ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Đừng chủ quan với 6 loại vi rút có thể gây bệnh ung thư

Chúng đến từ các họ vi rút khác nhau, có bộ gen khác nhau và có chu kỳ sống khác nhau.

Nhưng may mắn thay, chỉ một số ít người bị nhiễm những loại vi rút này – loại vi rút có khả năng phát triển thành bệnh ung thư.

1.Vi rút viêm gan siêu vi C

vi rút gây ung thư

Viêm gan siêu vi C là một loại vi rút gây ra cả hai bệnh viêm gan cấp tính và mãn tính. Bệnh thường không có triệu chứng nhưng với nhiễm trùng gan mãn tính do viêm gan C sẽ gây xơ gan hoặc gây ra các vết sẹo ở gan. Khoảng 1-2% những người bị nhiễm loại vi rút này sẽ bị xơ gan và cuối cùng các tế bào gan có thể phát triển thành ung thư.

Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan C nên phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa nhiễm vi rút viêm gan C mà bạn cần nhớ là: Tiêm chủng đầy đủ; Không nhận máu không an toàn; Không dùng chung các dụng cụ tiêm chích, châm cứu, xăm mình, làm móng tay, dao cạo râu, bàn chải răng...

2.Vi rút viêm gan B

vi rút gây ung thư

Trong khi viêm gan C là một loại vi rút RNA thì viêm gan B là loại vi rút DNA. Mặc dù là 2 loại vi rút khác nhau nhưng vi rút viêm gan B cũng gây ra sự nhiễm trùng tương tự như bệnh viêm gan C: viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan và ung thư tế bào gan.

Ung thư tế bào gan là một loại bệnh ung thư nguy hiểm. Chỉ điều trị được các tế bào gan bị ung thư bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hoặc cấy ghép gan.

3.Vi rút HPV

vi rút gây ung thư

HPV là một loại virus DNA nhỏ gây ra mụn cóc sinh dục. Một số loại HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Hơn nữa, nhiễm HPV kéo dài cũng liên quan đến sự phát triển của các loại ung thư khác bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư da ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

Hiện nay, nhờ có kết quả xét nghiệm PAP mà chúng ta đã có thể phát hiện sớm ra bệnh để điều trị có hiệu quả cao đối với bệnh ung thư cổ tử cung.

4.Siêu vi rút bạch cầu T (HTLV-1)

vi rút gây ung thư

Trên khắp thế giới, mỗi năm có từ 5 đến 25 triệu người bị nhiễm vi rút này. Tuy nhiên, chỉ có một số ít số bệnh nhân (khoảng 5%) là có xuất hiện các triệu chứng. HTLV-1 có khả năng kích thích đến các tế bào CD4, một tế bào vô tính bạch cầu. Hai mươi đến 30 năm sau khi bị nhiễm HTLV-1, tế bào T bệnh bạch cầu có thể phát triển.

Phương pháp hóa trị ban đầu có thể được sử dụng để điều trị cho người nhiễm loại vi rút này. Thời gian tồn tại còn lại của một người trưởng thành sau khi mắc bệnh bạch cầu là 8 tháng.

5.Vi rút Epstein-Barr (EBV)

vi rút gây ung thư

EBV là một loại vi rút rất phổ biến. Mặc dù 95 % trong cơ thể của những người trưởng thành có virút EBV nhưng hầu hết các bệnh nhân nhiễm vi rút này đều là các trường hợp cận lâm sàng và chỉ có một số ít người mới mắc bệnh lâm sàng.

EBV có liên quan đến nhiều loại ung thư bao gồm B và T- tế bào lymphoma, ung thư vòm họng, bệnh Hodgkin.

6.Vi rút Herpes (HHV-8)

vi rút gây ung thư

HHV-8 là họ vi rút lớn có cấu trúc DNA gây bệnh ở động vật bao gồm cả con người. Loại vi rút này gây ra một dạng ung thư có tên là Kaposi sarcoma – loại ung thư có ở những người AIDS. Tuy nhiên, ở những người có hệ thống miễn dịch tốt, vi rút HHV-8 lại hiếm khi ác tính.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Phương pháp mới chống lại ung thư não

Các nhà khoa học vừa có một nghiên cứu đột phá chống ung thư: Chuyển đổi tế bào da thành tế bào gốc giết chết ung thư, mở ra một phương pháp mới để chống ung thư não.
Đây là nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Nam Carolina. Kỹ thuật này có thể mở sang một trang mới trong công cuộc chống ung thư não được gọi là u nguyên tế bào xốp và hứa hẹn sẽ là cách hiệu quả nhất để điều trị căn bệnh chết người này.
Chỉ có khoảng 30% bệnh nhân bị ung thư não sống quá hai năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh, vì căn bệnh này quá khó trị. Ngay cả khi khối u đã được phẫu thuật loại bỏ, các tua ung thư vẫn xâm lấn, lây lan sâu hơn vào trong phần não không thể chạm đến. Kết quả là hầu hết bệnh nhân tử vong trong vòng 1,5 năm sau khi mắc bệnh.
phuong phap moi chong lai ung thu nao hinh 0

Nhưng đội ngũ các nhà khoa học tại Trường Nam Carolina đã phát triển một phương pháp điều trị cá nhân mới, đó là dùng chính tế bào da của bệnh nhân để loại bỏ các tua ung thư, hiệu quả trị dứt điểm bệnh ung thư não. 
Nghiên cứu này dựa trên công nghệ đã giành giải Nobel, cho phép các nhà khoa học chuyển đổi tế bào da thành tế bào gốc phôi giống. Tế bào da được gọi là tế bào sợi được "lập trình" lại lần nữa để biến thành tế bào gốc của não. Khi thí nghiệm với chuột, những tế bào thần kinh gốc này có thể xâm nhập vào nơi cư ngụ của tế bào ung thư, giết chết chúng.
Hiện tại, các nhà khoa học đang dự định tập trung nghiên cứu tế bào gốc của người và thử nghiệm những phương thuốc điều trị ung thư hiệu quả có thể đưa vào trong các tế bào diệt ung thư này.
"Nghiên cứu của chúng tôi phản ánh sự phát triển mới nhất của công nghệ tế bào gốc từng đoạt giải Nobel năm 2012" - trưởng nhóm nghiên cứu Shawn Hingtgen nói. "Chúng tôi muốn tìm ra cách đưa các tế bào thần kinh này vào nơi của các tế bào ung thư và liệu chúng có thể được sử dụng như một phương pháp trị liệu. Đây là lần đầu tiên một công nghệ sắp xếp lập trình lại tế bào trực tiếp được dùng để trị ung thư".


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Người Việt hay mắc bệnh ung thư nào?

Ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu.
Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Những thuật ngữ khác của ung thư là khối u ác tính hoặc tân sinh ác tính.
Có hơn 100 căn bệnh ung thư khác nhau, tuy nhiên người tỷ lệ người Việt mắc cao nhất là 10 bệnh ung thư dưới đây:
1. Ung thư phổi:
Người Việt hay mắc bệnh ung thư nào?
Ung thư phổi là bệnh ung thư thường gặp nhất ở cả nam và nữ. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư phổi. Đây là bệnh ung thư nguy hiểm số 1 vì thường phát hiện muộn, điều trị khó khăn và tiên lượng kém.
Nếu bạn thấy có máu trong nước bọt hoặc đờm của mình, hãy lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến ung thư phổi hoặc vòm miệng.
2. Ung thư cổ tử cung ở nữ:
Ung thư cổ tử cung là một trong số các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Theo các nghiên cứu ung thư tại Việt Nam thì ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai sau ung thư vú tại Hà Nội và đứng đầu tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Ung thư buồng trứng ở nữ:
Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư thường gặp thứ 4 ở phụ nữ. Yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh, chế độ ăn nhiều mỡ động vật, không sinh con hoặc sinh con đầu lòng muộn… Ung thư buồng trứng có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm.
4. Ung thư vòm họng:
Người Việt hay mắc bệnh ung thư nào?
Ung thư vòm họng thường gặp nhất trong các bệnh ung thư đầu cổ và là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp tại Việt Nam. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở nam giới, tuổi từ 40 - 60.
Nổi cục hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng hoặc ung thư cổ họng.
5. Ung thư dạ dày:
Ung thư dạ dày phổ biến hơn ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do ăn các loại thịt nhiều muối như thịt xông khói, thịt quay, uống rượu, hút thuốc.
6. Ung thư máu:
Người Việt hay mắc bệnh ung thư nào?
Ung thư bạch cầu hay còn có tên gọi là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Ung thư bạch cầu là bệnh ung thư thường gặp ở cả nam giới, phụ nữ và trẻ em.
Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định nhưng có thể là do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học hay nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể là do di truyền.
7. Ung thư vú:
Người Việt hay mắc bệnh ung thư nào?
Ung thư vú là một trong số các bệnh ung thư thường gặp phụ nữ sau mãn kinh, những người trên 50 tuổi và có tiền sử gia đình mắc bệnh. Mặc dù là bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm, nhưng ung thư vú có tiên lượng khá tốt nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu và có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật.
8. Ung thư gan:
Ung thư gan nguyên phát là loại ung thư thường gặp đứng thứ 6 trong các ung thư trên toàn cầu. Hơn 95% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan ở tuổi 45 trở lên. Ung thư gan rất nguy hiểm vì khó nhận biết sớm do triệu chứng nghèo nàn và người bệnh dễ chủ quan bỏ qua. Khi đã phát hiện thì đã tiến triển nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao.
9. Ung thư thực quản:
Ung thư thực quản cũng là một trong số các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ. Hút thuốc lá, uống nhiều rượu cùng chế độ ăn uống không lành mạnh chính là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.
10. Ung thư đại trực tràng:
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong thứ 2, sau ung thư phổi. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh và tử vong lớn hơn phụ nữ. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, trên 50 tuổi, chế độ ăn uống không lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu phát hiện sớm, ung thư đại trực tràng cũng có thể chữa khỏi.
Bệnh ung thư có thể được giảm thiểu và kiểm soát qua việc áp dụng các chiến lược phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư. Nhiều bệnh ung thư có cơ hội chữa lành cao nếu được chẩn đoán ung thư sớm và điều trị đầy đủ.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

10 dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm không thể làm ngơ

Bạn có thể chủ quan khi bị sốt thường xuyên hoặc uể oải trong người nhưng khi đó, virus có thể đã chuyển đổi thành một số tế bào ung thư nguy hiểm. Hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng dưới đây bởi phòng bệnh hơn chữa bệnh.
1. Ung thư da (Skin cancer)
Bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào trên da, chảy máu trên da, xuất hiện nốt ruồi... đều có thể gây nguy hiểm nếu chúng tồn tại kéo dài. Đây là những triệu chứng của bệnh ung thư da và nên được điều trị càng sớm càng tốt.
2. Ung thư ruột già (Colon cancer)
Người bị ung thư ruột già thường hay mệt mỏi, hồi hộp, có khi đau ngực do tim không đủ máu nuôi, thử máu thấy các tế bào hồng huyết cầu vừa thiếu, vừa nhỏ, vừa tái, không đỏ như bình thường.
3. Ung thư vú (Breast cancer)
Thông thường, ung thư vú ở nam giới không phổ biến nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Khi các khu vực xung quanh ngực có những thay đổi bất thường như xuất hiện một cục cứng không đau ở vú và liên tục ngứa, mẩn đỏ xung quanh núm vú, chảy máu hoặc tiết dịch phất thường ở vú... thì bạn nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
4. Ung thư miệng (Oral cancer)
Sự tích tụ các mảng trắng trong miệng hay trên lưỡi là một dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến bệnh ung thư miệng.
5. Ung thư máu (Blood cancer)
Mọi người thường bỏ qua tình trạng sốt cao và cho rằng đó là một biểu hiện của nhiễm trùng thông thường, nhưng đôi khi, nếu nó kéo dài vài tháng thì nó có thể là dấu hiệu của ung thư máu.
6. Ung thư tuyến tụy (Pancreatic cancer)
Nếu bạn bị đau bụng cồn cào và sau đó là tình trạng mệt mỏi, chán nản của cơ thể thì đừng chủ quan thêm nữa, hãy đi khám sức khỏe để biết chắc chắn có liên quan đến ung thư tuyến tụy hay không.
7. Ung thư đường tiêu hóa (Gastrointestinal cancer)
Có thể phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa bằng cách khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao hoặc là có các triệu chứng đường tiêu hóa. Người trên 40 tuổi gầy sút hoặc có hội chứng dạ dày cần được soi dạ dày kiểm tra. Người ngoài 40 tuổi nên làm xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại trực tràng 3-5 năm/lần.
8. Ung thư họng (Throat cancer)
Nổi cục hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng hoặc ung thư cổ họng.
9. Ung thư phổi (Lung cancer)
Nếu bạn thấy có máu trong nước bọt hoặc đờm của mình, hãy lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến ung thư phổi hoặc vòm miệng.
10. Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate Cancer)
Khi gặp vấn đề bất thường về tiết niệu như đi tiểu không hết (vẫn còn nước trong bàng quang), tần suất đi vệ sinh tăng, bạn cần khám bác sĩ về ung thư tuyết tiền liệt - một trong hai loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Hoá chất “tàn phá” người bệnh ung thư

Loét miệng, chết vì hóa chất
Nhiều người bị bệnh ung thư, khi điều trị hóa chất được 1 – 2 lần họ xin từ chối về nhà chờ chết vì không thể chịu nổi tác dụng phụ của hóa chất.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Hoài Th. 21 tuổi đang là sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội tử vong tại khoa Chống Đau của Bệnh viện K trung ương khiến BS Nguyễn Thị Hương – phó khoa ám ảnh nhất. Bệnh nhân Th. bị ung thư buồng trứng. Sau khi cắt bỏ khối u và điều trị trị hóa chất,Th. đã không vượt qua được tác dụng phụ của hóa chất.
''Miệng em bị lở loét, chân tay thâm đen. Cô gái trẻ ra đi khi giấc mơ còn dang dở và em không tử vong vì ung thư mà vì không vượt qua được những liệu trình của hóa chất'' - Bác sĩ Hương nói.
Theo vị bác sĩ, điều trị hóa chất tác dụng phụ rất kinh khủng vì thế bệnh nhân phải thực sự vững về tâm lý, bình tĩnh vượt qua nó. Nhiều bệnh nhân thể chất tốt nhưng vẫn bị hóa chất quật ngã. Trường hợp bà Trần Thị Dịu ở Nam Định là một ví dụ điển hình.
''Tôi là phụ nữ nhưng có sức khỏe đó. Thế mà, truyền hóa chất là tôi cũng nằm im như con mèo hen không cử động, không ăn uống được gì. Chưa có loại thuốc nào mà lại có khả năng quật ngã con người ta nhanh và dã man như thế - bà Dịu nói.
Hoa chat “tan pha” nguoi benh ung thu
Tình cảnh bệnh nhân ung thư
Chị Phạm Thu Hà, 45 tuổi, Long Biên, Hà Nội bị ung thư Cổ tử cung đã cắt bỏ phải trải qua điều trị 4 chu kỳ hóa chất vẫn rùng mình khi nghĩ lại những tháng ngày chị vượt qua cửa tử của truyền hóa chất.
Chị Hà kể: “Suốt thời gian điều trị hóa chất tôi dường như không ăn, không ngủ nổi. Cứ ăn vào lại nôn ra, người nhũn như con chi chi. Những ngày vào Bệnh viện K truyền hóa chất tôi phải quấn chăn, anh em đưa vào vì lạnh quá không chịu nổi. Giữa mùa hè mà lúc nào người cũng co rúm vì lạnh. Miệng khô đắng, thậm chí lở loét không ăn nổi".
Người phụ nữ trung niên cho biết, hơn 1 tháng trời, chị không ăn uống gì, cứ ăn là nôn và đi vệ sinh thì đau đớn vô cùng. Chị và cả gia đình xác định tư tưởng vì bệnh ngày nặng, sức khỏe càng yếu. Chân tay bủn rủn, thân hình chỉ còn toàn da bọc xương.
''Có lúc, chị bị ngộ độc hóa chất nặng. Chị đã muốn từ bỏ không đến bệnh viện làm hóa chất vì sợ lắm. Nhưng nghĩ đến mẹ già và con nhỏ chị lại cố gắng. Cảm giác đã 3 năm nhưng như ngày hôm qua vậy, đến giờ tôi cũng thấy ngưỡng mộ chính mình vì đã vượt qua giai đoạn đó'' - chị Hà chia sẻ.
Hóa chất con dao hai lưỡi sắc bén
BS Phạm Xuân Dũng – Phó Giám đốc BV Ung bướu TPHCM cho biết tất cả các phương pháp điều trị ung thư đều mang lại tác dụng phụ như mổ cắt bỏ đi một phần, điều trị xạ trị, hóa chất. Nhưng với khoa học y dược ngày càng phát triển, các bác sĩ và các nhà sản xuất dược phẩm cố gắng hết sức giảm tiểu tác dụng phụ của hóa chất trong điều trị ung thư cho bệnh nhân.
Bác sĩ Dũng tâm sự “chỉ uống Paracetamol cũng có tác dụng phụ thì truyền hóa chất làm sao tránh được tác dụng phụ chứ. Có điều, nó hạn chế phần nào”.
Các tác dụng phụ không đặc hiệu của các loại hoá chất chung bao gồm: Buồn nôn, nôn, rụng tóc, suy tuỷ, đi ngoài phân lỏng, thiểu năng sinh dục hoặc vô sinh…. Những hiệu ứng độc hại của hoá chất có thể rõ ràng, sớm xảy ra như tổn thương mạch máu hoặc đau khi truyền đường tĩnh mạch.
Trong nhiều trường hợp, các biểu hiện của tác dụng phụ có thể biểu hiện ngay từ đầu hoặc một thời gian ngắn sau điều trị như nôn, suy tuỷ, hoặc có thể xuất hiện muộn sau hàng năm như xuất hiện một ung thư thứ phát.
Theo bác sĩ Dũng, hiện nay, khó khăn lớn mà thầy thuốc chỉ định điều trị hoá chất phải đương đầu đó là tâm lý sợ hãi lo lắng thường xuyên của người bệnh trước mỗi chu kỳ điều trị. Điều qua trọng là phải giải thích cho bệnh nhân cơ sở của điều trị hoá chất, những điều gì có lợi, cân nhắc giữa tác dụng chính và tác dụng phụ, ảnh hưởng của tác dụng phụ, thời gian tồn tại ảnh hưởng của tác dụng phụ… và thái độ xử trí đối với những tác dụng phụ đó.
Khi cần thiết thì mục đích của điều trị phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống đối với người bệnh ung thư là điều không thể xem nhẹ. Các thầy thuốc chuyên khoa hoá chất đã thuộc lòng mức độ nhậy cảm thuốc của tế bào ung thư, từng vị trí và giai đoạn bệnh, sức chịu đựng của từng bệnh nhân để chọn thuốc thích hợp hoặc phối hợp nhiều loại thuốc để có tác dụng tối đa trên ung thư và giảm độc hại tối thiểu đối với cơ thể.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Nguyên nhân gây ra ung thư miệng không ai ngờ tới


Ung thư miệng là tổn thương dạng loét, chồi sùi hoặc cứng xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong miệng như môi, lưỡi, má trong, sàn miệng, vòm miệng, các xoang miệng và họng. Ung thư miệng thường dẫn đến di căn hạch cổ.
Khi được phát hiện sớm, ung thư miệng có một tỷ lệ sống khá cao. Nhiều người do không quan tâm đầy đủ việc chăm sóc răng miệng dễ bỏ qua các triệu chứng ban đầu của bệnh dẫn đến chậm trễ trong phát hiện và chẩn đoán bệnh.
nguyên nhân gây ung thư miệng
Ung thư miệng là tổn thương dạng loét, chồi sùi hoặc cứng xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong miệng
Những yếu tố nguy cơ gây ung thư miệng
Không giống như một số bệnh ung thư khác, ung thư miệng có rất nhiều các yếu tố nguy cơ trong đó điển hình nhất là thuốc lá và rượu, ngoài ra còn rất nhiều yếu tố nguy cơ khác cũng gây bệnh ung thư miệng. Cụ thể là:
- Sử dụng thuốc lá: Được coi là yếu tố chính gây bệnh ung thư miệng, nếu không muốn mắc bệnh này hãy từ bỏ thuốc lá.
- Uống quá nhiều rượu: Theo thống kê, có khoảng 75 đến 80 % số người bị ung thư miệng uống rượu. Trong số đó, nhiều người vừa nghiện thuốc lá vừa nghiện rượu, nên rủi ro mắc bệnh càng tăng cao.
- Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ở những thời điểm có tia UV cao làm tăng nguy cơ ung thư môi. Ở những người da càng sáng, càng dễ bị tổn thương ADN trong tế bào – là nguyên nhân gây ung thư. Để bảo vệ da, kể cả ở vùng khoang miệng, cần đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng.
Ung thư miệng tuy nguy hiểm nhưng có thể chữa trị dứt hoàn toàn nếu được phát hiện trong giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, nếu phát hiện trễ, khi tình trạng ung thư đã vào giai đoạn hai, bệnh nhân chỉ có thể kéo dài cuộc sống trong vòng 5 năm.
Bởi thế, việc đề phòng và phát hiện ra những triệu chứng, dấu hiệu của căn bệnh ung thư miệng là rất quan trọng nhằm đem lại cơ hội điều trị cho người mắc bệnh.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Uống rượu bia đỏ mặt: Coi chừng ung thư

Thông tin trên được xác nhận bởi TS Aine McCarthy, đăng ở website của Viện Nghiên cứu Ung thư Anh quốc
Theo TS Aine McCarthy, rượu khiến cơ thể chúng ta chịu rất nhiều tổn hại, trong đó, đáng lưu tâm nhất là nguy cơ ung thư. Các loại ung thư xuất phát từ việc uống rượu được xác định là 7 loại, bao gồm: ung thư ruột, thực quản thanh quản, miệng, hầu họng (trên cổ họng), vú và gan. Ung thư tụy cũng được nhiều nghiên cứu xác định là có thể do rượu gây ra.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa 
Tất cả những điều trên có lẽ mọi người đã được nghe nói đến ít nhiều. Vấn đề đáng được quan tâm nhất ở nghiên cứu này là tại sao người uống rượu bị đỏ mặt lại có nguy cơ ung thư cao hơn những người còn lại?
Thực tế thì khi đi vào cơ thể, rượu sẽ bị các tế bào trong cơ thể phân hủy để tạo ra năng lượng.
Trong quá trình phân hủy này, rượu sẽ chuyển đổi thành một chất hóa học độc hại, có hoạt tính cao được gọi là acetaldehyde. Sự tích tụ lâu ngày của acetaldehyde sẽ gây ra những thay đổi dẫn đến ung thư.
Trước sự xuất hiện của acetaldehyde, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra những chất phá vỡ nó và tạo thành acetate. Điều này có nghĩa rằng acetaldehyde thường không có thời gian để hình thành hoặc tồn tại xung quanh cho đủ lâu để gây thiệt hại đáng kể cho các tế bào.
Tuy nhiên, thực tế thì cơ chế bảo vệ này có thể bị quá tải khi rượu vào trong máu, có nghĩa là nó không hoạt động đúng.
Hơn nữa, không phải ai cũng có cơ chế tự bảo vệ này, đặc biệt là ở những người có sự khuyết thiếu trong mã di truyền của enzym ALDH. Những người này, cơ chế bảo vệ sẽ bị hoạt động sai lệch, do đó, acetaldehyd vẫn có thể tích tụ trong cơ thể. Hiện tượng đó gọi là “đột biến đỏ mặt” và nó xuất hiện khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á.
"Những người có enzym ALDH đột biến trở nên ửng đỏ ở vùng mặt và rất thường xuyên cảm thấy rất mệt sau khi uống rượu”, Tiến sĩ Aine McCarthy xác nhận.
Chính bởi thế, theo TS Aine McCarthy lời khuyên trong trường hợp này chính là hãy cố gắng giảm lượng rượu tiêu thụ xuống mức thấp nhất có thể.
Còn bạn, bạn định phòng tránh ung thư bằng cách nào?


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons