ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Thiết bị điều trị ung thư vú triệt để

Các nhà khoa học Anh tuyên bố họ đã phát triển một thiết bị xét nghiệm máu có thể phát hiện sự tái phát sớm của căn bệnh ung thư đã được điều trị, xác định khối u trở lại trước khi kiểm tra bằng máy chụp cắt lớp đến 8 tháng.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành những xét nghiệm bao gồm việc xác định khối u ung thư, DNA trong máu bệnh nhân để theo dõi liệu ung thư có dấu hiệu tái phát.
Thiết bị điều trị ung thư vú triệt để
‘Chúng tôi đã thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản có khả năng chẩn đoán chính xác bệnh nhân sẽ tái phát ung thư vú sớm hơn”, ông Nicolas Turner, nhà khoa làm việc tại Viên Nghiên cứu Ung thư London (Anh) cho biết. Các nhà khoa học phân tích, thí nghiệm có thể giúp các bác sĩ điều trị ung thư vú hiệu quả hơn.
“Nếu chúng ta xác định tốt hơn người có nguy cơ tái phát, chúng ta có thể điều trị ngay để ngăn ngừa sự tái phát chỉ dành cho họ. Những nữ bệnh nhân vẫn có DNA mang khối u được phát hiện có rủi ro tái phát cao:, ông Turner cho biết thêm.
Trong công trình nghiên cứu, các nhà khoa học theo dõi 55 bệnh nhân đã được hóa trị sau phẫu thuật ung thư vú giai đoạn đầu, lấy mẫu máu từ họ liên tục trong 2 năm sau đó. Họ đã phân tích mẫu khối u đột biến cụ thể được phát hiện trong máu.
Kết quả, ung thư quay trở lại với 15 bệnh nhân trong tổng số người tham gia xét nghiệm và chẩn đoán chính xác thông qua xét nghiệm máu đối với 12 bệnh nhân khoảng 8 tháng trước khi ung thư tái phát được phát hiện thông qua kỹ thuật chụp cắt lớp thông thường.
“Trong số những bệnh nhân đó, xét nghiệm cho thấy có đột biến kháng thuốc, cho các bác sĩ cơ hội thiết lập phương pháp điều trị mới nhắm mục tiêu đặc biệt với những đột biến đó”, nhóm nghiên cứu khẳng định.
95% các trường hợp ung thư vú được chẩn đoán sớm, tuy nhiên khả năng xác định điều trị có thể loại bỏ mọi dấu hiệu bệnh tật ra khỏi cơ thể là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa khối u tái phát trở lại, các nhà nghiên cứu chỉ rõ.

Tiến sĩ Tilak Sundaresan, một bác sĩ chuyên khoa công tác tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Massachusetts tin tưởng: “Thí nghiệm có thể mở ra cơ hội điều trị khỏi hẳn ung thư vú chứ không phải chỉ về mặt lý thuyết nữa”.

Xét nghiệm gene chẩn đoán sớm ung thư




PGS Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, hiện tại ở Việt Nam cũng như trên thế giới, xét nghiệm mô bệnh học vẫn là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định ung thư. Xét nghiệm gene đóng vai trò chủ yếu trong dự báo, tiên đoán, đánh giá khả năng, nguy cơ sinh ung thư.
Khi có chẩn đoán xác định ung thư bằng mô bệnh học; một số xét nghiệm gene có vai trò tiên lượng bệnh, phân nhóm theo đặc điểm sinh học, định hướng liệu pháp điều trị nhắm trúng đích hay còn gọi là cá thể hóa điều trị. Tại Việt Nam, các xét nghiệm gene trong điều trị được ứng dụng khá rộng rãi đặc biệt trong ung thư vú, phổi, đại trực tràng.
gene1-4411-1440811676.jpg
Xét nghiệm tìm gene đột biến giúp đánh nguy cơ sinh bệnh ung thư vú, buồng trứng và đại tràng. Ảnh: N.P. 
Trong đánh giá nguy cơ nhằm phát hiện sớm bệnh, Việt Nam đã triển khai xét nghiệm gene APC với ung thư đại tràng, gene BRCA với ung thư vú, buồng trứng. Tuy nhiên, xét nghiệm này chưa được áp dụng nhiều do vấn đề chi phí và chưa nhận được sự quan tâm, nhận thức của cộng đồng và của chính thầy thuốc. Hơn nữa xét nghiệm gene là một xét nghiệm cao cấp, phức tạp đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ chuyên môn tinh thông.
Điều quan trọng là hiện tại y học mới chỉ tìm ra một số đột biến gene liên quan đến nguy cơ cao gây một số ung thư như: ung thư vú, buồng trứng, đại trực tràng; phần nhiều vẫn chưa giải mã được.
"Hơn nữa các gene này không phải là yếu tố duy nhất, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường. Nói cách khác, gene thường chỉ kích hoạt gây ung thư khi bị phơi nhiễm với các yếu tố môi trường nguy cơ", PGS Thuấn nhấn mạnh.
Do vậy hiện tại xét nghiệm gene chủ yếu đóng vai trò trong phân loại nguy cơ sinh ung thư. Trường hợp phát hiện mang gene đột biến có khả năng gây ung thư, người bệnh sẽ được theo dõi tích cực, làm các xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm ung thư ở lứa tuổi sớm hơn và thường xuyên hơn. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn về liệu trình theo dõi, khám định kỳ cho người bệnh theo khuyến cáo quốc tế.
Xét nghiệm này mới chỉ tiến hành tại một số cơ sở chuyên sâu như tại Bệnh viện K, ĐH Y Hà Nội…Giá thành cho một xét nghiệm giải trình tự gene tại Bệnh viện K trung bình hết khoảng 6 triệu đồng. Thời gian cho kết quả khoảng 7 ngày. Cũng như tất cả các xét nghiệm khác trong y sinh, xét nghiệm gene cũng có sai số nhất định tùy thuộc vào trang thiết bị, quy trình kỹ thuật và năng lực của nhà chuyên môn.

Sẹo lâu ngày có thể dẫn đến ung thư?




Da được cấu tạo từ các lớp biểu bì, hạ bì và mô dưới da. Trong đó, biểu bì là một loại biểu mô vảy. Bệnh ung thư da gồm nhiều loại u ác tính khác nhau xuất phát từ sự biến đổi của các tế bào biểu mô da.

KHOẢNG 15-20% SỐ CA UNG THƯ TRÊN THẾ GIỚI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM TRÙNG

Tỷ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Nguyên nhân một phần là do một số nhiễm trùng thường phổ biến hơn ở những nước này. Nhiễm trùng là một trong những yếu tố nguy hiểm làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

NHỮNG TỔN THƯƠNG VỀ DA DỄ DẪN ĐẾN UNG THƯ

Những vết bỏng, sẹo và loét trong thời gian dài mà lại lâu lành có nguy cơ cao trong việc phát triển thành ung thư da. Chúng sẽ phát triển thành ung thư tế bào biểu bì có vảy do viêm mãn tính hoặc thay đổi thành tế bào ác tính. Loại ung thư này thường hay dẫn đến di căn hạch và có thể gây tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp.
Sẹo lâu ngày có thể dẫn đến ung thư không? - ảnh 1Sẹo lâu năm có thể phát triển thành ung thư da (Ảnh minh họa: Internet)
Ung thư da tế bào vảy có 3 loại:
Ung thư da tế bào vảy có thể phát sinh từ actinic keratoses (dày sừng do nắng) trông như những miếng vảy dày dính trên da. Ung thư da dạng này mềm và có thể cử động tự do, nằm trên phần da đầu hói, trán, tai và mu bàn tay.
Loại thứ hai của ung thư da tế bào vảy xuất hiện ở các vùng da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Chúng là những khối u rắn, cử động được, mọc u lên, nhìn rõ mép và ít có vảy bề mặt. Những khối u tế bào vảy dạng này ít khi di căn nhưng có thể xâm lấn cục bộ.
Loại thứ ba của ung thư da tế bào vảy phát sinh từ vùng da bình thường hoặc môi. Chúng rất dễ xâm lấn và có thể di căn đến các hạch bạch huyết trong khu vực.
Ung thư da tế bào vảy thường xuất hiện trên nền tổn thương ung thư và vết sẹo lâu ngày. Ngoài ra còn có thể xuất hiện ở những vùng da bị tổn thương bởi tia UV như vùng da đầu không có tóc, vùng mặt, cổ, cánh tay, mu bàn tay hay mu bàn chân. Khối u thường sùi, đau, di căn hạch khu vực hoặc di căn theo đường máu vào phổi, xương, gan và não.
Sinh thiết tế bào tổn thương là phương pháp chẩn đoán xác định ung thư da tế bào vảy. Nếu kết quả sinh thiết lần đầu dương tính có thể sinh thiết lại nhiều mảnh tế bào, sâu và to hơn. Thực hiện sinh thiết có thể chẩn đoán mô bệnh học, phân loại u và xếp độ mô học ung thư. Tuy nhiên với những hạch to cần can nhắc có nên học hút tế bào hay không vì có thể làm vỡ hạch gây lây lan tế bào ung thư ra các vùng xung quanh.

VIỆC NHIỄM MỘT SỐ LOẠI VI-RÚT, VI KHUẨN HAY KÝ SINH TRÙNG ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI UNG THƯ Ở NGƯỜI

Một số loại vi-rút ảnh hưởng trực tiếp đến các gen trong tế bào và có thể kiểm soát sự tăng trưởng của chúng. Những vi-rút này có thể thêm các gen mã hóa của chúng vào trong tế bào và khiến cho tế bào phát triển một cách không kiểm soát.
Sẹo lâu ngày có thể dẫn đến ung thư không? - ảnh 2Cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường trên da để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời (Ảnh minh họa: Internet)
Nhiễm trùng có thể gây viêm nhiễm lâu dài tại một phần cơ thể. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi trong các tế bào bị ảnh hưởng và tế bào miễn dịch gần đó, cuối cùng có thể dẫn đến ung thư.
Một số loại nhiễm trùng khác có thể ức chế hệ miễn dịch của con người mà bình thường chúng giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số loại ung thư. Chính vì vậy mà làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư ở người bệnh.

UNG THƯ DA: NGUY HIỂM NẾU CHỦ QUAN

Ung thư da là một trong những dạng ung thư hay gặp nhưng nếu phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời

Tỷ lệ tử vong do ung thư da không cao do loại ung thư này không nguy hiểm như các loại ung thư khác. Tuy nhiên, nếu bạn xem nhẹ bệnh, chủ quan không có biện pháp điều trị sớm và kịp thời thì có thể dẫn tới tử vong.

13 quy tắc vàng ngăn ngừa ung thư

PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Nghiên cứu phòng, chống ung thư cho biết: 80% nguyên nhân ung thư là do môi trường bên ngoài tác động.
Lối sống thiếu điều độ cũng góp phần khiến nhiều người khó thoát khỏi bàn tay tử thần.
Chính vì thế, việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt là một giải pháp cực kỳ quan trọng trong việc phòng tránh bệnh ung thư.
Tuân thủ nghiêm ngặt 13 điều trong infographic dưới đây sẽ giúp bạn có một lối sống tích cực để bài trừ căn bệnh nguy hiểm này.


Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

7 bí quyết nấu ăn cho người bị ung thư

Vì thế, khâu chuẩn bị thức ăn là điều rất quan trọng giúp bệnh nhân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ sức chống cự bệnh tật.
Tăng cường năng lượng trong bữa ăn
Người chế biến nên tăng cường năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng trong các món ăn cho người bệnh bằng cách sử dụng các loại dầu không bão hòa (như dầu olive, dầu hạt cải, dầu cám gạo và bơ thực vật), sữa, phô mai, sữa đậu nành, đậu hũ và trứng.
Tránh ăn đồ sống
Quá trình hóa trị và xạ trị có thể làm giảm chức năng miễn dịch của bệnh nhân, khiến người bệnh dễ nhiễm nhiều vi khuẩn từ môi trường mà người khỏe mạnh tránh được. Đặc biệt, các bệnh nhân giảm lượng bạch cầu có nguy cơ tăng các bệnh nhiễm trùng. Do đó, họ nên tiêu thụ các loại thực phẩm nấu chín hoàn toàn. Người nấu không nên thêm các loại rau quả trang trí như hành lá hoặc rau mùi vào món ăn của bệnh nhân ung thư.
7 bí quyết nấu ăn cho người bị ung thư
Tăng thực phẩm dễ nhai và nuốt
Bệnh nhân xạ trị vùng đầu và cổ thường bị loét miệng và đau họng. Do đó, người nấu nên chọn thực phẩm tráng miệng mềm như bánh pudding, kem, sữa… Bữa ăn chính của người bệnh có thể là những thực phẩm mịn như cháo với thịt băm/cắt nhỏ, súp, mì… Nếu người bệnh muốn ăn các món khác, đầu bếp nên ninh mềm. Lưu ý, những người bị viêm niêm mạc nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều gia vị.
Sử dụng nhiều loại thảo mộc và gia vị
Một số bệnh nhân trải qua quá trình hóa trị, xạ trị có thể nhạy cảm hơn với mùi vị thức ăn dẫn tới dễ nôn ói. Người nhà cũng có thể thêm chanh, lá bạc hà vào một số món ăn tanh để khử mùi khó chịu.
Đối với những món ăn không mùi vị, đầu bếp nên thêm các loại thảo mộc, gia vị để tăng hương vị các món ăn, kích thích sự thèm ăn của bệnh nhân. Các loại gia vị nên sử dụng là tỏi, tiêu, vỏ chanh, húng quế…
7 bí quyết nấu ăn cho người bị ung thư
Chọn đồ dùng phi kim loại
Hầu hết người khỏe mạnh bình thường không nhận thấy có sự khác biệt nhưng bệnh nhân ung thư có thể nhạy cảm hơn đối với mùi kim loại vì chúng làm thay đổi vị giác của người bệnh. Vì vậy, người nhà nên sử dụng đồ đựng thức ăn bằng sứ, thủy tinh hoặc nhựa thay thế đồ kim loại.
7 bí quyết nấu ăn cho người bị ung thư
Ăn bữa nhỏ, nhiều lần trong ngày
Các chuyên gia khuyên bệnh nhân ung thư nên ăn bữa nhỏ và ăn nhiều lần nếu họ thấy chán ăn.
Tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh
Những bệnh nhân bị loét miệng nên tránh dùng thực phẩm và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, có thể gây tổn thương miệng nhiều hơn.

Phát hiện cách điều trị ung thư mới triển vọng nhất hiện nay




Theo Telegraph, dù mới chỉ diễn ra trong phạm vi phòng thí nghiệm, nhưng phương pháp này được đánh giá triển vọng nhất từ trước tới nay.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Dựa vào nguyên lý hoạt động của tế bào ung thư, các nhà khoa học đã thấy rằng: tế bào ung thư hoàn toàn giống với tế bào bình thường về mặt cấu trúc. Tuy nhiên, tế bào ung thư khác tế bào thường ở chỗ nó phân bào liên tục khiến chúng trở thành những khối u.
Để giải quyết tế bào ung thư, các nhà khoa học xác định chỉ việc làm cho chúng ngừng phân bào, bằng một loại phương pháp đặc biệt.
Các nhà khoa học tại Trung tâm y tế Mayo (Mỹ) đã tìm ra phương pháp lập trình tế bào, và thành công trong việc ngăn chặn tế bào ung thư trong phạm vi phòng thí nghiệm.
Tuy chỉ là bước đầu song nó đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra hướng điều trị ung thư mới cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân tránh khỏi những đau đớn trong điều trị hóa trị hiện nay.
Các chuyên gia đã tìm thấy một hợp chất đặc biệt có khả năng kết dính các tế bào - ngay sau phân bào kết thúc khiến cho các tế bào dính vào nhau. Chất kết dính này được quy định bởi bộ sử lý sinh học của con người có cái tên microRNA. 
Với bộ vi xử lý sinh học này, chúng sẽ tạo ra PLEKHA7- một loại protein, chúng chính là chiếc chìa khóa của phương pháp này. Protein này có khả năng cắt đứt các kết dính tế bào, khiến tế bào không phân bào nữa, ngăn chặn sự phát triển khối u.
Phương pháp lập trình tế bào sẽ làm cho các microRNA sản sinh ra nhiều PLEKHA7 hơn hoặc ép các tế bào sản bổ sung lượng microRNA cần thiết để tạo nên PLEKHA7, tùy vào sự điều khiển của các nhà khoa học.
Chris Bakal, chuyên gia nghiên cứu của Viện Ung thư London (Anh) cho biết, đây là một phát hiện hoàn toàn bất ngờ đối với giới khoa học và nó có thể mở ra một con đường mới trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư quái ác trên cơ thể người.
Dù mới chỉ dừng lại trong quy mô phòng thì nghiệm, nhưng sự thành công của phương pháp đã tạo nên một tia hi vọng lớn cho các bệnh nhân ung thư trên toàn cầu.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons