ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Nhiều nốt ruồi, tăng nguy cơ ung thư vú

Số lượng nốt ruồi trên da của phụ nữ là đầu mối cung cấp thông tin về nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí PloS Medicine.
Các nhà khoa học tại Đại học Indiana và Trung tâm Ung thư Simon ở Indianapolis (Mỹ) đã tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ và yêu cầu những người tham gia nghiên cứu đếm số lượng nốt ruồi trên cơ thể. Sau khi loại trừ các yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú như độ tuổi, chế độ ăn uống, GS. Jiali Han - chuyên gia về dịch tễ học, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, những người có 15 hoặc nhiều hơn 15 nốt ruồi trên cơ thể tăng 35% nguy cơ chẩn đoán bị mắc ung thư vú so với phụ nữ không có nốt ruồi. Nghiên cứu thứ hai, phân tích dữ liệu của 90.000 phụ nữ Pháp ở độ tuổi 39-66 trong vòng 18 năm. Kết quả cho thấy, những phụ nữ có nhiều nốt ruồi tăng 13% khả năng bị chẩn đoán nguy cơ mắc ung thư vú. Theo lý giải của GS. Han: Mối liên hệ giữa nốt ruồi và khả năng mắc ung thư vú dựa trên mối quan hệ của nốt ruồi và hormon giới tính. Nốt ruồi nhiều phản ánh mức độ cao hơn của estrogen và testosteron.
M.Huệ (Theo LV,  6/2014)

Nhân viên cứu hỏa chiếm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn người thường

Theo một nghiên cứu gần đây của Viện quốc gia về an toàn lao động và sức khỏe Mỹ, nhân viên cứu hỏa có tỷ lệ ung thư cao hơn so với những người có môi trường làm việc khác.
Hầu hết các nhân viên cứu hỏa biết rằng họ phải đối mặt với nguy hiểm trong công việc mỗi ngày, nhưng phải đối mặt với căn bệnh ung thư là điều họ chưa nghĩ tới.
Kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã liệt kê hơn 30 loại bệnh ung thư mà các nhân viên cứu hoả thường mắc. Ở giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, các nhà nghiên cứu sẽ xem xét cụ thể cách tiếp xúc với một số hoá chất nhất định có thể là nguyên nhân của bệnh ung thư hay gặp ở nhân viên cứu hoả. Trong đó, ung thư hệ hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu chiếm phần lớn các trường hợp được báo cáo.
U trung biểu mô, một loại ung thư hiếm gặp- thường xuất hiện ở màng phổi, màng bụng, màng tim- lại được phát hiện nhiều gấp đôi ở các bệnh ung thư lính cứu hoả mắc phải. Những con số thống kê này đang phản ánh một thực tế không mấy sáng sủa của lính cứu hoả bang Washington.
Nhân viên cứu hỏa chiếm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn người thường
"Người ta chọc kim vào đây, hút dịch, năm phút sau , họ nói rằng tôi có biểu mô tế bào vảy ác tính ở cổ, tôi bị ung thư", Lt. Adam Lamb cho biết trong một cuộc phỏng vấn với KING-TV. Lamb phải chịu đựng 38 tuần hóa trị.
Nhân viên cứu hỏa Duane Inglin thì phải đối mặt với một thông tin kinh hoàng vào tháng Giêng khi các bác sĩ nói ông bị ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi 47.
Lamb và Inglin được chẩn đoán với hai loại ung thư khác nhau nhưng có một điểm chung là đều bị ảnh hưởng bởi các độc chất trong hoả hoạn.
"Chúng ta đang mất đi quá nhiều nhân viên cứu hỏa, và chúng ta hàng ngày, hàng tuần trên khắp đất nước, đang nói về cái chết của nhân viên cứu hoả vì mắc bệnh ung thư", Kelly Fox ở Hội cứu hỏa Washington phát biểu. Nhân viên cứu hoả Bill Hoover cho biết ông không đếm nổi vì đã dự quá nhiều đám tang vài năm gần đây trong đó có rất nhiều người gắn với cuộc đời cứu hoả của ông và kết cục của họ là đều chết do ung thư .
Việc loại bỏ các chất độc hại có trong các vật liệu bị cháy là điều không dễ. Dự luật cấm sử dụng các chất liệu chống cháy độc hại vẫn còn đang nằm trong Thượng viện Washington, vì thế nhân viên cứu hỏa phải tự bảo vệ để giảm thiểu tiếp xúc với các chất độc hại.
Hiện tại ở một số đơn vị cứu hỏa đã được trang bị các thiết bị phòng độc. Số khác đang dùng các máy lọc khí chuyên dụng.
Nguyễn Thị Mai Hương theo “USA today network”

Phát hiện ung thư vú tốt nhất bằng cách chụp tia X-quang 3D

Một nghiên cứu mới đây cho biết hình ảnh chụp X quang 3D chụp ngực sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác bệnh ung thư vú, ngay cả đối với trường hợp nguy hiểm nhất, và từ đó giảm thiểu tối đa các hậu quả xấu.
So sánh hình ảnh từ kỹ thuật chụp 3D và 2D.
So sánh hình ảnh từ kỹ thuật chụp 3D và 2D.

Nghiên cứu trên được thực hiện bởi các nhà khoa học Chicago, dựa trên 454.850 hình chụp X-quang từ 13 khu vực trên toàn nước Mỹ.
Theo đó, bệnh ung thư vú đã được phát hiện thành công với tỉ lệ 5,4 trên 1000 dân khi sử dụng hình ảnh 3D, so với tỉ lệ 4,2 trước đây khi chụp X-quang theo cách truyền thống. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Hiệp hội Dược học Mỹ.
Hình chụp 3D cũng giúp tăng tỉ lệ phát hiện bệnh ung thư xâm lấn, một dạng bệnh nguy hiểm nhất của ung thư vú, chính xác lên hơn 41%.
Hơn nữa, hình ảnh 3D giúp giảm nguy cơ cảnh báo sai bệnh lên 15%, khiến các bác sĩ có thể tiến hành phân tích tình trạng bệnh sâu hơn.
Ung thứ vú được xác định sớm và chính xác hơn nhờ kỹ thuật chụp 3D.
Ung thứ vú được xác định sớm và chính xác hơn nhờ kỹ thuật chụp 3D.

Đúng như tên gọi của kỹ thuật này, hình ảnh 3D cho phép quan sát vùng ngực bệnh nhân 3 chiều với chi tiết tốt hơn cả hình ảnh X-quang chụp vú kỹ thuật thông thường vốn chỉ có 2 chiều.
Ung thư vú đã lấy đi mạng sống của hơn 40.000 phụ nữ ở Mỹ mỗi năm. Kỹ thuật chụp hình 3D đã nhận được sự chứng nhận của Trung tâm Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ, tuy nhiên vẫn chưa được chính thức sử dụng rộng rãi và theo lời một công ty bảo hiểm thì chi phí của kỹ thuật này quá sức chi trả đối với họ.
Thúy Nga (Theo Chicagosuntimes)

Giảm ung thư thận vì ăn nhiều cà chua

Nghiên cứu mới trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, phụ nữ ăn nhiều cà chua hoặc trái cây, rau củ có chứa lycopene khác như dưa hấu, bưởi có khả năng giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư: ung thư thận, ung thư phổi và ung thư dạ dày.
Nghiên cứu tiến hành đối với gần 92.000 phụ nữ mãn kinh trong thời gian từ năm 1990 - 2013. Trong thời gian nghiên cứu có 383 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận, các nhà khoa học đã xem xét mối liên hệ giữa ung thư thận và một số dưỡng chất khác trong chế độ ăn uống như lycopene, vitamin C, vitamin E và  một số carotenes. TS. Won Jin Ho - Trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Case Western Reserve, bang Ohio (Mỹ) cho biết, chỉ có lycopene có thể làm giảm nguy cơ ung thư thận, những bệnh nhân tiêu thụ lycopene lớn (tương đương 4 quả cà chua/ngày) giảm 45% nguy cơ so với những người ít bổ sung lycopene. Theo TS. Ho: Lycopene là chất chống ôxy hóa, có nhiều trong cà chua, bưởi, dưa hấu, đu đủ có vai trò quan trọng, giúp hạn chế quá trình stress ôxy hóa vì quá trình này dẫn đến phát triển ung thư thận.
Huệ Minh (Theo LV, 6/2014)

Sữa làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ung thư vú

Tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa khiến phụ nữ mắc ung thư vú có khả năng tử vong cao hơn những người khác.
Sữa làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ung thư vú
Một nghiên cứu mới qua theo dõi trên gần 2.000 bệnh nhân ung thư ngực vẫn còn sống đến 12 năm của Phòng Nghiên cứu Kaiser Permanente (Bắc California) phát hiện, những người vẫn tiếp tục tiêu thụ chế phẩm từ sữa sau khi được chẩn đoán mắc bệnh có nhiều khả năng tử vong vì ung thư hơn chiếm 49% (và khả năng tử vong vì bất cứ bệnh ung thư nào cũng nhiều đáng kể hơn) so với những người không tiêu thụ chế phẩm từ sữa.
Qua tìm hiểu mối liên quan giữa chế phẩm từ sữa và ung thư tuyến tiền liệt, các nhà khoa học phát hiện, nguy cơ cao mắc bệnh chính từ sữa ít béo do chứa hàm lượng canxi quá cao làm vô hiệu hóa hiệu quả chống ung thư của axít linoleic (CLA), một chất ức chế phát triển bệnh ung thư rất hiệu quả. CLA còn bảo vệ cơ thể chống lại sự tăng tốc của bệnh ung thư nhờ hoạt chất trung gian IGF-1. Tăng IGF-1 còn liên quan đến tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, tụy, phổi, tuyến tiền liệt, thận, buồng trứng và nội mạc tử cung.
THÙY NHƯ (Theo UFC 6/2014)

Mối liên quan giữa cholesterol và ung thư

Các nhà khoa học Úc tại ĐH Sydney cho thấy chính cholesterol có tỷ trọng thấp (LDL, còn gọi là cholesterol xấu) là thủ phạm khiến ung thư di căn - quá trình khiến bệnh ung thư khó chữa trị hơn rất nhiều.
Mối liên quan giữa cholesterol và ung thư
Các tế bào trong cơ thể kết dính vào nhau giống như bề mặt các phân tử một bên nhám một bên trơn nhờ vào dạng protein xuyên màng được gọi là integrin. Nhiều nghiên cứu gần đây phát hiện rằng integrin giúp tế bào ung thư thoát khỏi khối u và khu trú nơi khác trong cơ thể.
GS.Thomas Grewall và cộng sự cho rằng, LDL giúp integrin dịch chuyển khiến tế bào ung thư dịch chuyển theo. Ngược lại cholesterol có tỷ trọng cao (HDL, còn gọi là cholesterol tốt) giúp giữ integrin ở lại tế bào. Nhóm nghiên cứu cho thấy việc điều chỉnh mức độ cholesterol trong máu có thể góp phần ngăn ngừa ung thư di căn. Nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh ung thư và cholesterol đã được các nhà khoa học Úc tiến hành trong 15 năm qua.
Lê Anh (The Time, 6/2014)

12 dấu hiệu bất thường của cơ thể cảnh báo ung thư

Ung thư ở Việt Nam thường phát hiện muộn, dấu hiệu không rõ ràng, dễ khiến nhiều người hiểu lầm thành căn bệnh khác. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu sau bạn nên cảnh giác.
Ung thư là một căn bệnh chiếm tỉ lệ cao. Mỗi loại ung thư có một triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, dấu hiệu để nhận ra bệnh lại không rõ ràng, dễ khiến nhiều người hiểu lầm. Vì vậy, nếu thấy các dấu hiệu khác biệt như dưới đây, bạn nên cảnh giác vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một căn bệnh ung thư nào đó.
1. Sụt cân bất thường
Gần đây, bạn không tập thể dục nặng hoặc thậm chí không tập luyện tý nào. Bạn cũng không ăn kiêng mà vẫn giữ chế độ ăn như ngày thường. Dù thế bạn lại sụt cân một cách đáng kể, chẳng hạn 4 hoặc 5 kg trong vòng một tháng. Bạn nên cảnh giác.
Bạn nên đến gặp bác sĩ và cung cấp thông tin càng cụ thể càng tốt: Bắt đầu sụt cân từ khi nào và đã mất bao nhiêu kg. Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để loại trừ bệnh tuyến giáp và yêu cầu bạn chụp CT để kiểm tra các cơ quan nội tạng.
2. Sốt
Sốt kéo dài có thể là dấu hiệu sớm của ung thư máu như u lympho, bệnh bạch cầu. Hãy đi khám bác sĩ khi bạn bị sốt kéo dài vì thậm chí nếu đó không phải là dấu hiệu của ung thư thì cũng là dấu hiệu của bệnh lý khác.
3. Ngực rỉ nước
Những phụ nữ tuy không có thai và cũng không cho con bú, nhưng đầu vú lại rỉ ra nước, hoặc sờ nắn cũng thấy rỉ ra nước.
Nếu thấy dấu hiệu bất thường ở ngực bạn nên đi kiểm tra ngay
4. Kinh huyệt không đều
Những phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, sau khi sinh hoạt vợ chồng âm đạo bị ra một ít máu, kinh nguyệt không đều, hoạc mãn kinh mấy năm lại thấy kinh nguyệt trở lại và nhiều khí hư.
5. Nổi u trong cơ thể
Nếu một bộ phận nào trên cơ thể, chẳng hạn như vú, cổ hoặc bụng… xuất hiện khối u to dần lên. Nốt ruồi tự nhiên to lên, cảm thấy ngứa, loét, rỉ máu và đau, hoặc lông mọc trên nốt ruồi bị rụng thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
6. Đau khớp xương
Khớp xương khuỷu tay và đầu gối của những người ở độ tuổi thanh thiếu niên bị đau và sưng tấy, uống thuốc chữa thấp khớp và thuốc kháng sinh không hiệu quả.
7. Đau đầu
Hình ảnh tế bào ung thư.
Hình ảnh tế bào ung thư.
Đầu càng ngày càng đau, buồn nôn, đôi lúc tự nhiên không nhìn thấy gì, nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
8. Chảy máu bất thường
Chảy máu bất thường là một trong nhiều dấu hiệu của ung thư.
9. Vết loét không liền
Nếu bạn có những vết loét kéo dài có vẻ không khỏi hẳn
10. Khó nuốt và khó tiêu
Gần đây, bạn có cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn? Nếu bạn cảm thấy như thể thức ăn mắc lại ở cổ mỗi khi ăn
Nếu hiện tượng khó tiêu lặp đi lại nhiều lần mà không liên quan đến việc có bầu thì đó là một cảnh báo đỏ. Bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn, khó chịu hoặc cảm giác nóng rát ở vùng bụng trên hoặc nôn ra máu.
11. Mệt mỏi
Mệt mỏi kéo dài mà nghỉ ngơi cũng không hết có thể là dấu hiệu của ung thư. Đây là một dấu hiệu khó đoán vì rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi vì những nguyên nhân hoàn toàn khác nhau. Nhưng nếu bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, bạn nên đi khám.
12. Đầy hơi
Đây là biểu hiện phần lớn chị em đều từng trải qua, có thể do bị khó tiêu, giữ nước... Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu bị đầy hơi bất thường và không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thì nên chú ý đến những gì đang xảy ra.
Bạn có bị đầy hơi đến mức không thể mặc vừa quần áo hoặc váy? Nó có xuất hiện đột ngột và giờ thì diễn ra thường xuyên trong vài tuần? Đầy hơi có đi kèm với đau ở vùng bụng hoặc xương chậu? Lúc nào bạn cũng cảm thấy no và không thể ăn thêm, dù không ăn nhiều?
Chú ý: Tất cả những dấu hiệu này xuất hiện ở những chị em bị ung thư buồng trứng. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào trên thì tốt nhất nên đi khám. Ung thư buồng trứng rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm.

Tảo dẹt - vị thuốc quý hỗ trợ điều trị ung thư

Côn bố là một loại tảo dẹt ở biển, người ta đã nghiên cứu và cho kết luận nó có tác dụng chống u bướu. Trong tương lai côn bố được mệnh danh là một loại dược liệu phòng chống ung thư.
Côn bố có tên khoa học là: Laminasia japonica Aresch. Cây thuộc họ Côn bố (Laminariaceae) là một loại tảo dẹt ở biển. Người ta thu hái vào mùa hạ và mùa thu đưa về rửa sạch rồi phơi khô dùng.
Côn bố là một loại tảo dẹt ở biển.
Côn bố là một loại tảo dẹt ở biển.
- Đối với Y học cổ truyền: từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng Côn bố trong điều trị bệnh thu được kết quả tốt. Theo Y học cổ truyền, côn bố có vị mặn, tính hàn, vào kinh Tỳ, Vị, Thận. Tác dụng, công hiệu của Côn bố: tiêu tan được những chứng loa lịch (tràng nhạc hay các hạch), anh lựu (bướu cổ), trị được thủy thũng, phá được tích tụ (u cục) (nhuyễn kiên tan kết tức làm mềm u cục), hay là chứng đàm kết thành khối, dùng nó có thể mềm ra và tiêu được, trị chứng lâm (viêm đường tiết niệu), sưng đau tinh hoàn.
- Đối với Y học hiện đại: người ta thấy trong thành phần Côn bố có tới 60% Hydrat carbon. Trong Hydrat carbon thành phần chủ yếu là: Algin, lactosan, pentosan, vitamin, protit và một số chất béo, tro toàn phần trong đó có Iot, Kali, Sắt và Canxi.
Tảo dẹt -  vị thuốc quý hỗ trợ điều trị ung thư
Những khám phá gần đây cho thấy: khi nghiên cứu tác dụng chống u bướu của Côn bố, người ta đem chiết xuất Côn bố lấy ra được chất Laminaria angustata bằng nước nóng. Khi tiêm vào khoang bụng chuột 100mg/kg thể trọng hoặc tiêm thẳng vào khối u 50mg/kg thể trọng trước và sau khi cấy ghép khối tế bào ung thư u S180. Tế bào u S180 được cấy trên da chuột .tiêm 100mg/kg thể trọng vào khối u trong 5 lần tỷ lệ ức chế u là 92,3%.
Dùng bằng phương pháp uống đối với chuột như ở thực nghiệm trên: dịch chiết của Laminaria angustata từ nước nóng để nguội trộn vào thức ăn cứ 100mg/kg và 50mg/kg/ngày. Thuốc tỷ lệ ức chế với tế bào u S180 là 76,3% và 83,6%. Qua đó thấy Côn bố có hoạt tính chống u bướu rõ rệt nhưng đường uống kém hơn đường tiêm. Người ta cho rằng thành phần kháng u bướu chủ yếu có thể là loại Polysaccharide và Nucleacid.
TS. Trần Lập Công

Trà xanh làm gián đoạn tế bào ung thư

Các nhà khoa học Viện Nghiên cứu y sinh Los Angeles (Mỹ) đã phát hiện ra một hoạt tính trong trà xanh có tác dụng làm gián đoạn sự trao đổi chất của các tế bào ung thư tụy. Phát hiện này mở ra định hướng mới trong nghiên cứu ngăn ngừa bệnh ung thư.
Trà xanh làm gián đoạn tế bào ung thư
TS. Wai-Nang Lee và cộng sự phát hiện một tác nhân sinh học có trong trà xanh được gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) có thể làm thay đổi sự trao đổi chất của tế bào ung thư tụy bằng cách trấn áp sự biểu hiện của lactate dehydrogenate A (LDGA) - một enzym có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào ung thư. Sự trao đổi chất là tất cả phản ứng hóa học xảy ra trong tế bào, giúp tế bào lành cũng như tế bào ung thư tồn tại và sinh sôi.
Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, việc uống trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa ở phụ nữ hoặc việc tiêm EGCG trực tiếp vào khối u ung thư có thể khiến độ lớn của khối u co lại 2/3 hay biến mất trong vòng 1 tháng.
Minh Khuê (Theo Reuter, 6/2014)

Trà xanh làm rối loạn trao đổi chất ở tế bào ung thư

Một nghiên cứu mới đây của TS. Wai-Nang Lee cùng các cộng sự ở Viện Nghiên cứu Y sinh Los Angeles (Hoa Kỳ) đã cho thấy, một hợp chất hoạt tính có trong trà xanh có thể làm gián đoạn sự trao đổi chất của tế bào ung thư tuyến tụy. Điều này giải thích cho công dụng làm giảm nguy cơ và làm chậm quá trình phát triển ung thư của trà xanh.
Nghiên cứu khám phá tác dụng của epigallocatechin gallate (EGCG), một tác nhân sinh học hoạt tính của trà xanh. Nó chỉ ra rằng EGCG làm thay đổi sự trao đổi chất của tế bào ung thư tuyến tụy bằng cách ức chế men lactate dehydrogenase A (LDHA), một enzym quan trọng trong quá trình trao đổi chất của khối u.
Nghiên cứu này rất quan trọng vì hiện nay trong giới khoa học, nhiều người tin rằng để chữa ung thư bạn phải dùng cơ chế phân tử. Giờ đây có một khả năng chữa trị mới - biến đổi hệ thống trao đổi chất.
Hà Phương
(Theo Medical News Today, 6/2014)

Mãng cầu xiêm không chữa được ung thư như đồn đoán

Gần đây, trên các trang mạng rộ lên thông tin mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng chữa được bệnh ung thư. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây là những dư luận không chính xác và hiện, không có đủ bằng chứng chứng tỏ loại trái cây này có hiệu quả trong điều trị ung thư.
TS. Phạm Duy Hiền, Phó giám đốc BV K Trung ương cho hay, nếu người dân nghe theo thông tin "mãng cầu xiêm chữa ung thư" mà bỏ qua “thời gian vàng” trong điều trị một cách lãng phí thì sẽ không còn cơ hội để chữa bệnh.
ThS. Lương Quốc Chính, BV Bạch Mai cũng cho rằng, không có đủ bằng chứng ủng hộ cho tuyên bố mãng cầu xiêm có hiệu quả trong việc chống lại ung thư. Nó không được phê chuẩn bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ cũng như các tổ chức y tế lớn có uy tín trên thế giới cho việc điều trị ung thư hoặc điều trị bất cứ tình trạng bệnh nào.

TS. Thanh Minh, Chuyên ngành Di truyền – Ung thư, Trường Đại học Y khoa Albert Einstein New York, Hoa Kỳ nhấn mạnh, tính đến thời điểm này, hoá trị (chemotherapy), xạ trị (radiation), và phẫu thuật (surgery) vẫn là những biện pháp duy nhất chữa ung thư hiệu quả.
Theo TS. Minh, tất cả những thông tin trong các bài viết trên mạng nói về trái cây điều trị được ung thư là những thông tin không chính xác. Bời lẽ, trong nhiều loại trái cây, trong đó có mãng cầu xiêm, đúng là có chất tiêu diệt được tế bào ung thư, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong phòng thí nghiệm và chưa bao giờ được đưa ra ngoài phòng thí nghiệm để thử nghiệm trên người. Và ngay cả việc trị được tế bào ung thư cũng chỉ xảy ra khi sử dụng chiết xuất từ thành phần nào đó từ trái cây với một lượng rất đậm đặc.
Tác hại không ngờ từ mãng cầu xiêm
ThS. Lương Quốc Chính cho hay, mặc dù một vài nghiên cứu cho rằng các chất chiết xuất từ mãng cầu xiêm có thể có đặc tính chống ung thư, nhưng thành phần có hoạt tính sinh học chính của chất chiết xuất (Annonaceous acetogenins) cũng có thể gây ra các vấn đề về hệ thống thần kinh hoặc tâm thần. Việc sử dụng trái cây mãng cầu xiêm có liên quan tới các vấn đề về hệ thống thần kinh, bao gồm cả một dạng không điển hình của bệnh Parkinson.
Một số nghiên cứu khác cho rằng các hóa chất trong mãng cầu xiêm có thể độc hại và nó nên được sử dụng (tiêu thụ) một cách thận trọng.
Không có đủ bằng chứng chứng tỏ mãng cầu xiêm có hiệu quả trong điều trị ung thư.
Không có đủ bằng chứng chứng tỏ mãng cầu xiêm có hiệu quả trong điều trị ung thư.
Do đó, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng mãng cầu xiêm. Với bệnh Parkinson cũng vậy, mãng cầu xiêm có thể làm cho các triệu chứng của bệnh Parkinson tồi tệ hơn.
Thực tế cho thấy, tác dụng chống ung thư cũng như tác dụng điều trị các bệnh khác của mãng cầu xiêm chỉ mới được nghiên cứu trong một vài thử nghiệm tiền lâm sàng, bên cạnh đó, không ít các tác dụng phụ và độc tính của mãng cầu xiêm có khả năng gây hại cũng đã được phát hiện. Vì vậy, tác dụng chống ung thư và các tình trạng bệnh khác của mãng cầu xiêm không có đủ bằng chứng khoa học thuyết phục và không được ủng hộ bởi các tổ chức y tế lớn có uy tín trên thế giới. Trong khi đó, nhiều trang mạng vẫn quảng cáo viên mãng cầu xiêm như là một “thần dược” điều trị ung thư và nếu mọi người vội vàng nghe theo, bỏ dở các liệu trình hoá trị, xạ trị... thì nguy hiểm vô cùng.

Ăn uống liên quan đến ung thư vú? (Kỳ 2)

Ăn uống liên quan đến ung thư vú? (Kỳ 1)
Kỳ 2: CÁCH SẮP XẾP ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ?
Người bệnh ung thư vú trong thời gian điều trị dùng thuốc hoặc do diễn biến của bệnh cần kiêng ăn theo lời dặn của thầy thuốc ra, thường về mặt ăn uống không có gì khác so với người bình thường.
Ăn uống liên quan đến ung thư vú? (Kỳ 2)
Người bệnh ung thư vú nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh, đặc biệt vitamin A và vitamin C
Ăn uống phối hợp với điều trị
Người bệnh ung thư vú trước và sau phẫu thuật nên nỗ lực để ăn, bổ sung dinh dưỡng. Bởi vì, thủ thuật là một “trải nghiệm” không nhỏ đối với cơ thể, dinh dưỡng phong phú có thể thúc đẩy cơ thể trải qua thủ thuật một cách thuận lợi, thúc đẩy lành vết thương, sớm hồi phục sức khỏe. Trong thời gian hóa trị, xạ trị, do việc điều trị mang lại những tác dụng phụ, vị giác và sự thèm ăn của người bệnh suy giảm, sẽ xảy ra phản ứng đường ruột như tức ngực, nôn ói. Lúc này, người bệnh cần nhận thức rằng, đây là những đớn đau tạm thời do điều trị mang đến, nên có tinh thần lạc quan và ý chí kiên cường để khắc phục những tác dụng phụ này, duy trì hấp thu vừa đủ một số thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, nhằm đảm bảo cơ thể tiếp nhận đúng hẹn và hoàn thành các kế hoạch điều trị.
Ăn uống cần tiết chế, không quá nhiều: quan điểm hiện nay cho rằng, dinh dưỡng quá thừa và béo phì đều có ảnh hưởng không tốt đối với việc phát sinh, phát triển của ung thư vú. Vì vậy, trong quá trình sống lâu của người bệnh ung thư vú sau khi điều trị, dưới tiền đề cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, tuân thủ nguyên tắc ăn uống tiết chế, không quá nhiều. Trong sắp xếp ăn uống, đối với tổng lượng hấp thu, chất béo, chất đường cho hằng ngày đều có kế hoạch và khống chế, thực hiện được như ý muốn.
Chọn thức ăn thích hợp: người bệnh ung thư vú sau khi hoàn thành kế hoạch điều trị, chọn các thức ăn có ích thích đáng cho việc phòng trị ung thư vú là điều tốt. Những thức ăn hải sản bao gồm rong biển, hải sâm, vì từ thức ăn hải sản thu được nhiều hoạt chất chống khối u; bên cạnh thức ăn đậu, rau cải, trái cây, có thể bổ sung vitamin cần thiết, chất điện giải.
Người bệnh ung thư vú phải kiêng ăn?
Đối với phần đông người bệnh ung thư vú, kiêng ăn là một vấn đề mang tính phổ biến, đặc biệt là trong giới thượng lưu xã hội tương truyền rằng “kiêng ăn gà”, “kiêng ăn cua”, “kiêng ăn trứng gà”… làm cho người bệnh và người thân chẳng biết nên như thế nào. Vấn đề dinh dưỡng của người bệnh khối u có liên quan trực tiếp đến hiệu quả điều trị, vì thế cần chú trọng về mọi mặt. Người bệnh ung thư gánh chịu cơn đau, năng lượng và vật chất tiêu hao đều lớn hơn so với người bình thường; mặt khác, các thành phần dinh dưỡng giúp đảm bảo việc điều trị được thực hiện suôn sẻ. Vì vậy, người bệnh ung thư nhu cầu bổ sung dinh dưỡng tốt hơn.
Cái gọi là “kiêng ăn” trên thực tế là vấn đề có ảnh hưởng lẫn nhau giữa 3 mặt là căn bệnh, thuốc men và thức ăn. Y học cổ truyền phương Đông sớm đã có cách nói về kiêng ăn.
Kiêng ăn chủ yếu vốn xuất phát từ nhu cầu của cơ thể và việc dùng thuốc. Người bệnh ung thư vú trong xạ trị, hóa trị và một thời gian sau đó, vị giác và sự thèm ăn sẽ giảm, chức năng đường tiêu hóa tạm thời có thể không bình thường. Dịp này, người bệnh dưới tiền đề ăn uống cần dinh dưỡng phong phú, thêm công sức tạo ra sắc - hương - vị, với nguyên tắc là hấp thu được thức ăn thanh nhạt mà dễ tiêu hóa. Nếu không dựa vào thực tế khách quan của người bệnh, cứ một mực đưa vào những thức ăn béo ngậy, trái lại sẽ làm cho người bệnh khó tiếp nhận. Ngoài ra, trong thời gian dùng thuốc chống khối u, không nên dùng thức như ăn chuối, bơ sữa, nếu không sẽ ảnh hưởng hiệu quả điều trị. Một số người bệnh ung thư vú kèm biến chứng tích dịch trong cơ thể, trong ăn uống nên hạn chế hấp thu muối, nếu không sẽ không tốt cho việc hấp thu các chất dịch.
Rong biển, thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư vú
Rong biển, thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư vú
Trước mắt điều đáng nói là, cần ngăn ngừa mở rộng “kiêng ăn”. Đối với người bệnh ung thư, không những có thể ăn trứng gà, mà còn ăn được thịt gà. Điều cần khuyến cáo là, người bệnh ung thư tốt nhất không uống rượu và hút thuốc lá, bởi vì chúng sẽ làm suy giảm chức năng tiêu hóa và cơ chế miễn dịch, tăng những tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị mang lại. Hơn nữa, sau khi uống rượu mạch máu toàn thân trong trạng thái giãn nở, máu tuần hoàn rầm rộ, có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư di căn: cần nâng cao cảnh giác đề phòng. Hút thuốc vốn có nguy cơ gây ung thư, cần loại bỏ thì tốt cho hồi phục sức khỏe.
Tóm lại, ăn uống và dinh dưỡng đối với người bệnh ung thư vú, không chỉ không cần “kiêng ăn”, hơn nữa còn phải tăng cường dinh dưỡng, cung cấp cho người bệnh thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Đồng thời, người bệnh cần loại bỏ những thói quen không tốt trong cuộc sống như: hút thuốc lá, uống rượu, có vậy mới giúp ích cho hiệu quả điều trị lâu dài.
Tại sao người bệnh ung thư vú nên ít dùng thức ăn giàu chất béo?
Nghiên cứu điều tra của nhà dịch tễ học khám phá rằng, thức ăn của vùng bộc phát ung thư vú phổ biến chứa nhiều chất béo và đạm động vật. Trong thức ăn của người Mỹ chứa chất béo và đạm động vật gấp 3 lần so với thức ăn của người Nhật, nên người Mỹ có tỉ lệ mắc ung thư vú cũng gấp 3 lần so với người Nhật. Tại Nhật Bản, nữ giới giàu có tỉ lệ mắc ung thư vú cao gấp 8,5 lần so với nữ giới nghèo khó.
Cuộc điều tra còn khám phá rằng, khi số đông nhân khẩu từ vùng ít bộc phát di cư đến vùng bộc phát nhiều ung thư vú, thì tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng cao, đặc biệt thấy rõ với dân di cư châu Á tại Mỹ. Điều này có lẽ liên quan đến việc sử dụng “thực đơn phương Tây” (trong đó hàm lượng chất béo chiếm 40% so với tổng năng lượng hằng ngày) và hoàn cảnh kinh tế không ngừng nâng cao. Thử nghiệm động vật chứng minh rằng, thức ăn giàu chất béo đã thúc đẩy sự tạo thành và phóng thích một số hormone, theo đó cũng thúc đẩy phát sinh ung thư vú. Chất béo trong thức ăn còn có thể thông qua những con đường tạo ra nguy cơ, đó là:
- Chất béo là công cụ vận chuyển chất gây ung thư tan trong dầu.
- Chất béo là nguồn cung chất gây ung thư.
- Chất béo ức chế phản ứng miễn dịch.
Rất nhiều học giả khám phá rằng, nữ giới béo phì sau mãn kinh dễ mắc ung thư vú, mà thói quan ăn uống với “thực đơn phương Tây” giàu chất béo lại thường gây béo phì. Truy cứu nguyên nhân, có khả năng liên quan đến estrogen trong cơ thể của nữ giới sau mãn kinh. Cho nên, người bệnh ung thư vú không nên dùng nhiều thức ăn giàu chất béo, không kén ăn, không ăn theo sở thích, cần bồi dưỡng thói quen ăn uống tốt, nhằm hưởng lợi lâu dài.
Người bệnh ung thư vú tập thói quen ăn uống tốt như thế nào?
Thói quen ăn uống tốt có tác dụng nhất định đối với phòng trị ung thư. Ăn uống đa dạng hóa, dinh dưỡng phong phú, chức năng cơ thể được tận dụng một cách tự nhiên. Mong rằng người bệnh thực hiện được những điều dưới đây:
Ăn uống đúng giờ, đủ lượng, hấp thu chất dinh dưỡng và năng lượng một cách có kế hoạch.
Bắp cải xào nấm rơm, một món ăn bổ dưỡng cho người bệnh ung thư vú
Bắp cải xào nấm rơm, một món ăn bổ dưỡng cho người bệnh ung thư vú
Dùng nhiều thức ăn chứa vitamin A, vitamin C, dùng nhiều rau cải và trái cây màu xanh. Thường dùng thức ăn có tác dụng ức chế ung thư như: cải bắp, rau cần, nấm rơm…
Ăn uống ít béo lâu dài, thường dùng một số thịt nạc, trứng gà, bơ sữa. Không dùng thức ăn ủ và ngâm muối biến chất, xông khói và chiên rán.
Ít dùng gạo, mì tinh chế. Dùng nhiều ngũ cốc, lương thô như gạo lứt, đậu, bắp…
Thường dùng quả, hạt khô giàu dinh dưỡng như: mè, bí rợ, hạt dưa, đậu phộng, nho khô…, những thức ăn này chứa nhiều loại vitamin và khoáng tố, hơn nữa chứa nhiều xơ, protid và acid béo không bão hòa, giá trị dinh dưỡng cao.
LY.DS. BÀNG CẨM

Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Chỉ xét nghiệm PAP đã đủ?

Nhiễm virút HPV (Human Papilloma virus - gọi tắt là HPV) là “thủ phạm” chính gây nên hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung (UTCTC). Xét nghiệm cobas® HPV giúp phát hiện hai chủng nguy cơ cao nhất gây ra 70% các trường hợp UTCTC là chủng HPV 16 và HPV 18, đang được đưa vào áp dụng tại các bệnh viện phụ sản lớn trên toàn quốc.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Chỉ xét nghiệm PAP đã đủ?
HPV và ung thư cổ tử cung
UTCTC hiện đang là một trong những gánh nặng y tế, là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho phụ nữ Việt Nam với hơn 5.000 ca mắc mới mỗi năm.
Đây là một trong năm bệnh ung thư của phụ nữ phổ biến nhất tại Việt Nam do bị nhiễm HPV dai dẳng. Có tới hơn 100 chủng HPV khác nhau và đa phần các chủng HPV được xem là “nguy cơ thấp” bởi vì chúng hiếm khi dẫn đến UTCTC. Tuy nhiên, có 14 chủng HPV được đánh giá là “nguy cơ cao” vì chúng được biết đến như nguyên nhân chủ yếu gây nên phần lớn các trường hợp UTCTC. Riêng hai chủng HPV nguy cơ cao nhất là chủng: HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân gây ra đến 70% các trường hợp UTCTC. Một phụ nữ nhiễm HPV 16 và HPV 18 có khả năng phát triển tiền UTCTC cao hơn 35 lần so với phụ nữ không có HPV.
Tại Hội thảo Khoa học chuyên đề Sàng lọc UTCTC và tầm quan trọng của xét nghiệm HPV vừa diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM do Roche Diagnostics Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Văn Trương, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM, chia sẻ: “Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không có triệu chứng và sẽ tự khỏi nhờ hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, khi xuất hiện triệu chứng thì ung thư đã chuyển sang giai đoạn xâm lấn và rất khó điều trị”. Tuy nhiên, đây là một trong những căn bệnh có thể ngăn ngừa được nếu phát hiện sớm. Và dự phòng UTCTC được xem là biện pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.
Bộ đôi xét nghiệm pap và cobas® hpv
Các chuyên gia cho biết UTCTC có thể phòng ngừa được. Một trong những cách phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này là phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tiền ung thư trước khi chúng phát triển thành ung thư bằng các xét nghiệm sàng lọc. Trước đây, xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung) được xem là phương pháp “kinh điển” và có vị trí “chủ lực” trong trong tầm soát UTCTC. Kỹ thuật này tương đối hiệu quả và rẻ tiền, nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế.
“Hiện nay, chúng tôi đã có xét nghiệm HPV rất đáng tin cậy giúp bác sĩ nhận ra các chị em phụ nữ có nguy cơ bị UTCTC hay không, điều đó giúp đưa ra các định hướng xử trí kịp thời. Việc bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về tầm quan trọng của xét nghiệm HPV nguy cơ cao là rất cần thiết”, ông Nguyễn Văn Trương cho biết thêm.
Theo phân tích của PGS.TS.Nguyễn Quốc Tuấn, Phó trưởng Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Hà Nội, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ sản TW: Xét nghiệm HPV có vai trò nổi trội hơn vì giúp giảm tỉ lệ UTCTC tiến triển và kéo dài thời gian sống thêm trên 8 năm, trong khi xét nghiệm Pap đơn thuần thì không. Xét nghiệm HPV giúp giảm 50% số tử vong vì UTCTC so với không sàng lọc. So sánh với các phương pháp khác thì xét nghiệm HPV có độ nhạy cao nhất (90 - 95%). Ngoài ra, xét nghiệm HPV có tính khách quan, giảm tỷ lệ soi cổ tử cung; xác định 14 chủng HPV nguy cơ cao, đặc biệt là chủng HPV 16 và 18, chiếm 70% nguyên nhân gây ra UTCTC. Trong khi đó, giới hạn của Pap là độ khách quan không cao mà phụ thuộc nhiều vào người đọc. Do đó, vẫn có khoảng 33% UTCTC xảy ra ở những phụ nữ có kết quả xét nghiệm Pap bình thường.
Bên cạnh đó, xét nghiệm HPV giúp phát hiện nguy cơ dẫn đến tiền ung thư ngay cả trước khi có những biến đổi xảy ra tại các tế bào cổ tử cung. Hơn một nửa số UTCTC đã không được sàng lọc trong 5 năm trước đó. Đây cũng là giai đoạn phát triển tiền ung thư hay còn gọi là CIN (5 - 8 năm). Việc sàng lọc sớm để phát hiện và điều trị CIN có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, bên cạnh xét nghiệm Pap truyền thống đang được áp dụng từ độ tuổi 21, thì phụ nữ từ 30 trở lên được khuyên nên làm cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc nhiễm UTCTC.
Vy Oanh

Kính thông minh nhận biết tế bào ung thư

Các chuyên gia ở ĐH Y khoa Washington Mỹ (WUS) đã phát minh ra cặp kính thông minh giúp bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn được các tế bào ung thư thông qua ánh sáng xanh phản chiều.
Kính thông minh nhận biết tế bào ung thư
Dự kiến, cuối tháng 2/2014 loại kính này sẽ được đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Nhờ loại kính thông minh, bác sĩ có thể phát hiện thấy các khối u có đường kính nhỏ tới 1mm, tương đương độ dày tờ giấy.

Kính thông minh nhận biết tế bào ung thư
Theo BS. Ryan Fields, người tham gia nghiên cứu, việc ra đời kính thông minh nói trên được xem là tiến bộ sáng chói trong lĩnh vực phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật ung thư. 
Công nghệ này là do nhóm chuyên gia đứng đầu là Dr. Samuel Achilefu ở WUS phát minh, sử dụng công nghệ video truyền thống, kèm theo màn hình lắp trên đầu.
Để sử dụng được kính, người ta dùng tác nhân phân tử có mục tiêu gắn vào tế bào ung thư, phun vào mô và làm cho các tế bào này phát sáng. Nhờ ánh sáng huỳnh quang bác sĩ có thể nhận biết tế bào khỏe mạnh và tế bào ung thư, sau đó tiến hành cắt bỏ các mô nhiễm bệnh ngay trong lần phẫu thuật đầu tiên, đảm bảo độ chính xác cao, giảm đau đớn và số lần phẫu thuật cho người bệnh.
Duy Hùng (Theo DM, 2/2014)

Phương pháp điều trị ung thư của Singapore về Việt Nam

Đối với nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư, đều mong muốn được chữa bệnh ở Singapore – nơi được đánh giá là quốc gia điều trị căn bệnh ung thư tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, chi phí điều trị căn bệnh ung thư ở đây không phải là rẻ mà bất cứ bệnh nhân nào, nhất là bệnh nhân nghèo có thể kham nổi.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, BV Thu Cúc đã là cầu nối để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật tốt nhất trong điều trị căn bệnh ung thư này về Việt Nam, đến với người bệnh, thông qua cuộc hội thảo “Những bước tiến mới trong kiểm soát điều trị ung thư” vừa được tổ chức tại Hà Nội, với sự tham dự của các giáo sư, bác sĩ Việt Nam và Singapore cùng hơn 200 bệnh nhân và những người quan tâm đến các phương pháp điều trị mới bệnh ung thư.
Phương pháp điều trị ung thư của Singapore về Việt Nam
Tại cuộc hội thảo, PGS.TS bác sỹ Ang Peng Tiam, Chuyên Gia Trung Tâm Ung Thư Quốc gia Singapore kiêm Phó Chủ Tịch Hội Nghiên Cứu Ung Thư Singapore, đã chia sẻ: ung thư không phải là một bản án tử hình. Hiện nhiều bệnh nhân của ông đã chiến đấu chống lại căn bệnh này thành công do họ có hiểu biết về bệnh tật của mình rõ hơn và có lòng can đảm sẽ kiểm soát được tốt căn bệnh ung thư với tác dụng phụ tối thiểu. Và theo PGS Ang, cùng với việc nghiên cứu thành công những loại thuốc dùng trong điều trị ung thư ngày càng phát huy hiệu quả hơn cũng như ít độc hơn đã khiến cơ may chữa khỏi bệnh ung thư hiện nay cao hơn rất nhiều.
Hiện nay Singapore đang ứng dụng công nghệ mới hỗ trợ trong điều trị ung thư cũng như các phương pháp điều trị ung thư mới hiệu quả trên thế giới và ở khu vực Châu Á hiện nay. Đó là chụp PET giúp xác định mức độ gây tổn thương của các tế bào ung thư (hiện nay trên 90-95% số trường hợp chụp PET, PET/CT là sử dụng trong ung thư). Theo hướng dẫn của Hội Y học hạt nhân Hoa Kỳ năm 2006, FDG PET được chỉ định trong ung thư nhằm phân biệt tổn thương lành tính với ác tính; tìm tổn thương ung thư nguyên phát ở các bệnh nhân được phát hiện di căn xa hoặc có hội chứng cận ung thư;  đánh giá giai đoạn bệnh, theo dõi hiệu quả điều trị của ung thư đã được chẩn đoán; phân biệt những bất thường sau điều trị là tổn thương ung thư còn lại hay tổ chức hoại tử, xơ hóa; phát hiện ung thư tái phát, đặc biệt là ở các bệnh nhân có tăng các dấu ấn ung thư;  lựa chọn vị trí thích hợp để sinh thiết chẩn đoán;  hướng dẫn xạ trị ung thư. Đáng chú ý, lợi thế của FDG PET là có thể phát hiện, phân biệt (bằng hình ảnh định tính và định lượng) các tổn thương ác tính với đặc điểm tăng chuyển hóa và tích tụ FDG trong tế bào với các quá trình bệnh lý lành tính thường không bắt giữ hoặc bắt giữ FDG thấp. Cũng dựa vào cơ chế tương tự, PET có thể phân biệt tổ chức hoại tử, xơ hóa sau điều trị với khối u ác tính còn tồn dư với tổn thương tái phát.
Một phương pháp đáng chú ý khác được giới thiệu là hóa xạ trị không gây rụng tóc nhiều. Đối với bệnh nhân thì quá trình hóa trị hay xạ trị trong điều trị ung thư thường gây ra rụng tóc, làm người bệnh bực bội và khó chịu. Nguyên nhân do một số loại thuốc làm hại nang tóc hay do liều lượng hóa chất chỉ định trong điều trị… Do đó, việc xác định loại thuốc và liều lượng chính xác trong hóa xạ trị sẽ giúp giảm tình trạng rụng tóc nhiều, làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ bên ngoài của người bệnh… Điều đáng mừng, đã có khoảng 100 bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư được PGS Ang và các bác sĩ Singapore tư vấn miễn phí phác đồ điều trị bệnh sao cho có hiệu quả.
Bà Nguyễn Thu Cúc – sáng lập viên bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc cho biết:“Tôi thật vui mừng giới thiệu rằng, ngay tại Việt Nam có một cơ sở điều trị ung bướu đạt tiêu chuẩn quốc tế đặt tại bệnh viện Thu Cúc cùng sự góp mặt cố vấn chuyên môn của những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ung thư của Singapore như PGS Ang và nhóm bác sỹ cung cấp dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực ung thư và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư đang được tín nhiệm nhất ở Singapore hiện nay. Họ sẽ tư vấn phác đồ điều trị đảm bảo y chuẩn như điều trị tại Singapore” . Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc đã thành lập khoa Ung bướu đạt tiêu chuẩn quốc tế với sự trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến phục vụ cho quá trình khám và điều trị như máy chụp cắt lớp 64 dãy; máy pha hóa chất, máy truyền dịch, bơm tiêm điện hiện đại; phòng truyền hóa chất chuyên dụng cho bệnh nhân ung thư được trang bị ghế nằm có hệ thống điều khiển tự động hiện đại giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong quá trình truyền hóa chất…
Kim Ngân

Đột phá trong điều trị ung thư chính xác

Bệnh nhân có thể lưu giữ khối u của mình và bảo quản như dạng mẫu sống để giúp các bác sĩ hướng tới một lựa chọn nữa ngoài các phương pháp điều trị hiện có trong trường hợp bệnh tái phát.
Bằng cách lấy một phần khối u của bệnh nhân ung thư và cấy vào những con chuột suy giảm miễn dịch sẽ xác định loại thuốc có hiệu quả cao nhất trong trường hợp tái phát khối u hay sự tiến triển của khối u.
Các mẫu khối u sống ở những con chuột được thử nghiệm sẽ được điều trị bằng một hoặc nhiều loại thuốc để tìm ra một kết quả phù hợp nhất. Dựa trên kết quả đáp ứng thuốc trên chuột thử nghiệm các chuyên gia y tế sẽ đưa ra thuốc điều trị ung thư phù hợp cho bệnh nhân giúp quá trình điều trị ít tốn kém nhất.
Phương pháp được coi là mang tính cách mạng trong điều trị ung thư.
Phương pháp được coi là mang tính cách mạng trong điều trị ung thư.
Ngoài ra với phương pháp này, bệnh nhân có thể lưu giữ khối u của mình và bảo quản như dạng mẫu sống để giúp các bác sĩ hướng tới một lựa chọn nữa ngoài các phương pháp điều trị hiện có trong trường hợp bệnh tái phát. Toàn bộ quá trình cấy ghép mất 12-16 tuần. Trong khoảng thời gian này bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị bằng theo phác đồ chuẩn phù hợp với bệnh lý.
Phương pháp điều trị ung thư này có tên gọi TumorGraft™ giúp bệnh nhân được điều trị bằng thuốc theo quy định chính xác hơn với tác dụng phụ ít hơn bắt đầu được ứng dụng tại Singapore. Tiến sĩ David Sidransky một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất trong công trình về phát hiện sớm ung thư cho hay, phương pháp này đã được ứng điều trị thuốc thành công trên bệnh nhân ở Mỹ, Anh, Canada và Israel. Kết quả cấy ghép này đạt được tương quan di truyền lên tới 94% giữa các khối u ở chuột và khối u ban đầu ở bệnh nhân.
Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ tái phát ở bệnh nhân ung thư là 50%. Nếu áp dụng các biện pháp điều trị hiện nay, tỉ lệ điều trị thành công ở bệnh nhân ung thư tái phát là 15% trong khi đó với phương pháp TumorGraft™, tỉ lệ này có thể lên tới 80%. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị mới nhắm vào đích tế bào ung thư để tìm ra phương thức điều trị hiệu quả hơn, ít tổn hại đến tế bào lành.
Ngọc Anh (từ Singapore)

Vitamin D tăng thời gian sống cho bệnh nhân ung thư vú

Phụ nữ có nồng độ vitamin D trong máu cao khi được chẩn đoán ung thư vú sẽ có thời gian sống gấp đôi những phụ nữ mà có nồng độ vitamin D thấp, theo một nghiên cứu phân tích được báo cáo vào tháng 3 của nghiên cứu chống ung thư.
Nghiên cứu này quan sát 5 nhóm về nồng độ 25-hydroxyvitamin D (25[OH]D) huyết thanh, trên 4.443 bệnh nhân ung thư vú. Kết quả cho biết tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư vú trong các nhóm nồng độ vitamin khác nhau.
Trong 10 năm, tỷ lệ tử vong do ung thư vú giảm 44% ở bệnh nhân có nồng độ 25(OH)D huyết thanh cao nhất so với nồng độ thấp nhất.
Trong 5 nghiên cứu, tỷ số về tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư vú ở nhóm nồng độ thấp nhất, so với nhóm cao nhất là 0.56 (P<.0001). Trong đó, có 3 nghiên cứu, tỷ số nguy cơ thấp rõ rệt ở nhóm cao nhất so với thấp nhất. Trong 2 nghiên cứu, con số đó có xu hướng cao hơn.
Vitamin D tăng thời gian sống cho bệnh nhân ung thư vú
Dr. Cedric Garland
‘‘Các bác sĩ nên nhấn mạnh về tâm quan trọng của việc duy trì đủ nồng độ vitamin D trong huyết tương, khoảng 40-0 ng/ml để ngăn ngừa ung thư và khuyến khích bệnh nhân kiểm tra nồng độ vitamin D đều đặn, đặc biệt vào mùa đông, phải chắc chắn rằng nồng độ đủ trong huyết thanh cần được duy trì"- tác giả Sharif B.Mohr, MD thuộc trung tâm nghiên cứu sức khỏe Naval ở San Diego nói.
Với phụ nữ bị ung thư vú ,nồng độ vitamin D có thể đạt 80ng/ml,ông ấy đã khuyến cáo trên Medscape Medical News.
Các nghiên cứu cũng cho rằng vitamin D có thể ngăn ngừa ung thư vú và đại tràng, ‘’do đó, mỗi phụ nữ trưởng thành nên duy trì đủ nồng độ vitamin D huyết thanh, thông qua phơi nắng vừa đủ hoặc uống vitamin D"- vị bác sĩ này khuyên.
Một nghiên cứu trước đó trên phụ nữ Canada bị ung thư vú phát hiện thấy phụ nữ có nồng độ vitamin D khi được chẩn đoán, bệnh có khả năng tiến triển hơn, giống như báo cáo trước đó của Medscape Medical News. Sự thật, phụ nữ có nồng độ vitamin D thấp khi chẩn đoán thì khả năng phát triển di căn xa nhiều hơn 94% so với phụ nữ có nồng độ bình thường và 73% chết sớm hơn.
Vitamin D làm ngăn ngừa sự phát triển của khối u
‘‘ Vitamin D khiến các tế bào dính chặt vào nhau, đặc biệt là các tế bào biểu mô vú, bằng cách sản xuất đều đặn E-cadherin"- tác giả nối tiếng Cedric F.Garland, DrPH từ trung tâm y tế gia đình và ngăn ngừa bệnh tât tại Đại học San Diego nói với Medscape Medical News.
Nếu nồng độ vitamin D thấp, các tế bào biểu mô vú không dính vào nhau và khi một tế bào không dính vào tế bào bên cạnh, các tế bào gốc sẽ phân bào nhanh hơn"- Dr. Garland giải thích.‘‘ Các tế bào nhanh chóng phát triển thành dòng tế bào ung thư, chúng có thể xuyên thủng lớp màng cơ bản. Nếu nồng độ vitamin D tiếp tục hạ thấp, các tế bào này sẽ di chuyển tới hạch, di căn xa tới não, xương, phổi và giết bệnh nhân".
Tuy nhiên, ‘‘khi đủ vitamin D, các tế bào sẽ dinh chặt và không phát triển thành ung thư. Nếu quan sát sau đó và chúng phát triển thành ung thư, đó sẽ là ung thư ít ác tính. Chúng sẽ không phát triển như các tế bào yếu khác,chúng thậm chí phá vỡ mạch máu và giết bệnh nhân. Nếu các teế bào có đủ receptor vitamin D nguyên vẹn – hầu hết tề bào đầu như vậy vì nó là một receptor chắc - vitamin D sẽ khiến khối u ngừng phát triển.Chúng sẽ bị đông lạnh trong cơ quan"- bác sĩ này chú thích.
Các bác sỹ nên đo nồng độ vitamin D ở bệnh nhân bị ung thư vú. Nếu thiếu, nên bổ sung ngay lập tức 40000IU vitamin D hàng ngày cho tới khi đạt 40 tới 60 ng/ml. Dr.Garland cũng khuyên như vậy.
BSNT. Đặng Tài Vóc

Thực phẩm giàu protein tăng nguy cơ ung thư lên 4 lần

Tác giả Valter Longo từ trường đại học Nam California cho biết kết quả nghiên cứu của ông khẳng định chế độ ăn liên quan mật thiết tới căn bệnh ung thư.
Thực phẩm giàu protein tăng nguy cơ ung thư lên 4 lần
Trên thực tế, nhiều người không hề quan tâm vấn đề dinh dưỡng cho đến khi mắc bệnh. Vấn đề là liệu chế độ ăn của bạn có giúp bạn sống đến 100 tuổi hay không. Đối với người trung niên, nguy cơ không chỉ dừng lại ở ung thư.
Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Cell Metabolism cho thấy những người ở độ tuổi 50 có mức tiêu thụ protein cao thì nguy cơ tử vong vì bất kì nguyên nhân nào sẽ cao gần gấp đôi so với những người có mức tiêu thụ protein thấp. Thậm chí những người có mức tiêu thụ protein trung bình (khoảng 10 đến 19% tổng lượng calo nạp vào cơ thể) cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng có hại.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng bạn nên loại bỏ protein ra khỏi chế độ ăn. Chẳng hạn, ở độ tuổi 65 tuổi, bạn nên đặc biệt chú ý tới lượng protein trong khẩu phần ăn để sống khoẻ mạnh. Theo Longo, hầu hết mọi người sẽ có mầm mống tế bào ung thư hoặc tiền ung thư ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên để ngăn bệnh tiến triển thì việc quyết định lượng protein nạp vào cơ thể lại là nhân tố chính.
Quản Thắm (theo Medical Daily)

Ăn chay có ngừa được ung thư?

Có nhiều lý do giải thích vì sao người ta không chọn ăn thịt. Nhưng liệu không ăn thịt có giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư? Một chế độ ăn uống khá phong phú các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc đã được chứng minh là có khả năng chống lại nhiều dạng bệnh ung thư, chứ không phải là giảm ăn tất cả các loại thịt mới làm giảm nguy cơ mắc ung thư.
Chế độ ăn không lành mạnh làm tăng nguy cơ ung thư
Bà Kathy Chapman, Chủ tịch Ủy ban hoạt động thể chất và dinh dưỡng thuộc Hội đồng Ung thư Australia (CCA) phân tích: “Nói một cách dứt khoát rằng, ăn nhiều loại trái cây và rau củ sẽ là giải pháp mà mọi người nên nhắm tới. Nếu bạn muốn chọn một thực đơn ăn chay, bạn phải chắc chắn rằng nó là thứ lành mạnh, nhưng để làm giảm nguy cơ ung thư thì không phải là hoàn toàn kiêng thịt”. Theo đó, các nhà khoa học đã ước tính rằng những chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây nên khoảng 10 căn bệnh ung thư.
Bảng các loại thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa có khả năng ngừa ung thư .
Bảng các loại thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa có khả năng ngừa ung thư .
Bà Kathy Chapman cho rằng, bằng chứng đã khá rõ ràng là trái cây và rau củ đã đóng góp đáng kể trong việc chống lại các bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư miệng, họng, ung thư dạ dày và ung thư ruột. Một nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng những người ăn đa dạng các loại trái cây và rau củ sẽ làm giảm 22% rủi ro hình thành bệnh ung thư miệng hơn những ai ăn ít hoặc ăn cách quãng. Ngoài ra, việc ăn nhiều các loại thịt đỏ - đặc biệt là các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, salami (xúc xích Ý) và thịt xông khói - lại là những thực phẩm làm tăng thêm nguy cơ hình thành căn bệnh ung thư ruột.
Tại sao trái cây, rau củ lại ngừa ung thư?
Bằng việc nghiên cứu những mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh ung thư đã cho thấy quả là khá nan giải trong việc phân lập ảnh hưởng của việc ăn uống. Ngoài ra cũng có nhiều bằng chứng về lợi ích của các loại trái cây và rau củ dựa trên kết quả của các cuộc nghiên cứu đã kết luận “chế độ ăn uống chay là chiến lược hữu ích để giảm thiểu ung thư”. Thêm nữa, một cuộc nghiên cứu vào năm 2009 dựa trên hơn 61.000 người Anh, bao gồm 20.000 người ăn chay, đã khám phá rằng một số căn bệnh ung thư phát triển chậm hơn ở những người ăn chay so với những người ăn nhiều thịt.
Bên cạnh đó, nhiều người thường xuyên ăn cá cũng cho thấy sự phát triển chậm chạp của bệnh ung thư. Việc tìm kiếm một mối quan hệ nhân quả giữa chế độ ăn uống và bệnh ung thư cũng khá khó khăn vì thực phẩm có chứa nhiều loại dinh dưỡng và các thành phần hóa học khác nhau, do đó đã ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển bệnh ung thư và rất khó để tách biệt những nghiên cứu này ra ngoài. Đơn cử như, một thành phần trái cây và rau củ được cho là bảo vệ chống lại ung thư ruột là chất xơ thực vật, chất xơ khuyến khích sự phát triển của các loại vi khuẩn lành mạnh có trong ruột. Nhưng chất xơ không phải là yếu tố duy nhất và không chắc có các thành phần khác tồn tại trong rau củ, trái cây có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư rộng rãi hơn. Nhân tố đặt cược trong vấn đề này là chất chống ôxy hóa. Theo bà Kathy Chapman, các chất chống ôxy hóa đã giúp cho sự hoạt động trơn tru của các tế bào và những rối loạn có thể gây ra ở các tế bào, làm thay đổi cách mà ung thư có thể bị giảm thiểu.
Nhưng một chất chống ôxy hóa đơn lẻ không thể hoạt động hiệu quả bằng khi chúng được gộp lại với nhau; có khả năng là nhiều chất chống ôxy hóa khác nhau đã được tìm thấy từ những loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Nó cũng rất đáng chú ý, khi bạn ăn nhiều trái cây và rau củ, bạn sẽ có khuynh hướng ăn ít các loại thực phẩm năng lượng cao, điều này giúp duy trì một thể trạng mạnh khỏe.
Những loại trái cây, rau củ rất tốt cho phòng ngừa ung thư
Loại trái cây và rau củ nào là tốt nhất có thể giúp chúng ta phòng ngừa ung thư và những dạng bệnh mạn tính khác? Bà Kathy Chapman khuyên rằng, hành tây và tỏi tây đã được chứng minh là có thể bảo vệ cơ thể chống lại ung thư dạ dày, còn những loại rau họ cải như bắp cải, bông cải và cải Bỉ là những loại rau cực tốt giúp bạn chống ung thư ruột. Tuy nhiên, tất cả các loại trái cây và rau củ đều có một số chất để cung cấp cho bạn và không loại nào là tốt nhất nếu chỉ dùng đơn lẻ. Chẳng hạn như, các chất chống ôxy hóa mà bạn nhận được từ cà chua, cà rốt và các loại rau củ giàu beta-caroten lại khác biệt hoàn toàn với những chất chống ôxy hóa từ những loại quả mọng, hay vitamin C mà bạn nhận được từ các loại cam quýt (những loại trái cây, rau củ có màu sắc khác nhau lại chứa các loại dinh dưỡng khác biệt và việc ăn đa dạng các màu sắc thực vật khác nhau sẽ giúp bạn nâng cao mức độ chống bệnh ung thư). Mặt khác, việc dùng quá nhiều rau củ quả lại phản tác dụng và sẽ gây hại; một vài cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất bổ sung beta-carotene đã thật sự làm gia tăng rủi ro của bệnh ung thư phổi ở những người hút thuốc lá.
Sách Hướng dẫn chế độ ăn uống Australia (ADG) khuyên rằng, nên ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật vì chúng là nền tảng của chế độ ăn uống lành mạnh. Mỗi ngày, tất cả chúng ta nên ăn 2 suất trái cây và 5 suất rau. Mỗi suất là 1 tách rau trộn hay trái cây xắt lát, hoặc nửa tách rau củ nấu chín. Những chế độ ăn chay đã thực sự có tác dụng bảo vệ và chắc chắn không làm phát sinh rủi ro gây bệnh ung thư.
Nguyễn Thanh Hải (Theo ABC.AU)

20 cách tránh ung thư đơn giản

Gần đây, tạp chí “Quốc Phòng” của Mỹ đã đúc rút ra nhiều nghiên cứu y học và chỉ ra 20 diệu kế phòng chống ung thư sau đây.
Sưởi nắng

Sưởi nắng
Vitamin D có thể phòng ngừa nhiều loại ung thư bên trong như ung thư hạch, ung thư tuyến sữa và ùng thư kết tràng vv, tuy nhiên vitamin D trong da cần tia tử ngoại chiếu vào mới có thể phát huy uy lực chống ung thư, vì vậy tốt nhất mỗi ngày nên sưởi nắng 10-15 phút.
Ăn 1 quả cam/ngày
Vitamin C trong cam có tác dụng trợ giúp giết chết trực khuẩn xoắn ốc ở hậu môn-đây là kẻ thù gây ra ung thư dạ dày.
Ăn nhiều hoa quả màu đỏ
Dưa hấu, cà chua và nho giàu carotein, đây là thành phần chống ung thư nổi danh, careotein trong cà chua sau khi làm nóng càng dễ được cơ thể hấp thụ.
Uống cà phê giải phóng cafein
Mỗi ngày uống 2 ly cà phê loãng này có thể làm cho tỉ lệ phát sinh ung thư trực tràng giảm thấp 52%.
Ăn nhiều súp lơ luộc
Súp lơ luộc hoặc hấp 4-5 phút có thể làm cho hiệu quả của công thần chống ung thư là Sulforaphane tăng lên bội phần, tuy nhiên cần chú ý không nên hấp bằng lò vi sóng, nếu không sẽ mất 50% công hiệu. Khuyến nghị kết hợp với các loại giàu selen như hạt hướng dương,quả hạt vỏ cứng hoặc nấm ăn …hiệu quả càng cao.
Ăn nhiều chuối
Thụy Điển phát hiện, phụ nữ mỗi tuần ăn 4-6 quả chuối, nguy cơ ung thư thận giảm thấp 54%.
Ăn nhiều tỏi
Chất xúc tác Alliin trong tỏi có tác dụng chống ung thư. Sau khi cắt tỏi, để trong không khí 10 phút, chất xúc tác Alliin sẽ phát huy tác dụng càng rõ rệt.
Bổ sung canxi hàng ngày
Mỗi ngày uống 3 cốc (khoảng 200ml) sữa tách béo và thêm 200ml sữa chua có thể khống chế sự phát triển của búi trĩ kết tràng, phòng ngừa ung thư kết tràng.
Nướng khoa học
Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao dễ sinh ra các amin tạp tuần hoàn, vì vậy khi nướng không nên để nhiệt độ quá cao hoặc trước khi nướng cho thịt vào lò vi sóng làm nóng, như vậy sẽ rút ngắn được thời gian nướng và giảm thấp hàm lượng amin tạp tuần hoàn.
Không ăn xúc xích
Nghiên cứu phát hiện mỗi ngày ăn một cây xúc xích nhỏ cũng dễ làm cho nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy tăng lên 67%, vì vậy nên hạn chế ăn các thực phẩm đã qua gia công, chế biến.
Rời xa bánh mỳ trắng
Bánh mỳ trắng và một số thực phẩm chế biến tinh có chỉ số đường huyết cao, sẽ thúc đẩy insulin và “các yếu tố tăng trưởng giống insulin” bài tiết ra, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy nên ăn nhiều thực phẩm toàn lúa mỳ hoặc ngũ cốc.
Giảm cân
Ung thư tuyến sữa, ung thư tuyến tụy và một số ung thư khác đều liên quan đến béo phì.
Vận động 30 phút/ngày
Vận động hàng ngày hoặc ít nhất duy trì 5 ngày/tuần. Luyện tập thể thao có hiệu quả điều tiết mức hoocmon trong cơ thể, phòng ngừa ung thư buồn trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến sữa và ung thư kết tràng.
Cai thuốc
Những nơi khói thuốc thơm đi qua bao gồm cổ họng, yết hầu, thực quản đều ẩn nấp các nhân tố biến thành ung thư. Không chỉ như vậy, nó còn tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, đường ruột, tử cung và bầu ngực vv.
Làm việc nhà
Nghiên cứu của Canada phát hiện, làm việc nhà rất có ích phòng chống ung thư, sau khi tắt kinh, nếu phụ nữ thường xuyên làm việc nhà, nguy cơ ung thư tuyến sữa sẽ giảm thấp 30%.
Hãy cẩn thận chất radon
Loại khí thể phóng xạ không mùi này là nguyên nhân lớn thứ 2 gây ung thư phổi ở Mỹ. Sau khi xây/sửa nhà xong nhất định phải kiểm tra kỹ không khí trong phòng, tốt nhất nên xây/sửa xong một thời gian mới chuyển đến ở.
Qua 50 tuổi, nên soi kết tràng hàng năm
Mặc dù lần kiểm tra sức khỏe , xét nghiệm phân gần đây nhất không có vấn đề gì nhưng cũng không thể lơ là bỏ qua, nếu trong gia đình có tiền sử ung thư kết tràng thì nên kiểm tra sớm hơn 50 tuổi.
Chụp scan ngực
Chụp X quang bầu ngực kết hợp với chiếu tia B kiểm tra tường tận có thể bắt được từng ke tơ sợi tóc của manh mối gây ung thư tuyến sữa. Nghiên cứu của Đại học California phát hiện, bác sỹ có kinh nghiệm trên 25 năm thì khả năng kiểm tra càng giỏi, càng chuẩn.
Kiểm tra gene
Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh ung thư, tốt nhất nên đến việm kiểm tra gene để kịp thời phát hiện ẩn hoạn của ung thư đồng thời sử dụng biện pháp phòng chống.
Chú ý sự thay đổi của bề mặt da
Định kỳ và phối hợp với bạn đời hoặc cổ động bạn tốt đi kiểm tra bề mặt cơ thể cùng nhau, bao gồm sau lưng, da đầu và những nơi khó chú ý tới. Nếu có màu tàn nhang, vết bớt hay nốt ruồi và lớn bé khác nhau thì cần chú ý, có thể là dấu hiệu của ung thư da. Ngoài ra, phụ nữ trên 40 tuổi nên đi khám da mỗi năm/lần.

Bí quyết đơn giản phòng tránh ung thư phổi

Ngoài thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư phổi, còn rất nhiều nguyên nhân khác, một nửa số người bị mắc bệnh này hiện là người không hút thuốc. Sau đây là các cách phòng tránh:
Bí quyết đơn giản phòng tránh ung thư phổi
* Cai thuốc lá
Nếu bạn đang hút, hãy bỏ thuốc ngay lập tức
Nếu không phải là người hút thuốc, đừng bao giờ hút thử.
Tránh cả hút thuốc lá thụ động, hít phải khói thuốc của người hút.
* Tập thể dục:
Tập luyện thường xuyên có thể hữu ích trong phòng ngừa ung thư phổi. Nghiên cứu đã gắn hoạt động thể lực trong việc giảm nguy cơ ung thư phổi. Kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
* Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả: giúp ngăn ngừa ung thư phổi. Hãy ăn các loại rau đa dạng nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam,...
* Tránh môi trường phóng xạ: cần kiểm tra nhà bạn để tránh các yếu tố phóng xạ.
LiLy (Theo zeenews india)

Yếu tố di truyền và bệnh ung thư

Nguyên nhân của khoảng 33% ung thư trên người ngày nay đã được biết và các yếu tố môi trường được cho là giữ vai trò quan trọng ở phần lớn bệnh ung thư. Điều này yếu tố di truyền không phải không quan trọng bởi lẽ có nhiều thông tin về các yếu tố môi trường. Có lẽ phần lớn sự phát triển của ung thư ở cả hai yếu tố môi trường và yếu tố di truyền đều quan trọng. Như vậy, ngay cả trong ung thư phổi (ung thư sinh ra từ môi trường quan trọng nhất cho tới thời điểm hiện tại), có thể yếu tố di truyền có ý nghĩa. Những thông tin mới đây liên hệ đến chứng xeroderma pigmentosum (một bệnh di truyền cổ điển) chỉ rằng bảo vệ chống lại các bức xạ của mặt trời có thể ngừa được sự phát triển của ung thư da ở những đối tượng mắc bệnh này.
Một số tình huống về mặt di truyền: 80 - 90% người sẽ bị ung thư do họ mang gen gây hại. U Wills, u nguyên bào võng mạc 2 mắt và những bệnh nhân mang chứng đa pôlíp có tính chất gia đình là thí dụ về các loại ung thư truyền theo tính trội theo mô hình của Mendel. Thêm vào đó, có một hội chứng tiền ung thư mang tính di truyền (hỗn loạn sự phát triển truyền theo thế hệ) thường có dưới 10% biểu hiện ác tính.
Có 4 hội chứng hay gặp:
Hội chứng u mô thừa (bệnh đa u xơ thần kinh, xơ cũ, bệnh Hippel – Lindau, đa u lồi của xương, hội chứng Peutz – Jeghers): Tính trội của nhiễm sắc thể với các dị dạng giả u ở một số cơ quan với một số biểu hiện của sự biệt hóa không đầy đủ và ngả về các loại u khác nhau.
Yếu tố di truyền và bệnh ung thư
 
Bệnh da có nguồn gốc gen (xeroderma pigmentosum, bạch tạng loạn sản biểu bì dạng mụn cóc, loạn sản sừng bẩm sinh và hội chứng Werner): Tính lặn của nhiễm sắc thể với nhiều rối loạn của da làm tiền đề cho ung thư da. Hội chứng loạn sản neevi là hội chứng trội được khám phá mới đây - tiền đề của meelanôm ác.
Hội chứng dễ vỡ của nhiễm sắc thể trong nuôi cấy tế bào (hội chứng Bloom và thiếu máu bất sản Fanconi): Tính lặn của nhiễm sắc thể đặc thù làm tiền đề cho bệnh bạch cầu.
Hội chứng suy giảm nhiễm dịch đưa đến limphôm thể võng (hội chứng Wiscott – Aldrich, tính trội liên kết với tia X, giảm mạch máu điều hòa, tính lặn của thể nhiễm sắc, các dị dạng bẩm sinh ít gặp với sự suy giảm miễn dịch trầm trọng phối hợp).
Các hội chứng dị dạng thuộc ung thư có thể nhập lại thành các loại khác. Với một số khuyết tật bẩm sinh, người bệnh có nguy cơ cao hơn nhiều mức độ trung bình, có khi 1.000 lần nhiều hơn.
Trước đây, phương pháp khảo sát các bất thường về cấu trúc liên quan đến ung thư còn bị giới hạn ở việc khám phá những bất thường nhiễm sắc thể Bước nhảy trong lĩnh vực di truyền và các nghiên cứu về nhiễm sắc thể sẽ cho nhiều điều hiểu biết tuyệt diệu hơn về mối liên hệ qua lại giữa môi trường và yếu tố di truyền.
Dự án Phòng chống bệnh ung thư Quốc gia - Bệnh viện K TW

Hạt nho có tác dụng chống ung thư

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Colorado mở ra khả năng bào chế loại thuốc mới trị ung thư từ hoạt tính tổng hợp giống chất chiết xuất trong hạt nho được gọi là B2G2 - chất mới được nhóm nghiên cứu phát hiện.
Hạt nho có tác dụng chống ung thư
 
TS. Alpna Tyagi và TS. Chapla cho biết: Chất chiết xuất từ hạt nho là tổng hợp phức tạp của nhiều polyphenol, việc trích ly B2G2 từ hạt nho rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp B2G2 ở phòng thí nghiệm và đã tạo ra B2G2 có cơ chế hoạt động tương tự và mức độ công hiệu như B2G2 chiết xuất từ hạt nho.
Thí nghiệm cho thấy B2G2 tổng hợp khiến tế bào ung thư tuyến tiền liệt chết giống như cơ chế gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) nhưng không làm tổn hại tế bào lành.
Trích ly và tổng hợp B2G2 là bước tiến quan trọng. Những công trình tiếp theo ở phòng thí nghiệm là tìm hiểu thêm cơ chế tác động của B2G2 để có thể thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng trong tương lai.
Vũ Khuê
(Theo The Time,)

Nuôi con bằng sữa mẹ giảm ung thư vú ở phụ nữ

Đó là kết luận do các chuyên gia ĐH Y khoa Columbia (CUM) đưa ra vào trung tuần tháng 10 sau khi kết thúc nghiên cứu dài kỳ ở 4.011 phụ nữ bị ung thư vú và 2.997 người khỏe mạnh để đối chứng. Theo nghiên cứu, nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ hợp với quy luật, giúp trẻ thông minh mà còn giúp cho mẹ giảm được rủi ro mắc bệnh ung thư vú.
 
Nghiên cứu phát hiện thấy 2 yếu tố rủi ro tăng bệnh là thụ thể estrogen và thụ thể progesterone (ER/PR), nhất là ở nhóm phụ nữ không nuôi con bằng sữa mẹ. Cụ thể, những phụ nữ không nuôi con bằng sữa mẹ có rủi ro mắc bệnh ung thư độc tính ER/PR cao 1,5 lần so với nhóm đối chứng. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ nên nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau khi đứa trẻ ra đời và kéo dài ít nhất 6 tháng.
Khắc Nam(Theo Futurity/MD,)


Nuôi con bằng sữa mẹ phòng tránh được ung thư buồng trứng

Các nhà khoa học Úc vừa đưa ra kết luận, bà mẹ nuôi con bằng chính sữa của mình trong thời gian dài sẽ làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng hơn 60% khi về già.
Theo thống kê, ung thư buồng trứng là nguyên nhân đứng hàng thứ 7 gây bệnh ung thư ở phụ nữ: nó ảnh hưởng đến 230.000 phụ nữ mỗi năm trên thế giới, hầu hết người bệnh thường được chẩn đoán muộn. Bệnh ung thư buồng trứng là nguyên nhân thứ tư gây tử vong ung thư ở phụ nữ sau ung thư vú, ruột kết và ung thư phổi với hơn 3.000 trường hợp tử vong theo ước tính năm 2008.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra rằng, phụ nữ khi còn trẻ cho con bú mẹ trong một thời gian dài khi về già ít có nguy cơ phát triển khối u buồng trứng hơn những người cho con bú trong một thời gian ngắn. Cụ thể, những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 13 tháng ít có nguy cơ phát triển khối u buồng trứng so với những người đã nuôi bằng sữa mẹ ít hơn 7 tháng. Nghiên cứu còn cho thấy những người phụ nữ đã có 3 con bú sữa mẹ tổng cộng 31 tháng sẽ làm giảm nguy cơ ung thư tới 91% .
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng cho con bú bảo vệ buồng trứng bởi vì nó ngăn chặn sự rụng trứng thường xuyên nhất .
Minh Khuê
(Theo Reuter)

Phát hiện và chọn cách chữa ung thư gan nguyên phát

Nhờ sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh, công nghệ sinh học... việc chẩn đoán bệnh ung thư gan nguyên phát sớm hơn, một số thuốc điều trị đích đã và đang được ứng dụng phần nào cải thiện thời gian sống cho người bệnh.
Ung thư gan nguyên phát hay còn gọi là ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nguyên nhân của bệnh có liên quan rõ rệt với viêm gan virut B, viêm gan C, sán lá gan, vai trò của aflatoxin B1, rượu. Phòng bệnh ung thư gan hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bằng cách tiêm phòng viêm gan, đặc biệt phụ nữ mang thai, trẻ em và thay đổi lối sống.
Phát hiện và chọn cách chữa ung thư gan nguyên phát
Những biểu hiện thường gặp của ung thư gan
Ung thư (UT) gan sớm thường không có triệu chứng. Khi UT phát triển lớn hơn ta có thể nhận thấy một hoặc nhiều các triệu chứng như: cảm giác nặng, đau hoặc tự sờ thấy khối vùng hạ sườn phải. Mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, buồn nôn và nôn. Vàng da, vàng mắt, phân nhạt màu, nước tiểu đậm màu. Khi có di căn xa có thể thấy kèm theo các triệu chứng của các cơ quan mà ung thư lan tới. UT gan thường lan đến phổi, có lẽ bằng đường máu. Một số ít trường hợp UT lan đến xương hoặc não.
Làm thế nào để biết bệnh ung thư gan?
Xét nghiệm máu
Không có xét nghiệm tầm soát đáng tin cậy và chính xác cho bệnh UT gan. Xét nghiệm sinh hóa sử dụng rộng rãi nhất là αFP (alpha-fetoprotein), αFP tăng gặp ở cả bệnh nhân viêm gan cấp và mạn tính (tăng mức độ nhẹ hoặc vừa). αFP tăng cao (trên 500ng/ml) rất gợi ý cho một UT gan, độ nhạy của αFP cho UT gan là khoảng 60%, do đó một αFP bình thường không loại trừ UT gan.
Chẩn đoán hình ảnh
Nghiên cứu hình ảnh siêu âm, CT scan, MRI đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán UT gan, giúp cung cấp thông tin về kích thước khối u, số lượng các khối u, sự xâm lấn và lan rộng của UT.
Sinh thiết gan hoặc hút tế bào
Thực hiện sinh thiết kim dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT scan, nguy cơ hay gặp nhất của phương pháp này là chảy máu do UT gan là khối u rất giàu mạch máu. Trong một số trường hợp UT gan, mô UT rất giống mô gan lành dưới kính hiển vi. Đôi khi có thể nhầm lẫn UT gan và ung thư tuyến trong gan. Các tiến bộ trong hóa mô miễn dịch có thể giúp phân biệt các trường hợp này.
Hút tế bào an toàn hơn sinh thiết do ít nguy cơ chảy máu, tuy nhiên, mẫu bệnh phẩm thu được bằng hút là khó khăn hơn.
Nên chọn phương pháp nào để chữa trị?
Lựa chọn phương pháp điều trị được quyết định bởi các giai đoạn của UT gan và tình trạng chung của bệnh nhân.
Phẫu thuật cắt bỏ gan
Mục đích của phẫu thuật cắt gan là để loại bỏ hoàn toàn khối u và các mô xung quanh. Lựa chọn này được giới hạn ở những bệnh nhân có một hoặc hai u nhỏ (kích thước dưới 3cm) và chức năng gan còn tốt, không có xơ gan liên quan. Những bệnh nhân có khối u được phẫu thuật thành công, tỷ lệ sống sót sau 5 năm lên đến 60%.
Ghép gan
Ghép gan là lựa chọn tốt nhất cho những bệnh nhân có khối u nhỏ hơn 5cm và có dấu hiệu của suy gan. Để phòng ngừa, làm sinh thiết hoặc hút tế bào nên tránh ở những bệnh nhân cân nhắc ghép gan.
Hóa tắc động mạch gan (trans-arterial chemoembolization or TACE)
Thủ thuật này cũng tương tự như bơm hóa chất động mạch gan, nhưng trong TACE có bổ sung những hạt gel nhỏ làm tắc mạch sau khi bơm hóa chất. Ưu điểm của phương pháp này là tập hóa chất nồng độ cao và không bị mang đi bởi máu. Bằng cách dựa trên chặn lưu lượng máu đến khối u, TACE cũng gây ra một số thiệt hại cho vùng gan xung quanh, bệnh nhân có thể có đau, sốt, nhiễm trùng, tích tụ chất lỏng.
TS. BS. Đỗ Anh Tú
(Trưởng khoa Nội 3, Bệnh viện K T.Ư

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons