụt
Măng cụt có chứa các hợp chất polysaccharide chống ung thư hoặc chống vi khuẩn. Chúng giúp ức chế sự đột biến của các tế bào ung thư và ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư.
Mãng cầu xiêm
Nước ép loại quả này đươc sử dụng trong hầu hết các điều trị hóa xạ trị ung thư. Xeronine, một chất hóa học được tìm thấy trong mãng cầu xiêm tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ đến ung thư.
Việt quất
Hàm lượng anthocyanin trong quả việt quất được biết có thể ngăn chặn tất cả các loại ung thư. Hơn nữa, loại quả này có chứa axit ellagic và anthocyanin, hai hợp chất chống ung thư hiệu quả. Thường xuyên dùng nước ép quả việt quất còn có thể ngăn ngừa ung thư da, bàng quang, phổi và ung thư máu.
Cam tươi
Trong cam tươi có chứa một lượng lớn vitamin C, vitamin B tự nhiên có tác dụng ức chế hình thành chất nitrosamine gây ung thư vú.
Vì thế bạn hãy dùng thường xuyên và một cách thích hợp để có thế ngăn ngừa căn bệnh ung thư vú.
Quả xoài
Quả xoài có tác dụng trong trong việc chống bệnh tật, đặc biệt là có tác dụng chống ung thư đại tràng và ung thư vú hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi thêm xoài vào khẩu phần ăn mỗi ngày đặc biệt có lợi cho sự phát triển của ngực và phòng ngừa ung thư đại tràng bởi sự hiện diện của các chất chống oxy hóa, zeaxanthin và beta-carotene.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, flavonoid trong quả vải có tác dụng ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư vú ở phụ nữ.
Lựu
Lựucó thể ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển và khống chế hormone estrogen. Một số quả cũng có tác dụng tương tự như lựu là quả mâm xôi, dâu tây, nam việt quốc, óc chó và hồ đào.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Cứ có dấu hiệu sau là phải đi khám ung thư ngay

Nếu bắt gặp những dấu hiệu sau, bạn không thể bỏ qua mà phải đến cơ sở y tế để tầm soát ung thư ngay vì nguy cơ cao là bạn đã mắc một trong những căn bệnh ung thư.

Theo số liệu thông kê của Dự án phòng chống ung thư quốc gia, mỗi năm, nước ta có thêm 200.000 ca mắc ung thư mới, 80% số ca phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, 1/3 số ca mắc bệnh bị tử vong.
Nguyên nhân khiến cho tỷ lệ bệnh nhân tử vong vì bệnh ung thư ở nước ta là do việc tầm soát bệnh không được làm tốt và bệnh thường được phát hiện ra khi đã quá muộn, việc chữa trị không còn có nhiều ý nghĩa cải thiện tình trạng bệnh.
Việc phát hiện ra những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư là rất khó khăn, vì chúng thường bị nhầm lẫn với biểu hiện của một số căn bệnh thông thường khác.
Tuy nhiên, vì ý nghĩa sống còn trong việc phát hiện sớm căn bệnh quái ác này, bạn nên cảnh giác với bất cứ dấu hiệu nào có thể là triệu chứng của bệnh ung thư.
Đặc biệt, nếu bắt gặp những dấu hiệu sau đây thì bạn không thể bỏ qua mà phải đến cơ sở y tế để tầm soát ung thư ngay vì nguy cơ cao là bạn đã mắc một trong những căn bệnh ung thư.
Sút cân không rõ lý do
Sút cân không rõ nguyên nhân, nhất là sút nhiều cân trong một thời gian dài là một điều rất nghiêm trọng cho sức khỏe vì nó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nan y như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, ung thư…
Với căn bệnh ung thư, phổ biến nhất là ung thư đại tràng hoặc ung thư các bộ phận khác của đường tiêu hóa sẽ được báo hiệu bằng sự sụt giảm về cân nặng. Bởi vậy, bạn cần phải đi khám ngay đừng chậm trễ.
Đau, sốt, ho dai dẳng
Đau, sốt hoặc ho là triệu chứng thông thường và phổ biến nhất mà bất kỳ ai cũng có thể gặp.
Tuy nhiên, đừng coi thường những dấu hiệu này nhất là khi chúng xuất hiện trong một thời gian dài không tìm ra nguyên nhân vì chúng có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư như ung thư máu, ung thư phổi…
Cần cảnh giác với triệu chứng khó nuốt (Ảnh minh họa)
Cần cảnh giác với triệu chứng khó nuốt (Ảnh minh họa)
Mệt mỏi, suy nhược kéo dài
Mệt mỏi và suy nhược mặc dù là triệu chứng thường gặp nhưng nó cũng chính là dấu hiệu dễ bị bỏ qua nhất của căn bệnh ung thư.
Cần cảnh giác với dấu hiệu này nhất là khi bạn cảm thấy mệt mỏi triền miên, kéo dài ngay cả khi bạn nghỉ ngơi hay chỉ làm việc nhẹ nhàng.
Chảy máu bất thường
Bất cứ khi nào bạn gặp phải hiện tượng chảy máu bất thường trong cơ thể thì bạn phải cảnh giác với những căn bệnh ung thư.
Ví dụ như tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang hoặc ung thư thận.
Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng hoặc trực tràng.
Ho ra máu có thể báo hiệu ung thư phổi.
Núm vú bỗng dưng rỉ máu thì bạn phải cẩn thận với căn bệnh ung thư vú…
Xuất hiện bất thường ở vùng ngực
Nếu trên vùng ngực của bạn xuất hiện những hiện tượng lạ như dùng da trở nên dày và đỏ hơn, bong vảy hoặc ngứa kéo dài, sưng lõm, sần sùi hay xuất hiện u cục thì bạn hãy cảnh giác với căn bệnh ung thư vú.
Nốt ruồi, mụn cơm trên da bỗng dưng thay đổi
Nếu như bạn gặp những hiện tượng khá bất thường như nốt ruồi, mụn cơm thay đổi về kích thước, màu sắc, hình dạng trở nên không cân đối và đường viền mép của chúng không rõ ràng thì nên đi khám để ngăn chặn nguy cơ u hắc tố - một loại ung thư da phổ biến.
Nuốt khó và khó tiêu
Nếu bạn thấy mình bỗng dưng gặp tình trạng nuốt khó và khó tiêu hóa thức ăn trong một thời gian dài mà không rõ lý do, hoặc bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn ra máu thì hãy cẩn thận với căn bệnh ung thư thực quản, dạ dày hoặc ung thư vòm họng.
Chướng bụng, đầy hơi
Chướng bụng, đầy hơi là hiện tượng thông thường nhất mà ai cũng từng gặp không chỉ một lần.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp trường hợp chướng bụng một cách bất thường như mức độ rất trầm trọng, xảy ra đột ngột và thường xuyên xảy ra trong thời gian dài thì bạn cần phải kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.
Đặc biêt, nếu hiện tượng chướng bụng còn đi kèm với đau hoặc sưng ở vùng bụng và vùng xương chậu thì có thể bạn đang gặp những triệu chứng của ung thư buồng trứng.
Theo Thái Phong 

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons