ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Nhận biết u não ở trẻ em

Trong số các loại khối u ở trẻ thì u não là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất. U não ở trẻ thường là u nguyên phát.

 

U não trẻ em chiếm 15% ung thư ở trẻ dưới 16 tuổi. Tỷ lệ  mới mắc u não là 5 - 10/100.000 trẻ em/năm. Tại khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức mỗi năm mổ 150 - 200 ca u não trẻ em.
Dấu hiệu lâm sàng
Dấu hiệu u não có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhi do vị trí, kích thước và giai đoạn của khối u, ví dụ một số dấu hiệu sau:
Hội chứng tăng áp lực trong sọ: Hay gặp nhất là đau đầu, buồn nôn, nôn (buổi sáng), thay đổi tính tình, dễ bị kích thích, ngủ ngà hay trì trệ, chậm tiếp thu. Một số trường hợp nôn nhiều và rất dễ nôn, có khi được chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và điều trị nhiều tuần lễ trong khoa tiêu hóa. Khi bệnh nặng, trẻ lơ mơ, bán mê hoặc hôn mê. Bệnh nhi là trẻ nhỏ có đầu to, thóp rộng, căng, khớp sọ bị toác rộng...
Điều trị u não trẻ em chủ yếu dựa vào phẫu thuật
Rối loạn do chèn ép tiểu não, hành não, thân não và cầu não: Khi bị u ở hố sau (chiếm 50 - 55% u não trẻ em), trẻ có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu của chèn ép tiểu não hay cấu trúc lân cận. Bệnh nhi đứng không vững hay không đi được, đi lại loạng choạng, mất điều hòa động tác như quá tầm, sai hướng.
Dấu hiệu thần kinh khu trú: Khối u ở nền sọ, vùng tuyến yên... có thể gây ra dấu hiệu như rối loạn nội tiết, đái nhạt, chậm dậy thì, lùn tuyến yên... U chèn ép dây II gây nhìn mờ. U chèn ép dây VIII gây ù tai, nghe kém hoặc điếc...
Điều trị u não trẻ em
Phẫu thuật: Điều trị u não trẻ em chủ yếu dựa vào phẫu thuật. Phẫu thuật triệt để khối u là biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em, thế nhưng điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn khối u... Tuy nhiên, có khó khăn do tư thế, khó cố định đầu, tắc mạch do khí nếu mổ tư thế ngồi, mất máu...
Điều trị não úng thủy: Trên 30% u não hố sau có não úng thủy trước và sau điều trị. Mổ nội soi não thất là phẫu thuật rẻ tiền, ít biến chứng, nhanh, ít di chứng và tái lập tuần hoàn nước não tủy một cách sinh lý hơn. Mổ nội soi não thất còn tránh được di căn khối u ác tính từ não xuống ổ bụng.
Xạ trị: Có tác dụng trong một số loại u não trẻ em, nhất là Medulloblastoma, Germinoma. Điều trị xạ trị là cần thiết nếu còn sót u sau phẫu thuật. Tuy nhiên, xạ trị có thể ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ nên phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định xạ trị.
Hóa trị: Chỉ định điều trị cho những u ác tính mức độ cao ở trẻ em. Hóa chất có rất nhiều tác dụng phụ, đôi khi hóa chất còn "ác tính" hơn cả khối u não.

Theo Dự án phòng chống bệnh ung thư
Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, BV K - Khoa học và Đời sống

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons