ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

10 dấu hiệu báo động bạn có thể bị ung thư

Đối với nhiều người, chứng ho dai dẳng, chỗ lở loét mãi không liền, nốt ruồi đang thay đổi và việc sụt cân không rõ nguyên nhân dường như là những bất tiện thông thường trong cuộc sống hàng ngày.


Tuy nhiên, tổ chức nghiên cứu ungthư Anh khuyến cáo không nên bỏ qua chúng cũng như 6 thay đổi then chốt khác, vì e sợ chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo thứ gì đó nghiêm trọng hơn.
Các bác sĩ và nhân viên trên khắp thế giới đã nắm "nằm lòng" 10 dấu hiệu báo động đỏ về ung thư.
Tuy nhiên, Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh kêu gọi các thành viên của cộng đồng tự mình "thuộc lòng" các triệu chứng then chốt trong một nỗ lực nhằm giúp cứu sống nhiều mạng người hơn nữa.
Một nghiên cứu mới công bố hé lộ, cứ 2 người sinh sau năm 1960 thì có 1 người đối mặt với nguy cơ sẽ mắc bệnh ung thư vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ.
Với nguy cơ tăng nhanh đến như vậy, các chuyên gia e sợ rằng, có tới 2/3 trẻ em ở hiện tại sẽ được chẩn đoán mắc căn bệnh nguy hiểm này trong tương lai.
Nốt ruồi biến đổi có thể là dấu hiệu của ung thư da. Ảnh: Corbis
Dẫu vậy, trong nhiều trường hợp, việc chẩn đoán sớm có thể đồng nghĩa với khác biệt rất lớn về sự sống và cái chết đối với bệnh nhân ung thư.
Một cuộc khảo sát do Tổ chức nghiên cứu Anh tài trợ phát hiện, gần 1/2 số người đang bộc lộ ít nhất 1 dấu hiệu báo động đỏ về ung thư đã không đi thăm khám bác sĩ, vì nghĩ các triệu chứng của họ "không nghiêm trọng".
Số khác đã quyết định không tới trung tâm y tế kiểm tra, vì họ sợ việc chẩn đoán ung thư hoặc không tin tưởng hệ thống chăm sóc sức khỏe tại địa phương.
Một bộ phận nhỏ khác quy các triệu chứng của họ là biểu hiện của quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, nếu bạn hoặc thành viên trong gia đình mình có ít nhất 1 trong 10 biểu hiện báo động đỏ sau, hãy đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức vì:
Ho hoặc khản giọng dai dẳng - có thể là biểu hiện của ung thư phổi.
Thay đổi về diện mạo của một nốt ruồi - có thể ám chỉ bệnh ung thư da.
Thay đổi không ngừng về các thói quen đường ruột - có thể là dấu hiệu của ung thư ruột.
Chỗ lở loét mãi không liền - phụ thuộc vào vị trí xuất hiện, chẳng hạn như một chỗ loét ở miệng có thể đồng nghĩa với ung thư miệng.
Liên tục bị khó nuốt - có thể đồng nghĩa với chủ nhân đang bị ung thư thực quản.
Sụt cân không rõ nguyên nhân - có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh ung thư khác nhau.
Thay đổi không ngừng về thói quen bàng quang - có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang và ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông.
Một khối u không lí giải được - có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều dạng ung thư.
Đau dai dẳng - phụ thuộc vào vị trí đau, nó có thể ám chỉ nhiều dạng ung thư.
Chảy máu không rõ nguyên nhân - phụ thuộc vào vị trí, nhưng tình trạng này có thể ám chỉ ung thư ruột, ung thư cổ hoặc ung thư âm hộ.
TS Richard Roope, chuyên gia thuộc Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh, nhấn mạnh: "Lời khuyên của chúng tôi là, nếu nghi ngờ, hãy đi kiểm tra. Việc đó sẽ không làm lãng phí thời gian của bạn và bác sĩ.
Thường thì các triệu chứng của bạn sẽ không bắt nguồn từ ung thư, nhưng nếu đúng là như vậy, việc chẩn đoán càng sớm, càng tốt vì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao ...
Và tin tốt lành là, hơn 50% số bệnh nhân được chẩn đoán ung thư hiện có thể sống sót thêm hơn 10 năm".
Theo Tuấn Anh - VietNamNet

Chế độ ăn có hại cho bệnh nhân ung thư

Việc duy trì chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chế phẩm từ sữa và các loại hạt đã cà vỏ sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể làm tăng rủi ro tử vong


Chế độ ăn nhiều thịt đỏ có hại cho bệnh nhân ung thư. Ảnh minh họa: internet
Một cuộc nghiên cứu trên 926 đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và theo dõi trong 14 năm sau đó cho thấy những người theo chế độ ăn phương Tây có rủi ro tử vong vì những vấn đề liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt tăng cao 2,53 lần, và rủi ro qua đời vì bất cứ nguyên nhân gì cũng cao hơn 1,67 lần so với những người thực hiện chế độ ăn "thận trọng" hơn.
Ông Jorge Chavaro, phó giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học tại Trường Y Harvard T.H. Chan, cho biết: "Các kết quả của chúng tôi cho thấy một chế độ ăn tốt cho tim có thể giúp giảm nguy cơ tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt".
Các chuyên gia đã chia 926 đối tượng nghiên cứu thành 4 nhóm được xác lập cụ thể theo chế độ ăn, dựa trên chế độ ăn chủ yếu theo kiểu phương Tây, giống phương Tây đôi chút với chế độ ăn khá "thận trọng" và chủ yếu "thận trọng".
Trong quá trình nghiên cứu, 333 đối tượng đã tử vong, trong đó có 56 trường hợp được xác định cụ thể do ung thư tuyến tiền liệt. Tỷ lệ rủi ro được so sánh giữa nhóm chủ yếu thực hiện chế độ ăn kiểu phương Tây và nhóm ít theo kiểu phương Tây nhất.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Cancer Prevention Research.
Theo Thảo Quân - Phụ nữ TPHCM

5 lưu ý đặc biệt khi chăm người bệnh ung thư

Chăm người bệnh ung thư cần lưu ý 5 điều sau để giúp người bệnh luôn có tinh thần, thể trạng tốt giúp quá trình điều trị hiệu quả.

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu  Chăm người ung thư cũng cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo giúp người bệnh luôn có tinh thần, thể trạng tốt nhất giúp quá trình điều trị hiệu quả

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu-Hinh-2Việc động viên, chia sẻ với người bệnh ung thư đặc biệt quan trọng. Những người nhà khi đi chăm người bện phải thường xuyên gần gũi bệnh nhân, giúp họ giảm bớt cảm giác lo âu, sợ hãi.

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu-Hinh-3Việc có người thân bên cạnh, bệnh nhân sẽ có tâm lý phấn đấu, kiên trì chiến đấu với bệnh tật. Người nhà, nên căn cứ vào tình hình thực tế, để giải thích và tạo cho người bệnh tinh thần lạc quan, sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc chữa trị bệnh ung thư.

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu-Hinh-4 Thường xuyên giúp người bệnh trở mình, lau rửa, xoa bóp, tắm giặt, kiểm tra cơ thể...  Đối với bệnh nhân nằm trường kỳ trên giường, cần định giờ thay đổi tư thế nằm của họ. Cứ 2 hay 3 giờ đổi tư thế một lần, tối đa không được quá 4 giờ. Việc này, sẽ giúp máu huyết lưu thông, tránh viêm nhiễm ảnh hưởng tới sức đề kháng của người bệnh.

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu-Hinh-5 Khi thực hiện thao tác đổi tư thế nằm cho người bệnh, phải dùng sức nâng bệnh nhân lên tránh động tác lôi kéo hay đẩy mạnh người bệnh. Ở những phần cơ thể có xương nhô cao hãy dùng một chiếc khăn mềm để kê lót cho người bệnh tránh bị đau.

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu-Hinh-6 Khi người bệnh đi vệ sinh, phải giữ cho da khô ráo. Mỗi ngày, người thân nên kiểm tra cơ thể người bệnh theo giờ, đặc biệt là những bộ phận bị đè ép. Hãy dùng nước ấm và khăn lông lau sạch chỗ bị đè ép. Nếu da người bệnh quá khô và bị lột da thì có thể dùng thuốc mỡ thoa chút ít để tránh nứt da, chảy máu.

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu-Hinh-7 Người bệnh ung thư, thường xuyên bị lên nhưng cơn sốt cao. Với những trường hợp này người thân không nên tùy tiện cho họ dùng thuốc giảm nhiệt hay thuốc kháng viêm, khi chưa có sự chỉ dẫn, chỉ định của bác sĩ.

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu-Hinh-8 Nếu bệnh nhân lên cơn sốt nhưng vẫn sáng suốt, mạch nhảy có lực, hơi thở bình thường, bàn tay, bàn chân vẫn ấm... chứng tỏ cơ thể vẫn còn sức đề kháng. Với trường hợp này, người nhà nên cho bệnh nhân uống nước sôi để nguội và dùng khăn ấm đặt lên trán hoặc dưới nách, háng giúp hạ nhiệt.

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu-Hinh-9 Nếu người bệnh vẫn sốt cao, thì  cho người bệnh mặc quần áo mỏng tiếp đó đưa vào phòng, dùng khăn bông ngâm nước ấm rồi lau toàn thân. Sau đó, dùng khăn khô lau sạch nước còn đọng trên người của bệnh nhân, để da khô ráo.

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu-Hinh-10 Với người bệnh ung thư sau khi giải phẫu, nếu không có gì cấm kỵ thì sau một tuần, bệnh nhân có thể rời khỏi giường và đi đứng được. Lúc này người thân phải hộ trợ người bệnh sớm hoạt động lại dìu đỡ cho người bệnh tập đi tới đi lui để thúc đẩy các cơ năng trong thân thể mau hồi phục.

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu-Hinh-11Nếu vết mổ phẫu thuật của người bệnh ung thư khá lớn, khiến sức khỏe rất kém, không thể xuống giường được. Người thân hãy giúp bệnh nhân tập các động tác tay chân và tập trở mình qua lại nhẹ nhàng trên giường khi bác sĩ cho phép.

5 luu y dac biet khi cham nguoi benh ung thu-Hinh-12 Việc tập luyện này sẽ làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể người bệnh. Không những thế nó còn làm giảm thiểu nguy cơ tế bào bình thường biến thành tế bào ung thư. 
Theo Thu Nguyên - Kiến thức

5 loại ung thư khó phát hiện sớm

Đến nay khoa học mới biết đến hơn 200 loại ung thư mà con người có thể mắc. Đối với bệnh này, khi người bệnh thấy đau đã là giai đoạn muộn - khi đó điều trị tốn kém, ít hiệu quả; chủ yếu có thể kéo dài và giảm nhẹ triệu chứng đau.

Dưới đây GS Nguyễn Bá Đức, nguyên giám đốc Bệnh viện K, thống kê một số bệnh ung thư khó phát hiện sớm.
1. Ung thư dạ dày
Đây là loại ung thư khó sàng lọc phát hiện sớm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao như tiền sử viêm loét dạ dày, đau vùng thượng vị, ậm ạch khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn... điều trị nội khoa không khỏi thì cần soi dạ dày để phát hiện ung thư.
ungthu0-3626-1433560872.jpg
Bệnh ung thư có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Ảnh: Blyfoundation.
2. Ung thư gan
Chiến lược phòng ung thư gan là tiêm văcxin phòng bệnh viêm gan B, hạn chế uống rượu. Nhưng người có nguy cơ cao gồm có tiền sử viêm gan B, xơ gan, nghiện rượu, nhiễm chất độc dioxin cần siêu âm gan và xét nghiệm máu định lượng chất chỉ điểm khối u (AFP) định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện bệnh ung thư gan sớm.
3. Ung thư phổi
Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là không hút thuốc lá, thuốc lào. Những người có nguy cơ cao (nghiện thuốc) có thể làm các xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, xét nghiệm máu tìm một số chất chỉ điểm khối u (CEA, cifra 21-1, SCC...) và chụp X-quang phổi hàng năm.
4. Ung thư buồng trứng
Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ không hề có biểu hiện bệnh cho đến khi bệnh phát triển ở giai đoạn muộn. Các chuyên gia đang thử nghiệm đo nồng độ chất CA-125 ở trong máu, chất này thường tăng cao ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng.
5. Ung thư xương
Trẻ sau 12 tuổi có chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng độ tuổi cần được quan tâm nếu trẻ có triệu chứng đau vô cớ trong xương. Khởi đầu, cơn đau thường mơ hồ nhưng sau đó rõ từng đợt ngắn trong xương, rất khó chịu. Đau thường xuất hiện ở đầu trên hoặc đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương cánh tay, xương chậu và xương bả vai.
Khi có các dấu hiệu trên không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ một trong các dấu hiệu đó bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu ung thư mà đàn ông rất hay bỏ qua

Dấu hiệu ung thư ở nam giới đôi khi rất bình thường và bị bỏ qua vì nhiều người cho rằng nó không tổn hại gì tới sức khỏe.




Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua
Tiểu khó đôi khi là dấu hiệu ung thư sớm ở nam giới. Nếu liên tục khó khăn khi đi tiểu, xuất hiện tình trạng có máu hay tinh dịch trong nước tiểu, hoặc rối loạn cương dương không rõ nguyên nhân bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Theo các chuyên gia Trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering Mỹ thì đây là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-2
Thay đổi tinh hoàn. Nếu tinh hoàn có sự thay đổi kích thước (một hoặc cả hai bên) như: sưng hoặc nặng thêm, thậm chí cảm thấy có khối u, rất có thể là dấu hiệu mắc bệnh. Ung thư tinh hoàn thường gặp nhất ở nhóm tuổi trẻ và trung niên.
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-3
Thường xuyên sốt hoặc nhiễm trùng. Nếu một người đàn ông khỏe mạnh bỗng dưng xuất hiện hiện tượng sốt hoặc nhiễm trùng rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, một dạng ung thư máu.
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-4
Những thay đổi dễ nhận biết trên da. Những người đàn ông trung trên 50 trở ra rất dễ bị ung thư da và tử vong vì căn bệnh này. Vì thế nếu thấy có các nốt ruồi khác thường, lớn dần trên da thì không thể bỏ qua.
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-5
Đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da hoặc xuất hiện một khối u ác tính trên da
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-6
Những vết rộp môi, lở loét miệng đôi khi bị quý ông bỏ qua vì nó thương tự khỏi
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-7
Tuy nhiên nếu những nốt đó mãi không lành, đau lan rộng xung quanh, xuất hiện đốm trắng hay màu đỏ trên nướu răng hoặc lưỡi, và sưng bất kỳ hoặc tê quai hàm, thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng.
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-8
Ho mãn tính. Qúy ông bị ho kéo dài trên ba tuần và không có các triệu chứng khác, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc dị ứng, có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi.
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-9
Phân có máu. Đôi khi quý ông tưởng rằng việc đi ngoài có máu là do bệnh trĩ. Tuy nhiên đó cũng có thể là dấu hiệu ung thư ruột kết.
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-10
Đau bụng hoặc buồn nôn. Qúy ông cũng nên đi khám sớm nếu thấy đau bụng dai dẳng hoặc suất hiện cảm giác buồn nôn, tần suất dày thêm mỗi ngày. Nó có thể là hiện tượng viêm loét, nhưng cũng có thể là dấu hiệu ung thư đại trực tràng.
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-11
Khó nuốt. Một khi đau họng dai dẳng kéo dài vài tuần và có xu hướng tệ hơn, thì có thể là triệu chứng của viêm họng hoặc ung thư dạ dày, cũng như một dấu hiệu sớm của ung thư phổi.
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-12
Giảm cân không rõ nguyên nhân. Nhiều anh chàng cứ cho rằng việc mình giảm cân đột ngột là do chế độ ăn không hợp lý. Tuy nhiên theo nghiên cứu, việc giảm cân nặng đột ngột có thể là tác dụng phụ của một số dạng bệnh như: ung thư thực quản, tụy, gan, và ruột già, thậm chí còn là một triệu chứng đặc biệt của bệnh bạch cầu hoặc u lympho.
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-13
Mệt dai dẳng. Khi quý ông gặp tình trạng mệt mỏi triền miên và kéo dài hơn một tháng, kèm theo khó thở, thở dốc thì nên đi thăm khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh bạch cầu và u lympho.
Nhung dau hieu ung thu o nam gioi de bi bo qua-Hinh-14
Đau đầu mãn tính. Nếu không bao giờ bị đau nửa đầu và đau đầu tổng thể, đột nhiên phải cần đến thuốc đau đầu trong thời gian dài thì rất có thể là một dấu hiệu của khối u não, phát sinh cơn đau do chèn vào dây thần kinh.

Không chống nắng, quý ông dễ mắc ung thư tế bào gai mu bàn tay

Mùa nắng nóng các chuyên gia về da liễu thường khuyên mọi người khi ra ngoài phải có bảo hộ chống nắng và sử dụng kem chống nắng để chống lại sự tàn phá của các tia UV.

Ảnh minh họa
Ung thư vì tia UV

Anh Nguyễn Văn K. trú tại Hà Nội bị ung thư tế bào gai mu bàn tay, phải cắt bỏ hết lớp ổ gai và bác sĩ phải phẫu thuật tạo hình lại bằng lớp da vạt bẹn để cho bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường.

Anh K. cho biết anh là thợ cấp thoát nước nên thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Anh chỉ mặc áo dài che tay nên không nghĩ rằng việc phơi nắng ngoài trời là nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư gai mu bàn tay của mình. Anh K cho biết, việc chủ quan với trời nắng nóng khiến anh đổ bệnh thực sự đáng tiếc.

Nhiệt độ ngoài trời mấy ngày nay ở Hà Nội luôn đạt ngưỡng trên 40 độ C. Các bác sĩ ở BV Da liễu Trung ương đều cảnh báo, nam giới hay phụ nữ đều phải cố gắng hạn chế ra ngoài trời lúc cao điểm nắng nóng từ 11h trưa đến 15h chiều. Trường hợp bắt buộc phải đi dưới trời nắng thì cần sử dụng áo chống nắng để che chắn tránh tia UV gây tác hại cho da.
Th.S, BS Phạm Cao Kiêm - BV Da liễu Trung ương, cho biết khoa ông thường tiếp nhận bệnh nhân bị ung thư tế bào gai ở mu bàn tay do thói quen đi lại không sử dụng đồ chống nắng.
Để điều trị ung thư tế bào gai, các bác sĩ thường phẫu thuật cắt bỏ lớp sùi gai và phẫu thuật tạo hình lại cho bệnh nhân. Bệnh nhân thường là những người có làn da sáng, nam giới và có tiền sử phơi nhiễm với tia UV liều cao tích lũy lâu ngày. Đầu tiên thường bắt đầu nhú sừng như mụn cóc, gồ cao có vảy, dần dần phát triển to hơn xâm lấn sâu bên dưới, chung quanh có quầng viêm đỏ, ít di động.
Một trường hợp khác là anh Bùi Văn M. cũng trú tại Hà Nội được bác sĩ phẫu thuật thay vạt da bẹn lên vùng bị ung thư để tạo hình lại mu bàn tay. Đây được xem là kỹ thuật trong điều trị ung thư da hiện nay.
Hình ảnh phẫu thuật ghép vạt da cho bệnh nhân bị ung thư tế bào gai mu bàn tay
Th.S Kiêm cho biết, vạt bẹn là một vạt da nằm ở vùng bẹn. Vạt được nuôi dưỡng bởi động mạch mũ chậu nông. Vạt có ưu điểm: phong phú về chất liệu; nơi cho vạt được dấu kín; vùng lấy vạt được khâu da trực tiếp, kỹ thuật đơn giản.

Vạt bẹn ít được sử dụng dưới dạng vạt tự do có nối mạch vi phẫu, nhưng thường được sử dụng dưới dạng vạt cuống mạch liền để tạo hình khuyết hổng bàn tay.

Trong chuyên ngành da liễu, vạt bẹn được sử dụng để tạo hình các khuyết tổ chức sau khi phẫu thuật điều trị ung thư da, và các u da lành tính khác.

Sau khi phẫu thuật loại bỏ tổ chức u da, thiết kế vạt bẹn lớn hơn kích thước khuyết hổng 10% - 20%, phẫu thuật lấy vạt bẹn che phủ khuyết hổng, cuống vạt được cắt sau 10 ngày.
Ung thư tế bào gai là gì?
Ung thư tế bào gai thường xuất hiện ở những vùng da ít được quần áo che phủ: đầu, cổ, bàn tay và cẳng tay, thân trên và chân phía dưới. Biểu hiện ban đầu thường sù sì, có thể mọc khá nhanh trong vòng vài tháng, đường kính từ vài ly đến vài phân. Nó có màu như màu da thường, hoặc màu nâu đỏ, màu hồng.

Nguyên nhân của bệnh là do ánh sáng mặt trời: liều tích luỹ càng cao nguy cơ càng lớn. Thành phần quan trọng nhất của ánh sáng mặt trời gây ung thư da là UVB (290-320nm), nó khởi phát và hoạt hoá bệnh ung thư. Ở động vật thực nghiệm, UVB mạnh hơn 1.000 lần so với UVA (320-400 nm) trong việc gây ung thư.

Ung thư tế bào gai luôn luôn xuất hiện trên những thương tổn đã có từ trước, nhất là trên nhóm bệnh da tiền ung thư, hiếm hơn là trên những vùng da có sẹo, viêm mạn hoặc dày sừng ở người già. Bệnh xuất hiện tự nhiên, sau sang chấn nhiều lần lặp đi lặp lại hoặc sau khi điều trị không thích hợp. Thương tổn lớn lên, lan rộng ra, lớp sừng dày lên, trên bề mặt bị loét, thâm nhiễm sâu xuống dưới, bờ nổi cao lên (những nụ thịt), có quầng đỏ bao bọc xung quanh, có khi xuất hiện dạng như nhú sừng.
U lồi cao hơn, to hơn và cùng một lúc ăn sâu, thâm nhiễm hơn, gắn vào trung bì. Bề mặt khối u không đều, vừa có nhiều nụ thịt, vừa loét, loét đôi khi rất nhiều, độ lớn và bờ rất thay đổi, đáy không đều thành vòm, ít hoặc nhiều xùi và chảy máu, bờ dày cứng và bị lật cong ra, sờ vào thấy bờ cứng chắc thâm nhiễm xuống dưới quá cả giới hạn của thương tổn.
Trên bề mặt vết loét rải rác có thể thấy chấm trắng màu sữa, khi ấn vào đùn ra những khối nhỏ màu trắng như một nhân do tế bào loét bị ung thư sừng hoá, nhận thấy rõ khi chiếu ánh sáng Wood. Một vài trường hợp khối u có dạng hình bán cầu, vết loét ở giữa có một bờ xung quanh dày và không đều giống như u sừng gai.

7 điều bạn nên hỏi bác sĩ về nguy cơ ung thư





Đặc biệt, cuộc trò chuyện về ung thư là cần thiết nhất nhưng lại khó thực hiện nhất.


Dưới đây là phần tư vấn của TS Linda Nebeling từ Viện Ung thư Quốc gia Mỹ về những điều bạn nên hỏi bác sĩ đối với nguy cơ ung thư của mình.

Người thân của tôi mắc ung thư, vậy tôi có bị ảnh hưởng?

Nếu thành viên trong gia đình bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hãy hỏi bác sĩ về nguy cơ của bạn. Không phải tất cả các bệnh ung thư là do di truyền và có thể chẩn đoán ban đầu chưa được chính xác.

Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi liệu bạn có thay đổi nào về lịch sử y tế gia đình trong thời gian gần đây nhưng nếu bác sĩ quên điều này, bạn phải chủ động.

Nếu gia đình có tiền sử bệnh ung thư, tôi có nên thay đổi độ tuổi khám sàng lọc?

Hãy hỏi bác sĩ điều này nếu gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư. Lúc đó, bác sĩ sẽ tính toán mức độ ảnh hưởng, di truyền và đưa ra lời khuyên về việc kiểm tra sức khỏe.

Ví dụ, nếu mẹ và chị gái của bạn mắc ung thư vú trước 50 tuổi, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bắt đầu sàng lọc chụp quang tuyến vú trước tuổi 40.

Liệu công việc của tôi có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư?

Theo TS Nebeling, thông tin về công việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư của bạn. Ví dụ, không chỉ nhà máy lọc dầu hoặc mỏ than, những môi trường chứa chất gây ung thư vẫn có thể xuất hiện trong các lĩnh vực khác.

Chuyên gia Nebeling khuyên bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những nơi bạn từng làm việc (kể cả việc làm thêm), những nơi bạn có khả năng tiếp xúc với hóa chất, cho dù là các loại khí đốt, amiăng.

Tôi có nên tìm dấu hiệu ung thư trên da mình?

"Da là một trong những bộ phận nếu kiểm tra sẽ dễ dàng nhận ra bệnh tật nhất trên cơ thể chúng ta", tiến sĩ nói.

Nebeling nói rằng nhiều bệnh nhân không chịu tự kiểm tra da cho đến khi xuất hiện một vết thương không chịu lành, đi khám mới tá hỏa vì biết mình bị ung thư da.

Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn những kiến thức cơ bản nhận biết những vùng da tổn thương hoặc nốt ruồi bất thường.

Những loại polyp nào gây ung thư?

BS Therese Bevers, Giám đốc y tế Trung tâm phòng chống Ung thư tại ĐH Texas (Viện Anderson), cho biết bà đã gặp nhiều người hoàn toàn không hiểu được kết quả tầm soát ung thư đại tràng của mình.

Theo bác sĩ này, có 2 dạng polyp thường gặp nhất là polyp tăng sản và polyp tuyến. Polyp tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng, rất ít khi trở thành ác tính.

Còn polyp tuyến (adenomatous) là loại polyp bạn nên quan tâm vì không phải tất cả các polyp loại này đều phát triển thành ung thư nhưng chúng được coi là tiền ung thư.

Người bị u tuyến nên đi khám sàng lọc thường xuyên hơn, cứ 3-5 năm/lần tùy thuộc khối lượng và kích thước khối u. Trong khi đó, người có polyp tăng sản chỉ nên khám sàng lọc 10 năm một lần.

"Da là một trong những bộ phận nếu kiểm tra sẽ dễ dàng nhận ra bệnh tật nhất trên cơ thể"

Tất cả những xét nghiệm di truyền đều có ích với tôi?

Câu trả lời là không. Chuyên gia Nebeling cho rằng những người có họ hàng hoặc thành viên có quan hệ huyết thống trực tiếp (cha, mẹ, anh chị em, con cái) mắc ung thư, thì bạn mới nên tiến hành những xét nghiệm này.

Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ ung thư?

Nếu lịch sử bệnh tật gia đình hoặc những công việc đã làm trong thời gian qua là không thể thay đổi, thì thói quen là điều bạn nên thay đổi để giảm rủi ro.

Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên, cho bạn biết những hoạt động lành mạnh tác động lớn đến nguy cơ ung thư của bệnh nhân.

Ví dụ: Bỏ thuốc lạ, bôi kem chống nắng, ăn nhiều trái cây, rau quả, tập thể dục thường xuyên, tránh thức uống có cồn…

Theo L.Thoa - Trí thức trẻ/ Preventio

Bệnh ung thư thường gặp ở tuổi 20

Bệnh ung thư máu, ung thư vú và ung thư đại trực tràng là 3 bệnh ung thư thường gặp nhất ở độ tuổi 20.

Bon benh ung thu thuong gap o tuoi 20Bệnh ung thư máu là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở độ tuổi 20
Bon benh ung thu thuong gap o tuoi 20-Hinh-2Đây là một căn bệnh được xảy ra do sự tăng đột biến của các tế bào bạch cầu mà cơ thể không kiểm soát được
Bon benh ung thu thuong gap o tuoi 20-Hinh-3Bệnh có tính chất cấp tính, mức độ diễn biến rất nhanh kèm theo các dấu hiệu như: mệt mỏi, da nhợt nhạt, dễ bị bầm tím, khó cầm máu khi bị thương, xuất hiện các hạch bất thường ở cổ, dưới cánh tay , dễ bị sốt, viêm nhiễn do các vi khuẩn…
Bon benh ung thu thuong gap o tuoi 20-Hinh-4Nguyên nhân phát sinh bệnh ung thư máu có thể là do các yếu tố như: ô nhiễm hóa học, chất phóng xạ hay là do các yếu tố di truyền
Bon benh ung thu thuong gap o tuoi 20-Hinh-5Bệnh ung thư đại trực tràng cũng rất hay gặp ở những người trẻ trong độ tuổi 20. Đây là bệnh gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau các loại ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày. Hầu hết những người trẻ bị ung thư đại trực tràng thường do các polyp ung thư hóa hoặc gia đình có người có tiền sử mắc ung thư đại trực tràng.
Bon benh ung thu thuong gap o tuoi 20-Hinh-7Triệu chứng điển hình của bệnh là: đi ngoài ra máu, phân lỏng, phân nhầy như máu cá, đau bụng… kèm theo đó là cảm giác chán ăn, buồn nôn, giảm cân khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Bon benh ung thu thuong gap o tuoi 20-Hinh-8Vì bệnh ung thư đại trực tràng dễ gặp ở những người tuổi đôi mươi, chính vì vậy mà đừng nên chủ quan với các triệu chứng bất thường trên cơ thể, hãy đến gặp bác sĩ để có được sự tư vấn và kiểm tra kịp thời.
Bon benh ung thu thuong gap o tuoi 20-Hinh-9Hầu hết những bạn gái trẻ xuất hiện các khối u ở vú đều là những khối u lành tính, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ là ung thư vú
Bon benh ung thu thuong gap o tuoi 20-Hinh-10Khi các khối u xuất hiện người bệnh thường có những dấu hiệu như: đau tức vùng ngực, ngực to lên một cách bất thường, vùng da quanh vú biến đổi thành da đỏ, da màu cam, co rút da vùng vú…
Bon benh ung thu thuong gap o tuoi 20-Hinh-11Để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh ung thư vú thì bạn gái nên thường xuyên kiểm tra vùng ngực. Nếu thấy vùng ngực của mình có những dấu hiệu bất thường như trên, bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn kịp thời.

10 dấu hiệu báo động đỏ ung thư

Hơn 50% bệnh nhân ung thư đã bỏ qua 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh như sụt cân, thay đổi nốt ruồi... không đi khám vì nghĩ rằng nó "tầm thường", theo nghiên cứu mới tại Anh.

Cứ hai người sinh ra sau năm 1960 thì có một người phát triển ung thư ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Với nguy cơ gia tăng một cách nhanh chóng, các chuyên gia lo ngại trong tương lai hơn 2/3 số trẻ em ngày nay sẽ được chẩn đoán mắc bệnh. Trong nhiều trường hợp, việc chẩn đoán sớm sẽ tạo ra sự khác biệt sống chết rõ rệt cho bệnh nhân ung thư.
Một nghiên cứu công bố hôm nay cho thấy một trong hai người sinh ra sau năm 1960 sẽ phát triển ung thư trong cuộc sống của họ
Cứ hai người sinh ra sau năm 1960 thì có một người phát triển ung thư ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, theo nghiên cứu mới. Ảnh: Telegraph.
TS Katriina Whitaker, một nhà nghiên cứu cấp cao tại ĐH College London cho biết nhiều người được khảo sát cho biết họ cảm nhận rõ các triệu chứng cảnh báo nhưng chỉ nghĩ là những trục trặc sức khỏe thông thường. Một số người không quyết định đi khám vì sợ chẩn đoán ung thư hoặc thiếu tin tưởng vào các dịch vụ y tế. Số ít khác cho rằng các triệu chứng của họ là biểu hiện tự nhiên của sự lão hóa.
TS Richard Roope, chuyên gia nghiên cứu ung thư Anh khuyến cáo: "Lời khuyên chúng tôi đưa ra là nếu nghi ngờ, hãy nhanh chóng đi kiểm tra. Điều này giúp tránh lãng phí thời gian của bạn và bác sĩ. Tin tốt lành là hơn một nửa bệnh nhân chẩn đoán ung thư hiện nay có thể sống thêm hơn 10 năm”.
Cơ hội sống của một số bệnh ung thư
Ung thư vú: 96% phụ nữ tồn tại trong ít nhất một năm, 87% duy trì 5 năm và 78% có thể sống trong 10 năm. 
Ung thư da: 88% bệnh nhân nam sống sót trong 5 năm trở lên. Ở phụ nữ, con số này là 92%.
Ung thư phổi: Chỉ có 8% đàn ông sống sót trong hơn 5 năm, so với ở phụ nữ là 12%.
Ung thư tuyến tiền liệt: Khoảng 85% bệnh nhân sống sót trong 5 năm trở lên.
Ung thư ruột: 59% bệnh nhân nam sống sót trong hơn 5 năm. Đối với phụ nữ, con số này là 58%.

Tại sao bệnh nhân đã khỏi ung thư vẫn tái phát bệnh?

Điều mà mọi bệnh nhân ung thư đã được chữa trị khỏi đều lo sợ là căn bệnh quái ác này sẽ quay trở lại, tấn công cơ thể họ lần nữa.





tế bào, ung thư, ngủ đông, tái phát bệnh
Nghiên cứu mới phát hiện, các tế bào ung thư có thể ngủ đông suốt thời gian dài, đôi khi hàng chục năm, để tránh bị quá trình hóa trị tiêu diệt, rồi thức tỉnh và làm tái phát bệnh sau đó. Ảnh: Corbis
Trong các trường hợp hiếm gặp, ung thư đã "tái xuất" ngay cả khi bệnh nhân không còn dấu hiệu bệnh suốt một thời gian rất dài, đôi khi hàng chục năm, khiến các bác sĩ coi họ đã được chữa khỏi. Các nhà khoa học tin rằng, họ hiện đã lí giải được hiện tượng này.
Bằng chứng di truyền cho thấy, các tế bào ung thư có thể "ngủ đông", do đó tránh được các ảnh hưởng của quá trình chữa trị, và chỉ "tỉnh dậy" nhiều năm sau đó.
Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu ung thư ở London, Anh tuyên bố, khám phá trên của họ có thể gợi mở những cách loại bỏ tận gốc các tế bào ung thư ngủ đông. Các phương pháp như vậy có thể diệt trừ nguy cơ nhỏ về việc căn bệnh sẽ tái phát sau khi dường như đã được chữa khỏi.
Nghiên cứu trên rất đáng chú ý, vì các nhà nghiên cứu đã thu thập được các mẫu máu và tủy xương từ một bệnh nhân mắc một dạng bạch cầu hiếm gặp, kéo dài tới 20 năm.
Nhóm nghiên cứu đã nhận diện được một đột biến ADN nhất định, trong đó 2 gen có tên gọi là BCR và ABL1 hòa nhập vào nhau, ở các tế bào ung trong cả 2 mẫu máu trích lấy cách nhau 22 năm. Điều này chứng tỏ một dòng giống chung giữa bệnh bạch cầu ban đầu và bệnh bạch cầu tái phát, ám chỉ rằng, các tế bào ung thư đã kháng cự được quá trình hóa trị bằng cách ngủ đông và tỉnh thức hàng thập niên sau đó.
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ các tế bào ngủ đông từ căn bệnh ung thư ban đầu gây ra việc tái phát bệnh, nhưng không có bằng chứng chứng minh giả thuyết đó. Nghiên cứu mới đã giúp họ xác thực giả thuyết này.
GS Mel Greaves, người đứng đầu nghiên cứu, giải thích: "Công trình nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp bằng chứng ấn tượng về sự tiến hóa của ung thư trong hành động, với các tế bào ung thư có thể nằm ngủ đông để tránh quá trình điều trị và sau đó tích tụ các đột biến mới, có khả năng thúc đẩy bệnh tái phát.
Các tế bào máu gốc thường xuyên thay đổi bất thường giữa trạng nằm im lìm hay ngủ với trạng thái phân chia rất nhanh. Có vẻ như các tế bào ung thư đã vay mượn trò này để tránh bị quá trình hóa trị tiêu diệt".
GS Greaves nói thêm rằng, trong tương lai, nếu chúng ta tìm ra cách đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tế bào ngủ đông báo trước bệnh ung thư này, chúng ta có thể dùng hóa trị liệu tấn công và tiêu diệt chúng, giả nguy cơ tái phát bệnh ung thư tốt hơn nữa.

Những điều cần biết về các liệu pháp điều trị bổ sung

Liệu pháp điều trị bổ sung là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những bệnh nhân ung thư sống trong môi trường văn hóa Á Đông.


Mạng lưới ung thư Việt Nam xin đăng phần dịch ngắn gọn những điều cần biết về các liệu pháp điều trị bổ sung của Trung tâm Ung thư Novatis - thuộc hãng dược phẩm Australia Novatis để các bạn tham khảo.
Các liệu pháp điều trị bổ sung là thuật ngữ được dùng để miêu tả một loạt những phương pháp điều trị và thực hành mà thông thường không được chỉ định bởi các bác sĩ đa khoa, các bác sĩ chuyên khoa ung thư và các chuyên gia y tế khác.
Một số bệnh nhân lựa chọn sử dụng liệu pháp điều trị bổ sung - thêm vào các liệu pháp truyền thống - tin tưởng rằng chúng giúp tăng cường sức khỏe và chất lượng sống.
Nhiều liệu pháp điều trị bổ sung chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo và tác dụng của chúng, vì thế, chưa được công nhận một cách khoa học. Bạn cần trao đổi, thảo luận với bác sĩ của mình nếu như có kế hoạch sử dụng bất kỳ liệu pháp điều trị bổ sung nào vì liệu pháp điều trị bổ sung có thể tương tác với các điều trị Tây y. Bạn không nên ngừng các điều trị Tây y khi ủng hộ các liệu pháp điều trị bổ sung.
Nếu bạn đọc đuợc tiếng Anh, vui lòng xem phần Understanding Complementary Therapies của Hội đồng Ung thư Australia. Hướng dẫn này sẽ giải thích nhiều liệu pháp điều trị bổ sung khác nhau, các tác dụng được thừa nhận và những tác dụng phụ tiềm tàng.
Một số liệu pháp điều trị bổ sung chứng tỏ được ích lợi và tác dụng khác nhau đối với ung thư và điều trị ung thư bao gồm:
Tham vấn, thiền, phương pháp thư giãn: giúp giảm căng thẳng/ chứng trầm cảm
Châm cứu: giúp giảm cảm giác buồn nôn hoặc giảm nôn, giảm mệt mỏi và giảm đau
Xoa bóp dầu thơm: cải thiện giấc ngủ và giúp thư giãn
Yoga và các hoạt động thể chất: cải thiện giấc ngủ, giảm lo âu, tuyệt vọng và mệt mỏi
Tai Chi - Thái cực quyền: Làm nhẹ/ dịu các cơn đau, cải thiện sự linh hoạt, sức khỏe và giảm căng thẳng
Liệu pháp âm nhạc và nghệ thuật: rèn luyện sự chú ý tập trung, giúp thư giãn, giảm đau và giúp bày tỏ/ bộc lộ cảm xúc
Thuốc từ thảo dược: giảm các rối loạn tiêu hóa, tăng cường cảm giác ngon miệng, và tăng cường đề kháng khi nhiễm trùng
Tuy vậy, bạn bên trao đổi, nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc thảo dược để chắc chắn thuốc không tương tác với bất kỳ thành phần nào trong các điều trị y khoa đã được chỉ định.

Kiểm soát tác dụng phụ của quá trình truyền hóa chất

Hoá trị liệu tiêu diệt tế bào ung thư bởi vì hóa chất nhắm vào các tế bào tăng trưởng, phân chia nhanh.

Tuy nhiên, các tế bào bình thường trong máu, miệng, đường ruột, mũi, móng, âm đạo và tóc cũng phân chia khá nhanh. Do đó, quá trình hóa trị liệu cũng ảnh hưởng lên các tế bào ở các bộ phận này.

Các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể bạn có thể khắc phục những tác hại do hóa trị liệu gây ra, tóc bạn sẽ mọc trở lại, mức độ năng lượng sẽ tăng lên. Nhưng tế bào ung thư thì khắc phục các tác hại này rất yếu kém.
Tác dụng phụ của quá trình hóa trị liệu phụ thuộc vào phác đồ điều trị của bạn, cụ thể là lượng hóa chất mà bạn phải truyền vào cơ thể, thời gian điều trị là bao lâu và sức khỏe tổng thể của bạn như thế nào. Tác dụng phụ xảy ra đối với bạn có thể sẽ rất khác với ai đó có phác đồ điều trị giống hệt.
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)

Khi cơ thể của bạn hồi phục sau quá trình hóa trị liệu, các loại thuốc khác sẽ giúp giảm bớt các tác dụng phụ mà bạn gặp phải. Bạn cần chú ý nói cho bác sĩ điều trị và y tác về bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra với cơ thể. Nếu như thuốc hỗ trợ không giúp kiểm soát các tác dụng phụ, bác sĩ hoặc y tá sẽ tìm kiếm các thuốc hỗ trợ khác hiệu quả hơn.
Các tác dụng phụ của quá trình hóa trị liệu gần như sẽ hết sau khi bạn hoàn thành phác đồ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, một vài tác dụng phụ có thể mất nhiều tháng thậm chí lâu hơn để thực sự biến mất. 

Khi bạn và bác sĩ quyết định phác đồ điều trị, hãy cân nhắc các lợi ích của phác đồ ngược lại cân nhắc cả các tác dụng phụ của nó như một phần không thể thiếu của liệu trình. Bác sĩ của bạn có thể cung cấp cho bạn một vài thông tin về những tác dụng phụ mà bạn dễ gặp phải.
Dưới đây là một số những tác dụng phụ của quá trình hóa trị liệu mà có thể bạn sẽ gặp:

- Thiếu máu
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi
- Vấn đề sinh con
- Rụng tóc
- Nhiễm trùng
- Suy giảm trí nhớ
- Mãn kinh hoặc các triệu chứng mãn kinh
- Các thay đổi về móng tay, chân
- Tê bì tay chân
- Thay đổi vị giác
- Khô âm đạo
- Nôn mửa
- Thay đổi về cân nặng
    Một số tác dụng phụ ít gặp nhưng nghiêm trọng của quá trình hóa trị liệu

    - Mất xương
    - Các vấn đề về tim
    - Các vấn đề về mắt/ thị lực

    9 dấu hiệu không ngờ cảnh báo bệnh ung thư

    1. Thay đổi kích thước nốt ruồi
    Các khối u ác tính gây ung thư da có thể tấn công mọi lứa tuổi. Dấu hiệu ban đầu là những thay đổi về kích thước, hình dáng và màu sắc của nốt ruồi. Hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành kiểm tra tổng quát nếu bạn phát hiện những thay đổi này.
    2. Ho dai dẳng hoặc khàn tiếng
    Ho lâu ngày không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn là người nghiện thuốc lá nặng.
    Khàn tiếng là biểu hiện của ung thư phần đầu và cổ. Điều đó là do khối u ác tính ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh kiểm soát âm thanh, làm chúng tê liệt.
    3. Thay đổi ở hạch bạch huyết
    Theo Men's Health, hạch bạch huyết là những cụm tế bào nhỏ, hình hạt đỗ trải khắp cơ thể. Bạn có thể sờ thấy các hạch này ở cổ khi bị cảm lạnh. Một vài bệnh ung thư như bạch cầu cấp hay hạch bạch huyết cũng có dấu hiệu tương tự. Vì vậy, bạn nên đi khám nếu nhận thấy dấu hiệu sưng hạch ở bất cứ đâu trên cơ thể lâu hơn một tháng.
    4. Đau nhức
    Ung thư thường không gây ra đau nhức. Nhưng nếu bạn thấy cơ thể đau lâu ngày, có thể do các khối u chèn lên dây thần kinh, các cơ quan hoặc xương. Đó là dấu hiệu của ung thư xương, não hoặc các loại khác. Nếu tình trạng đau nhức cơ thể kéo dài hơn 3 tháng, hãy đi khám khi mọi thứ chưa quá muộn.
    9 dấu hiệu không ngờ cảnh báo bệnh ung thư
    Nếu tình trạng đau nhức kéo dài hơn 3 tháng, bạn nên đi khám bác sĩ trước khi quá muộn. Ảnh: Menshealth.
    5. Sụt cân không rõ nguyên nhân
    Nếu bạn không ăn kiêng mà vẫn giảm cân nhanh chóng, đây là một trong những dấu hiệu ung thư liên quan đến ruột kết hoặc gan. Khoa học gọi hiện tượng này là suy mòn, khi khối u giải phóng các chất làm thay đổi sự trao đổi chất, làm giảm khả năng sử dụng protein và calo của cơ thể, phá hủy cơ và chất béo.
    6. Thay đổi thói quen đại, tiểu tiện
    Đi tiểu thường xuyên hoặc gấp gáp hơn bình thường có thể là dấu hiệu liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt ở lứa tuổi thanh niên.
    Táo bón hoặc tiêu chảy liên tục, thay đổi kích thước của phân là dấu hiệu của ung thư ruột kết hoặc ung thư kết tràng.
    7. Chảy máu bất thường
    Ho ra máu là một trong những dấu hiệu của ung thư phổi. Còn máu trong phân là biểu hiện của ung thư ruột kết, thận hoặc bàng quang. Ngoài ra, nếu bị chảy máu âm đạo, có thể bạn đã bị ung thư cổ tử cung hoặc dạ con. 
    8. Những vết xước hoặc rách lâu lành
    Một số bệnh ung thư da có thể gây chảy máu và khiến các vết xước không thể lành. Bên cạnh đó, các vết loét trong miệng có liên quan đến ung thư miệng, nhất là với những người nghiện thuốc lá, rượu bia. Ngoài ra, bạn nên cẩn trọng nếu có bất kỳ sự đổi màu như những đốm trắng, đỏ hoặc xanh xung quanh vết loét.
    9. Khó nuốt
    Cảm giác khó khăn khi nuốt thường không khiến chúng ta quá nhiều lo lắng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, đi kèm buồn nôn và sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra cuống họng hoặc dạ dày. Bên cạnh đó, những người hút thuốc, uống rượu đều có thể bị khó nuốt và tăng nguy cơ mắc ung thư miệng.

    Có dấu hiệu sau 3 tuần không khỏi thì phải đi khám ung thư ngay

    Ung thư lưỡi là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện ra sớm. Vì vậy, bạn hãy lắng nghe những dấu hiệu cảnh báo sớm căn bệnh này để có cơ hội chữa trị kịp thời.




    Ung thư lưỡi là căn bệnh ác tính thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa những người trẻ hơn sẽ miễn dịch với căn bệnh này bởi gần đây, ung thư lưỡi ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
    1. Sự nguy hiểm của bệnh ung thư lưỡi:
    Ung thư lưỡi nếu phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, 90% bệnh nhân chỉ được phá hiện ra khi bệnh đã ở giai đoạn cuối.
    Sở dĩ ung thư lưỡi khó phát hiện sớm là do những triệu chứng ban đầu của căn bệnh này không có biểu hiện rõ ràng và thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý răng miệng khác.
    Người bệnh vì thế hay chủ quan, không đến cơ sở y tế để kiểm tra, đến khi có những triệu chứng gây đau đớn thì lúc này, bệnh đã vào giai đoạn nguy hiểm.
    Nếu phát hiện ra bệnh ở giai đoạn cuối, người bệnh buộc phải trải qua những ca phẫu thuật triệt căn, nghĩa là phải cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ lưỡi tùy vào kích thước khối u để ngăn sự di căn của tế bào ung thư đến các bộ phận khác trong cơ thể.
    Giống như các loại ung thư khác, ung thư lưỡi có thể di căn đến phổi, gan hoặc xương...
    Loét miệng lâu ngày, khó lành có thể là biểu hiện của ung thư lưỡi (Ảnh minh họa)
    Loét miệng lâu ngày, khó lành có thể là biểu hiện của ung thư lưỡi (Ảnh minh họa)
    2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi:
    Cho dù vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư lưỡi nhưng theo các nhà khoa học, những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi của bạn:
    - Hút thuốc lá
    - Uống rượu
    - Vệ sinh răng miệng kém
    - Thiếu hụt vitamin A,D,E
    - Ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu, mỡ, ăn ít rau quả.
    - Nhiễm virus Herpes, HPV (Human Papilloma Virus), hội chứng Xeroderma pigmentosum, thiếu máu Fanconi...
    3. Những triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi:
    Những triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu không đặc trưng và rất giống với bệnh nhiệt miệng nên nhiều người bị nhầm lẫn dẫn đến chủ quan. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm lại rất quan trọng để đem lại cơ hội chữa lành bệnh.
    Hãy chú ý những dấu hiệu sau vì có thể chúng là biểu hiện của bệnh ung thư lưỡi:
    - Đau lưỡi: Kiểu đau như có dị vật nhỏ cắm trong lưỡi, rất đau nhưng không tìm được nguyên nhân.
    - Mảng trắng: Những mảng trắng dày, cứng xuất hiện bất thường và ngày càng lan rộng, bám rất chắc vào bề mặt lưỡi.
    - Vết loét không rõ nguyên nhân và rất lâu lành.
    - Cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường...
    - Hôi miệng
    - Đau họng trong thời gian dài
    - Có khối u nhỏ ở gần phía cổ họng.
    - Sút cân không rõ nguyên nhân
    4. Phòng bệnh ung thư lưỡi:
    Để phòng tránh những nguyên nhân gây ung thư lưỡi nêu trên, các bác sĩ khuyên bạn nên có những biện pháp phòng tránh căn bệnh này như sau:
    - Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau bữa ăn, thời gian đánh răng khoảng 3 phút.
    - Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch những kẽ răng mà bàn chải không chạm tới được.
    - Khám nha sĩ tối thiểu 1 lần mỗi năm.
    - Hạn chế tối đa việc uống rượu, hút thuốc lá vì 2 yếu tố này là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư.
    Đặc biệt, khuyến cáo quan trọng của các chuyên gia, khi có những biểu hiện của bệnh ung thư lưỡi như đã nêu trên, nếu điều trị bằng kháng sinh 3 tuần không khỏi thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

     
    Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons