ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Ai dễ bị ung thư tuỵ tạng?

Trong các loại bệnh ung thư thì ung thư tuỵ tạng dù tương đối ít phổ biến nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao và liên quan nhiều đến thói quen hút thuốc lá.


Nói chung, ung thư tuỵ tạng hay những bệnh liên quan đến tuỵ tạng đều rất nguy hiểm và bệnh nhân phải chịu đau đớn vô cùng.
Ung thư tuỵ tạng hiếm khi gặp ở tuổi dưới 45, nhưng xuất độ sẽ tăng sau độ tuổi đó, đỉnh điểm ở tuổi 70. Các số liệu ghi nhận của Mỹ cho biết, xuất độ chuẩn/tuổi ở nam giới cao hơn nữ giới 30%; và 50% cao hơn ở người da đen.
Những yếu tố nguy cơ
Khoảng 5 - 10% ung thư tuỵ tạng liên quan đến yếu tố gia đình hay di truyền. Độ tuổi mắc bệnh sớm hơn ở những trường hợp không có tính di truyền. Hút thuốc lá làm thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh, người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư tuỵ tạng cao hơn 1,5 lần. Béo phì và tình trạng thiếu vận động cũng liên quan đến ung thư tuỵ tạng: người có chỉ số BMI ≥ 30 dễ mắc bệnh hơn người có chỉ số BMI ≤ 23.
Chế độ ăn nhiều thịt, mỡ, thịt xông khói theo kiểu phương Tây cũng làm tăng nguy cơ ung thư này. Người thường ăn trái cây tươi, rau tươi thì ít thấy bị ung thư tuỵ tạng. Ngoài ra, lượng lycopen (carotenoid có trong trái cây) và selenium trong huyết thanh thấp cũng dễ gây ung thư tuỵ tạng.
Yếu tố nguy cơ còn gặp ở những người có bệnh viêm tuỵ mạn tính, người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, những người có tiền sử cắt dạ dày hay cắt túi mật…
Triệu chứng thường gặp
Đau: thường gặp nhất, do khối bướu xâm lấn trực tiếp vào các mạng thần kinh của mạc treo ruột. Đau ở vùng bụng trên, đau như dao đâm, hướng đau vắt ngang lưng. Đau từng cơn, kèm cảm giác ăn mất ngon. Khoảng 80 - 85% bệnh nhân có triệu chứng đau được chẩn đoán ở giai đoạn trễ.
Sụt cân: do chán ăn, tiêu chảy, vã mồ hôi đầu.
Vàng da: vàng mắt, kèm theo ngứa ngáy, đi tiêu phân trắng, nước tiểu sậm màu.
Các triệu chứng biểu hiện đầu tiên còn tuỳ thuộc vị trí khối bướu. Bướu xuất hiện ở thân và đuôi tuỵ thường gây triệu chứng đau và sụt cân, trong khi bướu ở đầu tuỵ thường tạo triệu chứng vã mồ hôi đầu, sụt cân và vàng da. Khám lâm sàng, sờ thấy khối bướu hay tình trạng bụng báng, sờ chạm túi mật dưới bờ sườn phải, hoặc hạch trên đòn trái.
Làm sao phát hiện?
Khi bệnh nhân đến khám đã bị vàng da, siêu âm bụng là phương tiện hình ảnh đầu tiên thường được sử dụng. Những hình ảnh như giãn đường mật, khối bướu vùng đầu tuỵ sẽ gợi ý cho chẩn đoán.
Kỹ thuật chụp cắt lớp CT với độ nhạy và độ chuyên biệt cao có thể phát hiện bệnh ngay khi bệnh nhân chưa có triệu chứng vàng da, hình ảnh qua chụp cắt lớp cho biết sự lan rộng tại chỗ hoặc di căn như hạch bạch huyết, di căn gan... Các bác sĩ còn thực hiện kỹ thuật chụp đường mật tuỵ ngược dòng qua nội soi - ERCP, nội soi dạ dày và qua đó dùng chất cản quang bơm vào đường mật, chụp X-quang để khảo sát.
Những kỹ thuật khác cũng hiệu quả trong việc cho hình ảnh để chẩn đoán là siêu âm qua nội soi - EUS (có độ chính xác cao); chụp cộng hưởng từ - MRI; chụp cắt lớp bởi bức xạ pôsitrôn; xét nghiệm "chất đánh dấu bướu" trong huyết thanh CA19 - 9 (có giá trị trong việc theo dõi sau mổ và tiên lượng bệnh)…
Phẫu thuật sớm, sống lâu hơn
Ung thư tuỵ là bệnh lý ác tính khó phát hiện sớm, tiên lượng sống năm năm rất thấp. Tại Mỹ, phẫu thuật có thể trị khỏi ung thư này, nhưng không may là bệnh thường được chẩn đoán vào giai đoạn trễ, chỉ 15 - 20% bệnh nhân còn mổ được với tiên lượng rất xấu. Sống còn năm năm khoảng 25 - 30% khi hạch chưa bị di căn, và chỉ còn 10% khi đã có di căn hạch.
Hiện cách điều trị gồm các phối hợp đa mô thức: phẫu trị - hoá trị - xạ trị. Trong đó, phẫu thuật được chỉ định khi bệnh còn khu trú tại chỗ và ở giai đoạn sớm. Khi bệnh đã tiến xa hoặc di căn (di căn gan, lan tràn trong ổ bụng, bụng có dịch báng, đã có hạch trên đòn trái), là chống chỉ định mổ. Phẫu thuật thường được thực hiện gồm cắt khối tá tuỵ tiêu chuẩn (phẫu thuật Whipple), phẫu thuật có tính rộng lớn như phải cắt bỏ phần đầu tuỵ và khối bướu, cắt bỏ túi mật, cắt bỏ phần dưới của dạ dày và toàn bộ khung tá tràng, sau đó tái lập sự lưu thông của đường mật và dịch tuỵ.
Loại phẫu thuật thứ hai là cắt khối tá tuỵ biến đổi, phương pháp này có sự khác biệt là giữ lại cơ vòng môn vị. Khi bệnh đã ở vào giai đoạn muộn, thể trạng bệnh nhân suy sụp kèm theo vàng da vàng mắt (do bị tắc mật bởi khối bướu ở đầu tuỵ). Bệnh nhân được các bác sĩ thực hiện nội soi dạ dày và qua đó sẽ đặt một ống thông (stent) vào trong đường mật, hoặc được phẫu thuật nối thông mật - ruột, hoặc mở túi mật ra da nhằm giảm ứ mật trong gan.
Hoá trị hỗ trợ hay xạ trị hỗ trợ, hoặc kết hợp hoá/xạ trị có thể cải thiện thời gian sống còn cho bệnh nhân. Hiện nay, điều trị hỗ trợ sau mổ với sự kết hợp giữa các thuốc đặc trị ung thư cùng tia phóng xạ, cho thấy thời gian sống còn của bệnh nhân kéo dài hơn.

Theo TS.BS Bùi Chí Viết - SGTT

Phụ nữ thừa cân dễ tái phát ung thư vú

Trong số phụ nữ từng điều trị ung thư vú, những người thừa cân hoặc béo phì có tỷ lệ tái phát bệnh và tử vong cao hơn.

Tỷ lệ tái phát cao hơn 40%
Các nhà nghiên cứu tại Viện Điều trị Ung thư Montefiore Einstein (Mỹ) đưa ra kết luận trên sau khi phân tích tình trạng bệnh của gần 5.000 phụ nữ.
Số liệu cho nghiên cứu được lấy từ các cuộc thử nghiệm do Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) tài trợ, với đối tượng là phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn I, II và III. Trong số này, 1/3 bị béo phì và 1/3 trong tình trạng thừa cân. Tất cả đều được điều trị bằng phương pháp tiêu chuẩn, với liều lượng thuốc được điều chỉnh tùy theo mức cân nặng của từng người.
Sau 8 năm, cứ 4 phụ nữ thì có 1 người tái phát ung thư. Ngoài ra, 891 người đã tử vong, trong đó 695 trường hợp chết do ung thư vú.
Sau khi so sánh mức cân nặng của các thành viên tham gia, nhóm nghiên cứu nhận thấy, nhóm phụ nữ béo phì có tỷ lệ tái phát bệnh cao hơn 40% và tỷ lệ tử vong do ung thư vú hoặc các nguyên nhân khác cao hơn 69% so với nhóm có cân nặng trung bình.
Thậm chí ở nhóm phụ nữ thừa cân nhưng chưa tới mức béo phì, nguy cơ tái phát và tử vong vì bệnh cũng tăng cao theo cân nặng.
Mối liên hệ giữa mức cân nặng với tỷ lệ tái phát bệnh và tử vong đặc biệt đúng ở những phụ nữ mắc dạng phổ biến nhất của bệnh là ung thư vú dương tính với thụ cảm estrogen, chiếm khoảng 2/3 số trường hợp tham gia nghiên cứu.
TS Joseph Sparano, Trưởng nhóm nghiên cứu nhận định: "Béo phì có xu hướng đẩy cao nguy cơ tái phát bệnh ung thư vú và làm tăng nguy cơ tử vong - thậm chí ở những phụ nữ có sức khoẻ ổn định cho tới khi được chẩn đoán và các trường hợp đã sử dụng phương pháp hóa trị và trị liệu bằng hormon tốt nhất hiện nay".
Có thể Estrogen, insulin kích thích khối u phát triển
Mặc dù nghiên cứu mới chưa thể chỉ ra tác động trực tiếp của việc thừa cân tới ung thư vú nhưng Sparano cho rằng, đây là một sự giải thích hợp lý về mặt sinh học.
Theo giả thuyết ban đầu, tình trạng này có thể do một số loại hormon chi phối trọng lượng cơ thể đã kích thích khối u phát triển.
"Có thể có một số nhân tố đã cung cấp năng lượng cho khối u dương tính với thụ cảm estrogen phát triển, như chính estrogen chẳng hạn. Khảo sát cho thấy, phụ nữ thừa cân có lượng estrogen cao hơn",  TS Joseph Sparano cho biết.
Ngoài ra, cũng theo Sparano thì hàm lượng insulin trong cơ thể các bệnh nhân béo phì cũng cao hơn bình thường bởi trong cơ thể họ đã hình thành cơ chế kháng insulin. Chính insulin có thể là tác nhân kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư vú.
Theo TS Massimo Cristofanilli, Trưởng khoa Ung thư tại Trung tâm Ung thư Fox Chase (Mỹ), một nguyên nhân khác có thể là các loại thuốc kháng estrogen như  tamoxifen không đủ hiệu quả để đẩy lùi mức estrogen quá cao trong cơ thể phụ nữ béo phì.
Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh phụ nữ bị ung thư vú có thể cải thiện tình trạng bệnh về lâu dài bằng cách giảm cân, nhưng việc duy trì chế độ ăn lành mạnh và kiểm soát cân nặng vẫn có thể mang lại lợi ích cho người bệnh.

Theo Thu Thương
Kiến thức
/Reuters

Phụ nữ làm việc ca đêm dễ bị ung thư vú

Các nhà khoa học vừa có một kết luận bất ngờ: Phụ nữ phải làm việc trên 2 ngày mỗi tuần vào ca đêm tăng gấp đôi nguy cơ bị ung thư vú.

Nguy cơ đó còn lớn hơn ở những người mà nhịp sinh học thuộc loại “sơn ca” (tức tạng người ban ngày tỉnh táo nhưng ban đêm lơ mơ, theo cách gọi của các nhà tâm lý học). Kết luận này là của các nhà nghiên cứu y học thuộc Viện dịch tễ học ung thư, Đan Mạch.
Tuy nhiên họ vẫn chưa giải thích được nguyên nhân của hiện tượng này. Rất có thể là khi làm trong ca đêm, việc sản sinh ra melatonin - chất hocmon có tác dụng bảo vệ khỏi bị xuất hiện các khối u - trong cơ thể người phụ nữ giảm xuống.
Ngoài ra sự làm việc trong ca đêm phá huỷ nhịp sinh học của cơ thể, làm mất đồng bộ giữa chiếc đồng hồ sinh học của não bộ với những tế bào trong các cơ quan, vì vậy đã dẫn đến sự phát triển không kiểm soát được của các tế bào trong mô vú.
Trong quá trình nghiên cứu các nhà y học đã khảo sát hồ sơ bệnh án của 18.500 phụ nữ phục vụ trong quân đội Đan Mạch, trong số đó có 210 người bị ung thư vú và so sánh với những người cùng tuổi nhưng không mắc bệnh này.
Một số phụ nữ tham gia vào công trình nghiên cứu (551 người phụ nữ khoẻ mạnh và 141 người bị ung thư) đã kể lại tỉ mỉ với các nhà nghiên cứu về cách sống của mình, tính chất công việc họ làm cũng như nói ra cả những sự kiện khác mà họ đã trải qua như tham gia  tắm tia tử ngoại, trị liệu hocmon và việc dùng chất tránh thai gì, theo cách nào. Ngoài ra trong số họ bao gồm cả hai loại người mà các nhà tâm lý xếp vào nhóm “sơn ca” và “cú” (chỉ những người ban đêm rất tỉnh táo).
Phân tích kết quả, các nhà y học phát hiện ra rằng ở những người phụ nữ làm việc vào ban đêm có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn 50% so với so với những người cùng độ tuổi có chế độ làm việc bình thường. Những người phụ nữ làm việc ban đêm vào ca 3 với số ngày làm đêm trong tuần nhiều hơn  nữa thì nguy cơ bị ung thư tăng gấp đôi.
Đồng thời họ cũng quan sát thấy có sự khác biệt giữa những phụ nữ thuộc nhóm “sơn ca” và “cú” phải làm việc vào ban đêm. Nếu như những “cú” phải làm việc đêm dễ mắc ung thư gấp đôi những người chỉ làm việc ban ngày thì những “son ca” làm đêm dễ trở thành nạn nhân của các khối u ác tính nhiều hơn gấp 4 lần.
Song kết luận này không chỉ đúng đối phụ nữ mà còn đúng đối với cả nam giới nữa, song chỉ giới hạn ở một loại ung thư đặc trưng của nam giới: ung thư tuyến tiền liệt.
Để giảm thiểu tác động của “hiệu ứng thao thức”, các tác giả của công trình nghiên cứu  khuyên nếu phải làm đêm, thì nên làm ở những vị trí không có ánh sáng mạnh vì chính ánh sáng làm giảm sự sản sinh ra melatonin. Nói chung, nên giảm thời gian làm đêm cho phụ nữ đến mức tối thiểu, nhiều nhất chỉ 3 lần/tuần.

Theo Bảo Châu
Vietnamnet

Ung thư cổ tử cung - những quan niệm sai lầm phổ biến


Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 15 đến 44 tại Việt Nam. UTCTC gây ra gánh nặng và những tổn thất vô cùng to lớn về sức khoẻ và tinh thần cho bản thân người phụ nữ mắc bệnh và cả những người thân trong gia đình. Do đó việc chị em phụ nữ hiểu và phòng tránh căn bệnh này là rất cần thiết.
Căn bệnh di truyền ?
Kết quả từ cuộc khảo sát gần đây về nhận thức của người phụ nữ đối với căn bệnh UTCTC tại một số quốc gia châu Á cho thấy 39% phụ nữ cho rằng UTCTC có tính di truyền. Thật ra, UTCTC không phải loại bệnh do di truyền. Nguyên nhân gây UTCTC đã được xác định là do nhiễm HPV, một loại vi rút gây u nhú ở người có tỉ lệ lây nhiễm rất cao qua đường tình dục.
Sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân tốt sẽ không bị UTCTC?
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng, UTCTC chỉ xảy ra với những người có quan hệ bừa bãi, sinh đẻ nhiều và vệ sinh cá nhân kém. Những yếu tố này làm gia tăng nguy cơ nhiễm HPV. Tuy nhiên, thực tế là HPV rất dễ lây lan, chỉ cần tiếp xúc ngoài da ở bộ phận sinh dục đã có thể lây. Nhiễm HPV là nhiễm trùng đường sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ. Do đó UTCTC có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào.
Đã nhiễm HPV thì chắc chắn bị UTCTC và HPV nào cũng gây ung thư?
Trên thực tế nhiều chị em nhiễm HPV rồi tự hết mà không cần điều trị. Một số khác nhiễm lâu dài với những loại HPV có khả năng gây ung thư qua nhiều năm thì các tổn thương sẽ dần dần tiến triển ở cổ tử cung và trở thành ung thư. Gây ra UTCTC nhiều nhất là HPV 16, 18, 31, 45, với hơn 80% các ca UTCTC 4.
Chỉ khám phụ khoa định kỳ và tầm soát là đủ?
Việc khám phụ khoa và thực hiện tầm soát bằng pap smear định kỳ ít nhất mỗi năm một lần là rất cần thiết đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Phương pháp này giúp kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm để có thể điều trị kịp thời. Tuy nhiên phương pháp này không giúp phòng ngừa HPV, nghĩa là không ngăn chặn được nguyên nhân gây bệnh ban đầu. Hiện nay đã có vắc xin ngừa những tuýp HPV gây bệnh phổ biến nhất và việc chủng ngừa song song với khám tầm soát định kỳ sẽ giúp chị em phòng ngừa UTCTC tốt nhất.
Chủng ngừa UTCTC sớm là không cần thiết?
35% bà mẹ có con trong tuổi vị thành quan niệm rằng con gái họ còn quá nhỏ nên chưa cần chủng ngừa. Đây là quan niệm cần thay đổi. Việc chủng ngừa giúp ngăn ngừa nhiễm HPV gây bệnh, thực hiện càng sớm sẽ càng giảm được nguy cơ lây nhiễm. Vắc xin phòng UTCTC giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy HPV trước khi chúng xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.

Theo Anh Vũ
Vietnamnet

Vì sao các thai nhi không bị ung thư?

Khi còn nằm trong bụng mẹ, các em bé có một khả năng rất đặc biệt là kiểm soát được các tế bào bất thường và loại bỏ triệt để các khối u trong cơ thể.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng khi còn nằm trong bụng mẹ, các em bé có một khả năng rất đặc biệt là kiểm soát được các tế bào bất thường và loại bỏ triệt để các khối u trong cơ thể. Những đặc tính này không còn được duy trì một khi trẻ đã chào đời.
Giáo sư Zhang Yaochuan, Viện Nghiên cứu hoá sinh Thượng Hải, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, trong cơ thể bào thai có tới hơn 100.000 yếu tố sinh hoá tham gia điều tiết sự phát triển bình thường của các tế bào. Các yếu tố này được chia làm 2 nhóm. Một nhóm làm mọi cách để tế bào bình thường phát triển với tốc độ cao nhất. Nhóm thứ hai có nhiệm vụ kìm hãm tối đa sự phát triển bất bình thường của tế bào ung thư (cô lập các tế bào này, chặn đường tiếp tế chất dinh dưỡng, khiến chúng không thể phát triển bình thường). Hai quá trình này diễn ra song song và hoạt động rất hiệu quả.
Đáng tiếc là sự điều tiết này dường như đã chấm dứt ngay sau khi các tế bào của cơ thể được sắp xếp đúng chỗ và hoạt động bình thường, chuẩn bị cho đứa trẻ tách khỏi cơ thể mẹ. Sau khi em bé chào đời, các tế bào ung thư không còn bị kiểm soát nữa sẽ phát triển nhanh chóng.
Phát hiện này được đánh giá là hết sức quan trọng. Nếu người ta tìm được cách phục hồi khả năng kiểm soát tế bào ung thư ở người sau khi sinh thì bệnh ung thư sẽ chỉ còn là một danh từ nằm trong từ điển.

Theo Vnexpress/Lao động/Genetic Secrets

Làm gi khi được chẩn đoán bị ung thư?

Khi bị chẩn đoán là ung thư, đừng hoảng loạn! Hãy lắng nghe bác sĩ nói. Họ sẵn lòng chia sẻ với bạn những gì cần thiết nhằm giúp bạn hiểu mình cần phải làm gì.

 
Tôi nhớ một phụ nữ châu Âu đã trút sự tức giận lên tôi khi được báo bà bị bệnh ung thư não có tên là u thần kinh đệm đa dạng. Bà nói với tôi: "Tôi sống rất lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau, tập thể dục mỗi ngày và uống nhiều nước nên không thể bị ung thư".

Bà cảm thấy những bác sĩ của bà (bác sĩ nội thần kinh, phẫu thuật thần kinh, giải phẫu bệnh học, xạ trị và tôi) là vô cùng kém cỏi.
Có những bệnh nhân chấp nhận sự thật này và bắt đầu tập trung vào những việc cần phải làm. Tôi chưa quên một người đàn ông được chẩn đoán bị ung thư đại tràng. Ông ta đã mỉm cười với vợ và nói rằng: "Em thấy không, anh đã nói rồi mà!".
Khi bị chẩn đoán là ung thư, đừng hoảng loạn! Hãy lắng nghe những gì bác sĩ nói. Yêu cầu sự trợ giúp từ bạn bè và gia đình. Hãy dành thời gian để đặt ra những câu hỏi mà bạn cần được giải đáp.
Các bác sĩ rất sẵn lòng chia sẻ với bạn những gì cần thiết nhằm giúp bệnh nhân hiểu mình cần phải làm gì.
Có các loại ung thư nào?
Các chẩn đoán luôn cần phải có bằng chứng từ mô học ung thư. Đây là bước tối quan trọng và không được phạm sai lầm. Một bác sĩ giải phẫu bệnh học giỏi, có trách nhiệm không chỉ là đưa ra chẩn đoán, mà còn cung cấp thông tin về loại ung thư.
Chẳng hạn, trong ung thư vú, cần biết về kích thước khối u và bao gồm cả số lượng các hạch bạch huyết bị xâm lấn để tiên lượng nguy cơ bệnh sẽ tái phát.
Nếu chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng, thì việc tìm kiếm sự tư vấn của một bác sĩ giải phẫu bệnh học là rất hữu ích. Bệnh nhân (và cả bác sĩ) đã làm đúng khi yêu cầu gởi mẫu bệnh phẩm cho một bác sĩ giải phẫu bệnh học khác để xác định lại chẩn đoán.
Ung thư ở giai đoạn nào?
Ung thư ở những giai đoạn muộn thì tiên lượng càng không tốt. Khi nghi ngờ bị ung thư, bước kế tiếp rất quan trọng là đánh giá giai đoạn của bệnh, xem bệnh có lan xa hay chưa. Ngày nay, có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất hữu dụng, như X quang, siêu âm, CT scan, MRI và hình ảnh hạt nhân.
Một loại máy hiện đại và tinh vi nhất hiện nay hỗ trợ chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư là PET - CT. Sự khác biệt lớn nhất giữa PET - CT và các thiết bị chẩn đoán hình ảnh khác là sự kết hợp xử lý hình ảnh chuyển hóa và hình ảnh giải phẫu học.
Bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ chất đường glucose được đánh dấu bằng chất phóng xạ.Các tế bào ung thư "rất thích" đường.

Như vậy, glucose sẽ được các tế bào ung thư bắt giữ và chất phóng xạ sẽ sáng lên đánh dấu vị trí, kích thước và tính hoạt động của tế bào ung thư. Phần CT trong PET cho phép xác định chính xác vị trí các tế bào ung thư .
PET-CT giúp giảm thiểu những cuộc phẫu thuật không cần thiết, vì nó có thể xác định được ung thư đã di căn, trong khi một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác có thể bỏ sót.
Có những tài liệu nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân ung thư phổi cần phẫu thuật đều phải sử dụng PET-CT. PET-CT giúp tránh được những cuộc phẫu thuật không cần thiết (khi bệnh đã di căn) trong một nửa bệnh nhân mắc ung thư phổi.
Điều trị ung thư như thế nào?
Có ba phương pháp chính để điều trị ung thư là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Muốn chữa khỏi ung thư, phải loại bỏ hết ung thư và chắc chắn nó sẽ không bao giờ tái phát. Do đó, chữa khỏi bệnh có nghĩa là không có bất kỳ sự tái phát nào tại chỗ và xung quanh vùng bị ung thư ban đầu, cũng như không tái phát ở những nơi khác trong cơ thể.
Phẫu thuật và xạ trị kết hợp nhằm mục đích chắc chắn rằng khu vực đó đã được "tiệt trùng triệt để". Phẫu thuật tận gốc để chắc chắn tất cả khối ung thư đã được loại bỏ. Xạ trị tiếp theo để tiêu diệt những tế bào ung thư có thể còn sót lại tại vị trí phẫu thuật.
Hóa trị thì khác, nó tiêu diệt các tế bào ung thư đã đi đến vị trí khác và "ẩn náu" ở những cơ quan khác của cơ thể như xương, gan và phổi.
Những tế bào rất nhỏ và có thể không tìm ra được bởi các phương tiện chẩn đoán hiện đại. Hóa trị có thể bằng đường uống hoặc tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ngừa sự di căn xa hơn.
Những trung tâm ung thư ở Singapore hội tụ các chuyên gia từ nhiều chuyên khoa nhằm đem đến cho bệnh nhân ung thư sự chăm sóc đa chuyên khoa.
Chẳng hạn, một bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 3 có 50 - 75% nguy cơ ung thư tái phát mặc dù ung thư đã được phẫu thuật cắt bỏ thành công. Với sự hỗ trợ của hóa trị và xạ trị, nguy cơ tái phát tại chỗ và tái phát xa giảm xuống còn 25%.
Có cần thêm ý kiến khác?
Điều này tùy thuộc vào sự tin tưởng của bệnh nhân với bác sĩ điều trị. Nếu bệnh nhân muốn thì nên tìm kiếm ý kiến thứ hai ở những trung tâm ung thư nổi tiếng, có đầy đủ phương tiện hiện đại, có nhiều chuyên gia giỏi ở nhiều chuyên khoa khác nhau.
Ý kiến thứ hai rất quan trọng vì các chuyên gia có thể có những cách tiếp cận tốt hơn.
Một ví dụ, có một phụ nữ 78 tuổi bị ung thư cạnh thanh quản. Bà được khuyên là nên phẫu thuật cắt bỏ dây thanh - một lựa chọn điều trị hợp lý đối với loại ung thư này. Nhưng như vậy bà sẽ mất đi giọng nói. Bà ấy bị mù chữ và nói chuyện là cách chính để giao tiếp.
Vì vậy, chúng tôi đã lập ra một kế hoạch điều trị không ảnh hưởng đến việc cắt đi dây thanh của bà, và bệnh nhân đã rất hạnh phúc.
Khi bị chẩn đoán là ung thư, đừng hoảng loạn! Hãy lắng nghe những gì bác sĩ nói. Yêu cầu sự trợ giúp từ bạn bè và gia đình.
Hãy dành thời gian để đặt ra những câu hỏi mà bạn cần được giải đáp. Các bác sĩ rất sẵn lòng chia sẻ với bạn những gì cần thiết nhằm giúp bệnh nhân hiểu mình cần phải làm gì.
 

Theo BS. ANG PENG TIAM - Doanh Nhân Sài Gòn

Xu thế mới trong điều trị ung thư

Đa số bệnh nhân (BN) ung thư (UT) phải chịu đựng sự dày vò cả thể xác lẫn tinh thần. Vì vậy, việc chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) cơn đau cho họ rất quan trọng.

CSGN là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự đau khổ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua việc phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau, những vấn đề tâm lý và thực thể khác.
 
Giảm nhẹ sự đau khổ
Nhiệm vụ cơ bản của y học không chỉ điều trị khỏi bệnh mà còn làm dịu đi nỗi đau đớn của con người. Bởi những BN mắc các bệnh như HIV/AIDS, UT, bệnh mãn tính, có khả năng qua đời trong vòng sáu tháng… thường phải chịu đựng nhiều đau đớn.
Chương trình CSGN này được BV Ung Bướu triển khai từ tháng 1/2011, đã chăm sóc cho nhiều BN UT tại TP.HCM. Ông N.V.H. (Vĩnh Long) nhập viện do UT tuyến tiền liệt, hai chân ông bị liệt, bệnh còn gây bế tắc đường tiểu, trực tràng, suy thận, không đại tiện được phải mở hậu môn tạm. Sau một tháng được CSGN, ông H. bớt đau đớn, sức khỏe cải thiện rất tốt.
ThS-BS CKI Quách Thanh Khánh - Phó trưởng khoa Chăm sóc giảm nhẹ BV Ung Bướu TP.HCM cho biết: "Mỗi năm có khoảng 200.000 người được chẩn đoán mắc bệnh UT và khoảng 70% số người khi phát hiện đã rơi vào tình trạng UT giai đoạn cuối (Hội UT Việt Nam). 75% BN UT đau nhức và 53% bị đau ở mức độ từ trung bình đến nặng. Họ chính là những người cần được CSGN để giảm chịu đựng về thực thể, tâm lý cũng như xã hội và tâm linh.
 
Phương pháp CSGN là nhắm đến căn nguyên gây đau ở BN UT để triệt tiêu nó. Phương pháp này cũng áp dụng cùng các phác đồ điều trị (hóa trị, xạ trị, phẫu thuật giảm nhẹ) nhằm giúp BN chống đỡ tốt hơn với căn bệnh, kìm hãm sự phát triển của khối u. Nhờ đó, giúp giảm đau đớn cho người bệnh, giảm thấp lở loét, các viêm nhiễm và giúp tinh thần của BN nâng lên. Với mỗi loại UT và giai đoạn bệnh khác nhau, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp, giúp người bệnh dễ chịu, có thể duy trì sinh hoạt thường ngày".
Những điều "bị bỏ quên"
Thế giới của người khỏe mạnh phần lớn dành cho công việc, tiền bạc, sự thăng tiến, sau đó là gia đình, nhà cửa, còn sức khỏe chỉ chiếm một phần nhỏ. Nhưng trong thế giới của người bệnh, điều họ quan tâm chính là gia đình và tâm linh. Có nhiều trường hợp, bệnh tình chuyển biến nặng, những vết lở loét bắt đầu xuất hiện kèm theo mùi hôi khó chịu. Nếu không được CSGN, BN cảm thấy đau khổ, tủi thân, bị xa lánh.
Như trường hợp của chị L.T.N. (37 tuổi, Q.1, TP.HCM), bị nhiễm HIV, đang bị lao phổi và dần chuyển sang AIDS. Những tháng cuối cùng, cơ thể chị bị lở loét, nội tạng bị phá hủy. Người nhà xa lánh, không dám tắm rửa vì mùi hôi thối bốc ra từ cơ thể chị. BS Khánh cho biết, chị N. phải được CSGN như tắm rửa, vệ sinh thân thể, chăm sóc da, xử trí vết loét đúng cách, điều trị giảm đau và nhất là được động viên, an ủi giống những người bình thường khác. Nhưng đáng ngại là đôi khi những hành động xa lánh của người thân đã làm cho BN đau đớn hơn vào những phút cuối đời và ra đi không được thanh thản.
CSGN chính là hỗ trợ y học, nhắc lại những điều đôi khi y học hiện đại (quá chú ý vào cơ quan, sinh học phân tử) ít lưu tâm, tức xem trọng người bệnh chứ không phải căn bệnh, và CSGN mang đậm tính nhân văn, đã giúp BN giảm được những đau đớn, vật vã, khó thở vì bệnh tật dày vò; kiểm soát tốt cơn đau và các triệu chứng khác; có những quyết định điều trị rõ ràng; BN cảm thấy hoàn tất công việc trong cuộc đời; sẵn sàng cho cái chết (nếu cái chết gần kề); duy trì được các mối quan hệ với người chung quanh; bảo toàn được nhân phẩm… Không chỉ bác sĩ, nhân viên y tế mới có thể thực hiện CSGN, mà ngay cả những người thân trong gia đình đều có thể CSGN cho BN bằng cách gần gũi, an ủi, động viên họ.
"Đây là một xu thế mới ở Việt Nam, điều trị tiết kiệm chi phí, giảm tải được cho các bệnh viện nhưng lại giúp người bệnh thấy nhẹ nhàng, không có cảm giác bị bỏ rơi" - ThS-BS Khánh nhấn mạnh.

 Theo Hoa Lài - Phụ nữ online

Ăn gạo lứt muối mè tránh tái phát ung thư

Đó là khẳng định của BS Nguyễn Hoài Nam, nguyên Chủ nhiệm Khoa Nhi, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108.

Ông công bố đã hướng dẫn cho một số người sau điều trị Tây y thực hiện phương pháp thực dưỡng - ăn gạo lứt muối mè đã khỏi bệnh 7 - 8 năm không tái phát.
Tự mình thử nghiệm
Ở tuổi 83, sống một mình trong căn hộ nhỏ tại khu tập thể Thành Công, Hà Nội, BS Đỗ Hoài Nam trông gầy gò nhưng vẫn nhanh nhẹn và minh mẫn. Ông vẫn có thể tự đạp xe đi hướng dẫn và thăm người bệnh.
Trong thời gian công tác ở Khoa Nhi, ông đau đớn khi chứng kiến cảnh nhiều em nhỏ bị ung thư, điều trị bằng đủ các phương pháp nhưng sự sống cũng chỉ kéo dài được 1 - 2 năm. Vì vậy, từ năm 1990, ông bắt đầu tìm tòi nghiên cứu đến các phương pháp khác để giúp đỡ người bệnh.
 Khi đó tại viện 108, BS Lê Minh đã nghiên cứu hướng dẫn cho nhiều người sử dụng có kết quả nên ông cũng áp dụng cho mình. Bởi bản thân ông vốn bị bệnh hen, trào ngược dạ dày thực quản, suy nhược thần kinh mạn tính.
Chữa trị Tây y không dứt được bệnh, đặc biệt bệnh suy nhược thần kinh mất ngủ liên miên, có khi kéo dài cả tháng trời, thuốc ngủ cũng chẳng có tác dụng. Ông thực hiện ăn gạo lứt muối vừng thì từ đó đến nay, bệnh khỏi không tái phát. Hiện tại dù tuổi cao nhưng ông vẫn ngủ được cả đêm. Từ đó ông bắt đầu hướng dẫn phương pháp này cho các bệnh nhân ung thư, bị bệnh mạn tính.
Không áp dụng triệt để dễ chết đáng tiếc
BS Nguyễn Hoài Nam cho biết, chế độ thực dưỡng ít mỡ động vật, ít đạm động vật thường cho kết quả nhanh chóng với các bệnh huyết áp, hạ mức mỡ trong máu; cải thiện chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân quá khả năng phục hồi, nhất là các bệnh ung thư, đột quỵ, bệnh mạn tính...
Với bệnh nhân ung thư, nhiều người thực hiện nhưng số người thực hiện triệt để phương pháp thì rất ít nên kết quả cũng chưa nhiều. Riêng ông hướng dẫn và theo dõi những người thực hiện triệt để thì có khoảng 10 người cả trong Nam ngoài Bắc khỏi bệnh trên 7 - 8 năm.
Như trường hợp bệnh nhân N.T.T. là y tá ở 40 Hàng Hành, Hà Nội bị ung thư vú di căn xương sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị không đáp ứng đã quay sang dùng phương pháp này. Bệnh ổn định được 8 năm, chị mới mất được vài tháng. Đặc biệt, bệnh nhân L.T.D. (47 tuổi ở ngõ 12, Đào Tấn, Hà Nội) bị ung thư phổi, điều trị hóa chất tại Singapore được trả về do suy thận nặng, nhờ áp dụng thực dưỡng tới nay sau 8 năm vẫn khoẻ mạnh...
Ngoài thông báo các ca thành công, BS Nguyễn Hoài Nam cũng đưa ra cảnh tỉnh về một số bệnh nhân tham gia phương pháp một cách không triệt để dẫn tới cái chết đáng tiếc. Đó là một bệnh nhân ở Hà Nội, được Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 chẩn đoán u vòm hầu. Vì sợ mổ, bệnh nhân xin điều trị thực dưỡng.
Sau 10 ngày nhịn ăn, bệnh nhân hoàn toàn thoải mái, tươi tỉnh, không còn triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân đi kiểm tra, bác sĩ kết luận không thấy khối u, có thể do chẩn đoán cũ sai và khuyên bệnh nhân ăn uống thoải mái nhưng bệnh nhanh chóng tái phát và người bệnh đã chết rất nhanh...
Vẫn phải điều trị Tây y
Dù rất ngợi khen phương pháp thực dưỡng chữa ung thư và khẳng định chỉ có ăn gạo lứt muối mè mới chữa triệt căn và khiến ung thư không tái phát nhưng BS Nguyễn Hoài Nam vẫn khuyên, khi đã phát hiện ra bệnh ung thư, nhất là ở giai đoạn muộn thì bắt buộc vẫn phải điều trị Tây y.
Bởi ăn gạo lứt muối mè phải ít nhất 4 tháng mới có tác dụng, trong khi bệnh ung thư tiến triển rất nhanh, nếu không điều trị thì có khi bệnh nhân chết vì bệnh trước khi phương pháp thực dưỡng có tác dụng. Vì vậy, ngay khi thực hiện điều trị Tây y là áp dụng ngay phương pháp này để hai mục tiêu đánh cùng một đích, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. Còn khi điều trị Tây y xong, nên thực hiện triệt để thực dưỡng, có như vậy ung thư mới không tái phát.
Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Hoài Nam, thực hiện thực dưỡng không hề đơn giản, dễ bị ngăn cản nếu không có niềm tin và ý chí thì dễ sai phạm hoặc bỏ dở nửa chừng. Đặc biệt, gạo lứt muối mè rất khó ăn, cứng lại đòi hỏi phải nhai rất kỹ để xuất tiết nhiều nước miếng được y sư gọi là "cam lộ" - sương ngọt của trời, có tác dụng thấm nhuần tạng phủ, nuôi dưỡng da thịt được tốt tươi, mát mẻ.
Trái lại nhai dối sẽ khiến thức ăn khó tiêu, bị sình thối sinh ra hơi độc. Ngoài ra, uống quá nhiều nước hoặc cố nhịn uống, nhịn ăn không cẩn thận... dễ gây ra kiệt sức hoặc những phản ứng mãnh liệt dẫn đến sự nguy hiểm cho sức khoẻ. Chính vì vậy, phương pháp này ở mỗi người là khác nhau, phải biết linh động thực hiện sao cho quân bình và điều độ mới có kết quả như ý.
Ngoài thực hiện thực dưỡng khi điều trị ung thư theo phương pháp này, người bệnh còn phải áp dụng các phương pháp trợ phương đắp nước gừng khoai sọ hoặc dầu mè, dầu cám, bột gạo lứt... vào nơi tổn thương. Đặc biệt, tinh thần rất quan trọng cần lạc quan, tin tưởng và thực hiện tập thiền định tĩnh công.

Theo Thúy Nga
Kiến thức

Ung thư dạ dày vì ăn quá mặn

Một trong những nguyên nhân chính làm bệnh tim mạch, ung thư dạ dày tăng cao là do thói quen ăn mặn hàng ngày.

"Kẻ thù" của nhiều căn bệnh
Ăn mặn đã là thói quen của nhiều người và nó cũng là nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp. TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng Phòng Dinh dưỡng cộng đồng, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM giải thích: khi ăn nhiều muối, chúng ta đã vô tình đưa nhiều natri vào trong cơ thể. Tuy natri rất quan trọng cho cơ thể nhưng khi hàm lượng natri trong máu tăng, thận sẽ phải làm việc không ngừng để lọc máu.
Nếu lượng natri trong máu cao vượt khả năng lọc của thận, sẽ làm gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Hậu quả là nước sẽ di chuyển vào bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu. Điều này dẫn đến tăng huyết áp và tăng gánh nặng hoạt động của tim, nghĩa là tim phải bơm một lượng máu lớn hơn bình thường với áp lực cao, về lâu dài sẽ dẫn đến suy tim.
Theo kết quả một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học California (Mỹ), nếu khi còn trẻ chúng ta giảm sử dụng khoảng 3.000 mg muối ăn/ngày thì khi về già có thể giảm được 30% - 43% nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Theo WHO, mỗi người không nên ăn quá 6g muối/ngày.
Theo WHO, mỗi người không nên ăn quá 6g muối/ngày
Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy, nếu giảm ăn muối suốt thời gian khi còn trẻ đến 50 tuổi thì sẽ giảm 7% - 12% nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, giảm từ 8% - 14% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm từ 5% - 8% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu của của Quỹ Nghiên cứu ung thư Thế giới (WCRF - Anh) chỉ ra, 14% trường hợp ung thư dạ dày do thói quen ăn mặn hàng ngày.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ăn mặn liên quan đến viêm dạ dày tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển. Vi khuẩn này là căn nguyên của 80% trường hợp ung thư dạ dày.
Cũng theo WCRF, 3/4 lượng muối nằm trong thức ăn công nghiệp đã qua chế biến. Do vậy, hàng ngày bạn không dùng nước chấm, nước mắm thì bạn vẫn có thể tiêu thụ quá 6g/ ngày mà không hay biết.
Trung tâm Phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC) cảnh báo, trong thực phẩm chế biến hoặc thực phẩm nấu nướng trong nhà hàng quán ăn có chứa hàm lượng muối cao. Cũng theo CDC, ăn mặn còn liên quan đến suy giảm trí nhớ. Đặc biệt những người cao tuổi, người ăn mặn thường bị suy giảm trí nhớ nhanh hơn những người ăn nhạt.
Ăn bao nhiêu là đủ?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để giữ sức khỏe tốt, một người bình thường không nên ăn quá 6g muối/người/ngày (tương đương 1 muỗng cà phê muối). Cần lưu ý lượng muối cho phép ăn vào ở đây không chỉ là muối ăn mà còn là muối ẩn chứa trong các thực phẩm khác. Trong khi đó, Viện Dinh dưỡng cho biết người Việt Nam hiện nay đang dùng muối lên đến 18-22 g/người/ngày, cao gấp 3 lần so với khuyến cáo.
Ăn mặn có nguy cơ gây nhiều bệnh về tim mạch, ung thư dạ dày.
Ăn mặn có nguy cơ gây nhiều bệnh về tim mạch, ung thư dạ dày
Sở dĩ có tình trạng trên là bởi từ xa xưa, người Việt Nam đã quen dùng muối để tạo các gia vị mặn như nước mắm, nước tương, tương,… và dùng muối để bảo quản thức ăn tránh hỏng như các loại mắm, khô cá, các loại rau cải muối chua,… 
Bên cạnh đó, theo xu hướng của cuộc sống hiện đại, chúng ta lại sử dụng nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng muối cao gấp đôi so với lượng muối dùng trong thức ăn chế biến tại gia đình mà chúng ta thường ít để ý đến.
Vì vậy, giảm lượng muối ăn hằng ngày trong món ăn, vừa giữ gìn sức khỏe mà vẫn vừa cảm thấy ngon miệng đang là mối quan tâm của nhiều người. Theo BS Minh Hạnh, để làm được điều này, chúng ta phải tập dần dần, không thể giảm đột ngột (trừ các trường hợp bị các bệnh lý mà bác sĩ chỉ định phải ăn nhạt). 
Nên bắt đầu giảm muối từng bước một như: chọn các loại nước chấm có công thức giảm mặn, pha loãng thay vì ăn nguyên chất, nêm thức ăn nhạt hơn thói quen ăn uống bình thường, hạn chế các món chế biến mặn, thực phẩm chế biến sẵn…
Ngoài ra, cần tập cho trẻ nhỏ thói quen ăn nhạt ngay từ nhỏ để hạn chế các hiểm họa bệnh tật do ăn mặn gây ra.


Theo Thu Huyền - VietQ

Bạn biết gì về ung thư đại trực tràng?

Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam và tăng lên trong những năm gần đây.

 
Nguyên nhân chưa rõ ràng, tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây UTĐTT là tiền sử gia đình có người bị UTĐTT, có polyp trong đại trực tràng, bệnh đa polyp, viêm đại tràng mạn tính, ăn nhiều mỡ.

Những nước có tỷ lệ người ăn mỡ cao thì UTĐTT cao hơn hẳn những nước mà người dân có chế độ ăn ít mỡ. Chế độ ăn nhiều rau, nhiều ngũ cốc có thể ngăn chặn các chất sinh ung thư và làm giảm nguy cơ UTĐTT.
Triệu chứng ban đầu của UTĐTT thường khá mơ hồ và không đặc hiệu, thường bệnh nhân bị mệt, khó thở, thay đổi thói quen đi cầu (phân dẹp, hay tiêu chảy, táo bón, đi cầu ra máu), đau bụng, chuột rút, đầy hơi...
Triệu chứng cũng tùy thuộc vào vị trí của khối u trong đại trực tràng . Các khối u ở vị trí phần cao đại tràng thường gây các triệu chứng như chuột rút, đầy hơi, yếu, mệt, khó thở, giảm cân..., trong khi các khối u phần thấp thường gây bón, thay đổi thói quen đi cầu, phân nhỏ dẹp, đi cầu ra máu...
 
 
Ở những bệnh nhân UTĐTT giai đoạn sớm, ung thư chỉ giới hạn trong lớp niêm mạc bề mặt, phẫu thuật là cách điều trị duy nhất có hiệu quả với khả năng sống vượt quá 80%. Ở những bệnh nhân UTĐTT tiến triển, khi khối u đã xâm lấn sâu vào thành ruột và di căn xa, tỷ lệ sống còn sau 5 năm là ít hơn 10%.

Nếu bằng phương pháp hóa trị thì áp dụng ở một số bệnh nhân tại thời điểm phẫu thuật không có di căn xa nhưng ung thư đã xâm lấn sâu vào thành ruột hoặc các hạch lân cận, có nguy cơ ung thư tái phát tại chỗ, lân cận hay thậm chí cơ quan xa thì hóa trị là phương pháp điều trị có thể trì hoãn sự tái phát của khối u và cải thiện khả năng sống.

Người ta cũng ghi nhận có sự giảm đáng kể sự tái phát của ung thư trực tràng ở những bệnh nhân được xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật. Nếu không xạ trị, nguy cơ tái phát của ung thư trực tràng là gần 50%, nếu có xạ trị con số này là 7%.
 

 Theo BS Trần Quốc Vĩnh - Doanh Nhân Sài Gòn

Hoạt động thể chất tích cực giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú

Theo một cuộc nghiên cứu mới đây những phụ nữ có lối sống hoạt động thể chất tích cực có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.


Hoạt động thể chất tích cực giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú
Viện nghiên cứu ung thư châu âu (EPIC) sau khi tiến hành các phân tích trên hơn 8.000 trường hợp mắc bệnh ung thư vú đã đi đến kết luận rằng những phụ nữ có hoạt động thể chất tích cực ở mức độ cao nhất sẽ giảm được 13% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú so với những phụ nữ có mức độ hoạt động thể chất thấp nhất. Ngay cả những phụ nữ chỉ hoạt động thể chất tích cực ở mức độ trung bình cũng giảm được 8% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Các phát hiện được đăng tải trên tạp chí ung thư quốc tế cũng đưa ra lời khuyên rằng các hoạt động như làm công việc nhà, đi bộ và làm vườn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ.
GS Tim Key, nhà dịch tễ học của tổ chức nghiên cứu ung thư Anh quốc, cho biết: "Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định những lợi ích của một lối sống tích cực- ngay cả chỉ với một lượng vận động vừa phải". Ông nhấn mạnh:" Nhiều cuộc nghiên cứu nữa cần phải được tiến hành trên các loại bệnh ung thư khác để làm sáng tỏ cơ chế hoạt động cũng như mối liên hệ giữa một lối sống hoạt động thể chất tích cực và bệnh ung thư".
Tổ chức nhân đạo Breast Cancer Care đánh giá cao những phát hiện mới này. Giám đốc của tổ chức, TS Emma Pennery, cho rằng những phát hiện này giúp chúng ta củng cố thêm niềm tin vào tầm quan trọng của một lối sống hoạt động thể chất tích cực. Bà nói thêm: "Thật tuyệt vời khi biết rằng hoạt động thể chất tích cực không phải là chúng ta phải chạy marathon hay leo một ngọn núi. Chỉ các hoạt động bình thường hàng ngày cũng là một phần của lối sống thể chất tích cực và chúng sẽ có tác động rất tốt đến sức khỏe chúng ta".
AloBacsi.vn
 Theo Ngọc Tuyên - Dân trí/ netdoctor

Chuối tiêu có tác dụng chống ung thư

Chuối càng chín (các chấm đen trên vỏ càng nhiều) thì tác dụng chống ung thư càng rõ nét.

Ngoài ra, khả năng tạo miễn dịch của chuối cũng cao hơn so với các loại quả khác. Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo (Nhật Bản).
Trong các thí nghiệm trên động vật, nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh khả năng tạo miễn dịch của các loại hoa quả như chuối tiêu, đào, táo, dưa, củ cải, lê, hồng... Kết quả cho thấy, chuối tiêu đạt hiệu quả tốt nhất về mặt này. Loại quả này có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, tạo ra INF (chất có tác dụng tiêu diệt các tế bào khác thường sinh ra bệnh ung thư).
Các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra những thành phần cụ thể có tác dụng chống ung thư trong chuối tiêu để sản xuất thuốc điều trị căn bệnh này.

Theo Sức Khoẻ & Đời Sống

Ung thư phổi và những điều nên biết

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong những bệnh nhân ung thư ở nam giới.

Ở Việt Nam theo số liệu ghi nhận tại một số vùng ung thư phổi đứng hàng đầu và chiếm 20% trong tổng số hàng trăm loại ung thư.

Ung thư phổi và những điều nên biết

Các triệu chứng nhận biết
Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài. Thở ngắn, ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi. Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.
Cần chú ý rằng có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào như trên khi khối u của họ được phát hiện.
Phương pháp phát hiện
Có nhiều kỹ thuật được sử dụng để phát hiện ung thư phổi. Ung thư phổi thường được phát hiện đầu tiên bằng chụp Xquang lồng ngực. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thể xác định chính xác hơn vị trí của khối u, kích thước và biết được khối u đã phát triển ra ngoài phổi hay chưa. Có thể chẩn đoán bằng cách sinh thiết, phương pháp sinh thiết thông thường nhất là dùng ống nội soi phế quản. Đưa một ống nhỏ, mềm, dẻo qua mũi hay miệng sau khi đã gây tê, đi qua khí quản vào phổi. Phương pháp này được sử dụng trên 80% bệnh nhân và 2/3 có kết quả sinh thiết dương tính. Xét nghiệm đờm tìm tế bào ung thư chỉ có 1/3 số ca có kết quả dương tính. Nếu khối u ở rìa phổi hay ở xa phế quản thì nội soi phế quản hay xét nghiệm đờm có thể không phát hiện được. Hoặc dùng một kim nhỏ xuyên qua thành ngực vào vùng bất thường sau khi đã gây tê tại chỗ. Phương pháp này chẩn đoán được trên 90% bệnh nhân. Đôi khi cần thiết phải tiến hành sinh thiết thêm nếu các phương pháp trên không thành công. Những mẫu sinh thiết lấy được, được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học.
Những nguyên nhân gây ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc, nhưng vài người trong số họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ ngày trong 20 năm.
Những công nhân tiếp xúc với bụi silic có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Nguy cơ này sẽ tăng lên nhiều lần nếu bệnh nhân có hút thuốc lá.
Những tiếp xúc nghề nghiệp khác liên quan tới ung thư phổi bao gồm tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.
Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.
Ngoài ra,  nguy cơ ung thư phổi liên quan đến các chất gây ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu gần đây thấy ung thư phổi có liên quan yếu tố gen.
Các phương pháp điều trị
Phẫu thuật loại bỏ khối u:
Có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn. Bệnh nhân có thể trạng tốt để phẫu thuật. 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Những bệnh nhân được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u có thời gian sống thêm lâu dài.
Điều trị tia xạ:
Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6 cm) và không có di căn. Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.
Điều trị bằng hóa chất:
Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi ở những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.
Điều trị hỗ trợ:
Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.
Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về mặt y tế và giải trí đôi khi giúp ích cho bệnh nhân.
Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mới bao gồm đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hóa chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả.
AloBacsi.vn
Theo TS. Trần Văn Thuấn
(PGĐ Bệnh viện K - Phó trưởng ban điều hành dự án phòng chống ung thư)

Củ cải hỗ trợ điều trị ung thư phổi, dạ dày

- Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị. Củ cải có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.

Củ cải hỗ trợ điều trị ung thư phổi, dạ dày

* Chữa khàn tiếng không nói được: Lấy củ cải và gừng tươi giã vắt lấy nước uống.
* Trị lao phổi ho ra máu: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước, bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn.
* Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.
Củ cải có thể hỗ trợ điều trị ung thư.
Củ cải có thể hỗ trợ điều trị ung thư.
* Trẻ nhỏ bị ho: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.
* Chữa nhiệt miệng: Súc miệng bằng nước cốt củ cải. Ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.
* Chữa đái tháo đường: Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.
* Trị sỏi mật: Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh).
* Trị loét khoang miệng do nhiệt: Củ cải giã lấy nước cốt ngậm súc miệng.
Củ cải còn hỗ trợ điều trị một số loại ung thư gồm:
- Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cách thuỷ, dùng ngày 1 thang.
- Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước lã và mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung
(Hội Đông y Việt Nam)
Kiến thức

Ung thư thận: Nhanh nhờ, chậm chịu!

Ung thư thận là u ác tính nguyên phát của nhu mô thận, chiếm khoảng 3% các loại ung thư. Bệnh này thường gặp ở người lớn, với tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới.


Trong những năm gần đây, những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, cùng ý thức chú trọng việc khám sức khỏe định kỳ của người dân, bệnh này đã được phát hiện nhiều ở giai đoạn sớm.

Mặc dù vậy, trong số bệnh nhân khi đã có triệu chứng lúc đến khám thì có tới 1/3 đã bị di căn, và một nửa số bệnh nhân được phẫu thuật triệt để lại có dấu hiệu ung thư tiến triển.

Việc chẩn đoán sớm rất quan trọng, vì nó quyết định đến kết quả cũng như phương pháp điều trị.
Nguyên nhân của ung thư thận cho đến nay vẫn chưa được rõ, song một số nghiên cứu cho thấy có một yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư thận là thuốc lá. Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thận cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc.
Ung thư thận có thể xuất hiện rải rác trong cộng đồng hay trong hệ gia đình, một số trường hợp ung thư thận có yếu tố di truyền. Ung thư thận cũng hay gặp ở những bệnh nhân bị suy thận mãn, chạy thận lâu ngày và thận đa nang.
Triệu chứng của ung thư thận là đái ra máu. Đây là triệu chứng rất hay gặp (80% trường hợp ung thư thận có triệu chứng này).
Đái máu trong ung thư thận có đặc điểm riêng là xuất hiện một cách bất ngờ, không đau, không có triệu chứng báo trước, rồi bồng nhiên ngưng đái máu, rồi lại tái phát.
Ngoài ra, người bệnh có thể thấy đau âm ỉ vùng thắt lưng, sức khỏe giảm sút mà không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, chóng mặt, ngứa ở các chi, rối loạn thị giác, tăng huyết áp…
Các triệu chứng của ung thư thận rất đa dạng dễ nhầm với một số bệnh khác, nhưng nếu được khám sức khỏe định kỳ, kết hợp với siêu âm, nhiều trường hợp đã được chẩn đoán rất sớm, khi khối u còn nhỏ, khu trú trong thận và chưa có triệu chứng gì.
Siêu âm hệ niệu là phương pháp được ưu tiên sử dụng đầu tiên, không gây nguy hiểm và khả năng phát hiện ung thư thận rất tốt, từ đó định hướng cho các xét nghiêm khác như chụp đường niệu tĩnh mạch, chụp động mạch thận, chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI… để phát hiện thêm khả năng di căn của ung thư.
Về điều trị, hiện nay, cắt bỏ thận triệt để là phương pháp điều trị duy nhất có hiệu quả khi ung thư còn ở giai đoạn sớm. Còn khi ung thư thận đã di căn thì thường tiến triển nhanh và khốc liệt, thời gian sống thêm của bệnh nhân chỉ trung bình được 6-8 tháng, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ được 10%.
Do ung thư thận khi đã di căn thì vai trò của phẫu thuật rất hạn chế, xạ trị và hóa trị với ung thư thận rất ít tác dụng. Phương hướng điều trị ung thư thận khi đã bị di căn hiện nay đang hướng tới phương pháp miễn dịch và hormon.
Nhìn chung, điều trị ung thư thận hiện nay có nhiều tiến bộ và khả quan. Vì vậy, phát hiện chẩn đoán bệnh sớm là nhân tố quyết định tới kết quả điều trị bệnh ung thư thận.

 Theo BS Bạch Long - Doanh Nhân Sài Gòn

Tác dụng ngược của hóa trị và xạ tr

Hóa trị và xạ trị là các phương pháp phổ biến điều trị ung thư. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy các phương pháp này có thể dẫn đến kết quả không như mong đợi.

Một tế bào ung thư bình thường có thể trở thành tế bào gốc ung thư - Ảnh: Shutterstock
Một tế bào ung thư bình thường có thể trở thành tế bào gốc ung thư - Ảnh: Shutterstock
Phương pháp điều trị ung thư thông thường như hóa trị và xạ trị có thể tạo ra các tế bào gốc ung thư có khả năng chống lại quá trình điều trị tiếp theo, theoFox News.
 
Hóa trị và xạ trị là các phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị ung thư. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới tại Trường Y Harvard (Mỹ) cho thấy các phương pháp này có thể dẫn đến kết quả không như mong đợi.
Các nghiên cứu trước cho thấy tế bào gốc ung thư làm phát sinh các khối u mới. Vì vậy mà bệnh ung thư tái phát và di căn khắp cơ thể.
Các nhà khoa học cũng nhận thấy tế bào gốc ung thư có khả năng tồn tại qua quá trình hóa trị hay xạ trị.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tại Trường Y Harvard cho tế bào ung thư bình thường tiếp xúc với tia gamma, một loại tia được dùng trong xạ trị.
Họ nhận thấy, trong điều kiện thông thường có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào gốc thì tế bào ung thư bình thường hình thành nên những quả cầu tế bào - dấu hiệu của tế bào gốc ung thư.
Ngoài ra, khi phân tích các tế bào ung thư bình thường đã được chiếu xạ, các nhà khoa học phát hiện thấy các hoạt động của gien có liên quan đến hoạt động của tế bào gốc.
Họ kết luận rằng, xạ trị và hóa trị có thể làm nảy sinh các tế bào gốc ung thư, có khả năng chống lại sự điều trị tiếp sau và khiến các khối u lây lan khắp cơ thể.
Bác sĩ Chiang Li từ Trường Y Harvard tại Boston (Mỹ), người tiến hành nghiên cứu nói: "Điều này lý giải vì sao quá trình xạ trị và hóa trị để điều trị ung thư vào giai đoạn cuối thường không đạt được hiệu quả như mong đợi".
Công trình đăng tải trên chuyên san Cell Cycle.
Đức Trí

Khỏi ung thư vú lại dễ bị u ác tính khác

Những người chữa khỏi căn bệnh ung thư vú rất dễ phải đối mặt với một dạng ung thư khác.

Nguyên nhân có thể do chính liệu pháp điều trị căn bệnh trước hoặc do tố chất gene nào đó.
Hiệp hội Ung thư Đan Mạch vừa hoàn thành một thống kê trên khoảng 500.000 phụ nữ từ 13 điểm điều trị ung thư trên toàn lãnh thổ từ năm 1943 tới 2000. Đây là những người mắc ung thư vú và sau đó lại phát triển khối u ác tính khác.
Kết quả cho thấy, so với cộng đồng, những người sống sót sau căn bệnh ung thư vú có nguy cơ "mọc ra" khối u ác tính thứ hai cao hơn 25%. Những dạng ung thư thường gặp sau đó là dạ dày, đại trực tràng, phổi, bướu mô mềm, u hắc tố, da không có u hắc tố, niêm mạc tử cung, buồng trứng, thận, tuyến giáp và máu trắng. Nguy cơ tăng từ 22% đối với ung thư đại trực tràng cho tới 125% đối với bướu mô mềm.
Trưởng nhóm nghiên cứu Lene Mellemkjaer cho biết, khoảng thời gian điều trị bệnh ung thư vú càng dài thì nguy cơ phát triển ung thư thứ phát càng cao. Ở những người có tuổi thọ cao khi mắc ung thư vú, nguy cơ đối mặt với tai họa thứ hai thấp hơn.
Tác giả cũng cho rằng nguyên nhân của hiện tượng trên có thể do liệu pháp điều trị ung thư vú, hoặc những yếu tố tương đương giữa căn bệnh này với các dạng khác liên quan đến gene và môi trường.
Theo Mỹ Linh
Vnexpress

Khuyến cáo tập luyện dành cho bệnh nhân ung thư vú

Hội đồng thể dục Hoa Kỳ (ACE) khuyến cáo bệnh nhân sống sót sau ung thư vú nên kết hợp vận động thể chất đều đặn trong các hoạt động hàng ngày.

Các chuyên gia thuộc ACE cho biết tập luyện thể chất giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát và kéo dài sự sống. Tập luyện đều đặn mang lại các lợi ích về cả thể chất và tâm lý, bao gồm tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện giấc ngủ, giảm mệt mỏi do ung thư vú, cải thiện tâm trạng và giảm stress.
ACE đưa ra một số khuyến nghị tập luyện dưới đây dành cho bệnh nhân ung thư vú:
 
- Luôn tư vấn bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện.
 
- Tham gia các bài tập aerobic có cường độ trung bình với tổng thời gian 150 phút/tuần hoặc tập luyện gắng sức 75 phút/tuần. Kết hợp cả hai dạng tập luyện cũng sẽ mang lại lợi ích.
 
- Các bài tập sức bền dành cho phần cơ ở cả trên và dưới cơ thể được khuyến nghị 2 – 3 lần/tuần. Các bài tập này cũng giúp giảm nguy cơ bị phù bạch huyết có liên quan với ung thư vú.
 
- Trong trường hợp bạn phải phẫu thuật thì trước hết hãy dành thời gian để cơ thể phục hồi, sau đó đánh giá khả năng chuyển động của cánh tay/vai trước khi áp dụng các bài tập cho phần trên của cơ thể.
 
- Tránh tập luyện trong những ngày bị mệt mỏi hoặc đau nặng.
 
- Để không bị mất hứng thú hoặc giảm động lực tập luyện hãy đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, đặc biệt là nếu bạn đang trong thời gian tiến hành hóa trị. Hóa trị liệu có thể gây buồn nôn, dẫn đến giảm cảm giác ngon miệng và do đó làm giảm năng lượng. Vì vậy khi bạn đặt ra các mục tiêu tập luyện hãy tính đến khoảng thời gian bạn có thể bị mệt mỏi do điều trị.

Theo Anh Khôi - Dân trí

Ai dễ mắc ung thư thanh quản?

Ung thư thanh quản là những ung thư xuất phát từ lớp tế bào biểu mô phủ bề mặt thanh quản.

Thanh quản ở phía trước cổ, nằm phía trên đường dẫn khí (khí quản), phía dưới và sau thanh quản là thực quản. Gồm 3 phần chính. Phía trên của thanh quản gọi là tầng thượng thanh môn. Thanh môn nằm ở giữa (dây thanh âm nằm ở vùng thanh môn). Hạ thanh môn nằm ở dưới cùng và nối liền với khí quản.
Nội soi phát hiện ung thư thanh quản. Ảnh: PV
Vì sao bị mắc ung thư thanh quản?
Theo nghiên cứu của GS. William M Lydiatt, năm 2009, tỉ lệ về sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán tại Mỹ như sau:
Giai đoạn I: 95%
Giai đoạn II: 85%
Giai đoạn III: 65%
Giai đoạn IV: 40%
Tuy nhiên, những con số này chỉ dựa trên số lượng ít bệnh nhân nên không hoàn toàn chính xác.
Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu thấy vai trò của một số yếu tố nguy cơ sau:
Nghiện thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao nhất cho ung thư thanh quản.
Rượu cũng là một yếu tố nguy cơ tuy chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng khi kết hợp sử dụng cả hai (thường là như vậy) thì có thể gây tác dụng hiệp đồng.
Một số yếu tố khác có khả năng liên quan đến nghiện rượu và thuốc lá kéo dài gồm tình trạng kinh tế xã hội thấp, giới tính nam, tuổi trên 55 và nhiễm HPV (Human papilloma virus), dinh dưỡng kém.
Một số yếu tố khác được đề cập như liên quan đến nghề nghiệp, tiếp xúc hóa chất như amian… lạm dụng giọng…
Ung thư thanh quản hay xảy ra với người Việt Nam như thế nào?
Bệnh hay xảy ra ở nam giới trên 55 tuổi, có tiền sử nghiện rượu và thuốc lá hay thuốc lào kéo dài.
Phòng tránh ung thư thanh quản cách nào?
Bệnh ung thư thanh quản người không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, do đó chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.
Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách bỏ rượu và thuốc lá. Sử dụng chế độ ăn đầy đủ, cân đối.
Làm thế nào để biết chắc bị mắc ung thư thanh quản?
Bệnh có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng. Bạn nên đi khám nếu có một/nhiều triệu chứng sau:
Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói kéo dài trên 2 tuần.
Cảm thấy có khối bất thường vùng họng hay cổ.
Đau họng, nuốt vướng.
Ho dai dẳng.
Đau họng lan lên tai.
Các thầy thuốc sẽ kiểm tra tai - mũi - họng. Khi phát hiện có u thanh quản sẽ lấy sinh thiết để chẩn đoán xác định.
Phương pháp điều trị
Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào:
Giai đoạn của bệnh.
Vị trí và kích thước của khối u.
Nguyện vọng của bệnh nhân về các chức năng nuốt, thở, nói.
Điều trị gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Có thể theo một phương thức hoặc nhiều trường hợp cần phối hợp của các phương thức điều trị (ví dụ: phẫu thuật với xạ trị; hóa trị với xạ trị hoặc hóa trị + phẫu thuật + xạ trị).
Chế độ ăn cho người mắc ung thư thanh quản
Nói chung, không có khuyến cáo chế độ ăn dành riêng cho người bệnh. Nên có chế độ ăn đầy đủ, cân đối và hạn chế tối đa sử dụng rượu và thuốc lá, thuốc lào.
Sau điều trị, người bị ung thư thanh quản nên vận động và làm việc như thế nào?
Sau điều trị, người bệnh vẫn cần tự chăm sóc và hoạt động thể lực hợp lý để có được tình trạng sức khỏe chung tốt. Không có một chỉ định riêng về vận động và làm việc cho người bệnh ung thư thanh quản. Nên bỏ hẳn thói quen hút thuốc và uống rượu.
Những người mắc ung thư thanh quản ở Việt Nam đã được cứu sống hoặc kéo dài cuộc sống như thế nào?
Cũng như các ung thư khác, tỷ lệ chữa khỏi và kiểm soát kéo dài sống thêm cho bệnh nhân bị ung thư thanh quản có nhiều tiến bộ, đặc biệt khi bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, nhất là khi không còn khả năng phẫu thuật, tiên lượng bệnh trở nên rất kém. Theo các nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy, kết quả của Việt Nam còn thấp so với thống kê của các tác giả nước ngoài.

Theo Sức khỏe & Đời sống

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons