Nghệ tây mới được phát hiện có thể giúp ức chế sự phát triển của bệnh ung thư gan.
Các nhà khoa học
làm việc tại trường Đại học Các Tiểu Vương quốc Ả
Rập Thống Nhất, ở Al-Ain, đã phát hiện rằng: đầu
nhuỵ hoa nghệ tây (vốn được dùng để làm thuốc nhuộm
và làm gia vị để tăng cường hương vị cho thức ăn và
rượu) có tác dụng ức chế sự phát triển ung thư gan ở
chuột.
Kết quả của
nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Hepatology
tháng 8, các nhà nghiên cứu thấy rằng loại gia vị nghệ
tây này có tác dụng ngăn chặn các tác động của một
loạt các hợp chất hoá học có khả năng gây ra căn bệnh
ung thư và khôi phục các chất chống oxy hoá (như
superoxide dismutase) có tác dụng ức chế các tế bào ung
thư.
Các nghiên cứu
trước đây đã cho thấy lợi ích chống lại trầm cảm,
viêm nhiễm, mất trí nhớ, và như một chất chống oxy
hoá của đầu nhuỵ hoa nghệ tây. Các nghiên cứu trên cơ
thể động vật và con người, đã khẳng định rằng
nghệ tây có thể ức chế tế bào ung thư ở mức độ
nhất định.
Tuy nhiên, cơ chế chính xác về hiệu quả
chống ung thư của nghệ tây vẫn chưa được tìm hiểu
một cách cặn kẽ, theo Amr Amin, một nhà sinh vật học
phân tử, tại Đại học Các Tiểu Vương quốc Ả Rập
Thống Nhất, ở Al-Ain.

Mặc dù gia vị
nghệ tây đã được sử dụng như một phương thuốc dân
gian từ nhiều thế kỷ, nhưng chỉ trong những thập kỷ
gần đây thì nó mới được thử nghiệm trong phòng thí
nghiệm.
Trong nghiên cứu này, Amin và các đồng nghiệp đã
cho 24 con chuột thí nghiệm thuộc nhóm 1, ăn nghệ tây mỗi
ngày trong suốt 24 tuần. Hai tuần đầu của phác đồ
điều trị, các nhà nghiên cứu đã tiêm vào cơ thể các
con chuột thí nghiệm hợp chất hoá học được biết là
gây ra căn bệnh ung thư gan đó là diethylnitrosamine và
2-acetylaminofluorene.
Trong khi đó, thì
nhóm 2 gồm 8 con chuột thí nghiệm khác cũng được tiêm
hợp chất hoá học trên vào cơ thể nhưng chúng được
cho uống nước cất thay vì ăn nghệ tây. Kết quả 6 con
chuột thí nghiệm trong nhóm 2 đã phát triển các khối
ung thư với các nốt sần trên gan của chúng, trong khi chỉ
có 4 trong số 24 con chuột thí nghiệm của nhóm 1 là có
xuất hiện các nốt sần trên gan. Trong số 8 con chuột
của nhóm 1, vốn ăn nhiều nghệ tây nhất, thì không phát
triển bất cứ nốt sần nào ở gan.
Amin và các đồng
nghiệp đã chọn để nghiên cứu bệnh ung thư gan, bởi
vì căn bệnh ung thư gan thường bị lây lan từ căn bệnh
ung thư ở các bộ phận khác, chẳng hạn như ung thư đại
tràng hoặc ung thư vú, thường kết thúc ở bệnh ung thư
gan.
Gia vị nghệ tây
có tác dụng bào vệ một loại protein phổ biến trong hạt
nhân tế bào được gọi là Ki-67 và giảm thiểu các hợp
chất khác gây ra các tổn thương gan và quá trình oxy hoá.
Phản ứng oxy hoá xảy ra là kết quả của sự mất cân
bằng giữa các phân tử, còn được gọi là các gốc tự
do, đã làm cho các chất chống oxy hoá bị vô hiệu hoá.
Điều này có thể dẫn đến sự tăng trưởng tế bào
bất thường, một tiền thân của tế bào ung thư, Amin
nói. Trong khi đó, chất chống oxy hoá, trong đó có chất
superoxide dismutase, đã được khôi phục ở những con
chuột thí nghiệm được nuôi dưỡng bằng nghệ tây.
Một loạt các
thí nghiệm riêng biệt trên các tế bào ung thư gan của
người bệnh cho thấy, gia vị nghệ tây có tác dụng ức
chế hoạt động của các protein quan trọng như NF-kappa B,
interleukin-8 và các yếu tố hoại tử khối u thụ 1, vốn
có tác dụng làm cho tế bào khối u tăng trưởng và bị
viêm.
Các bằng chứng
khác cho thấy nghệ tây đã giúp hồi phục lại cơ chế
của hệ miễn dịch giúp loại thải và thay thế các tế
bào ung thư cũng như là các tế bào chết khác, một cơ
chế an toàn của hệ miễn dịch, thường bị vô hiệu
hoá trong căn bệnh ung thư.
Theo Hồ Duy Bình – Khoa học/Sciencenews
0 nhận xét:
Đăng nhận xét