ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Dấu hiệu ung thư vòm họng

Khạc đờm có máu, chảy máu hoặc tắc nghẽn mũi, tai bị chẹn, nghe tiếng ồn vang vọng, khiếm thính, đau đầu, cổ sưng, mí mắt rủ, tê mặt... là dấu hiệu phổ biến của ung thư vòm họng.

cac-dau-hieu-canh-baoung-thu-vom-vong

BS Lim Hong Liang, chuyên khoa Ung thư đầu mặt cổ, Trung tâm ung thư Parkway (PCC), cho biết ung thư vòm họng thường gọi là ung thư mũi, xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển từ các mô trong mũi hầu, khu vực phía sau khoang mũi và trên mặt sau của cổ họng. 
Do có tính chất đặt biệt nên ung thư biểu mô vòm họng thường được đề cập như một bệnh tồn tại riêng biệt bên cạnh các loại ung thư cổ và đầu khác.
Đến nay chưa có kết luận về nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư nói chung. Bước đầu các nhà khoa học thấy rằng tình trạng nhiễm virus Epstein Barr (EBV) là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của ung thư vòm họng. 
Nghiên cứu còn cho thấy nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vòm họng như ăn quá nhiều cá muối từ khi còn nhỏ, ăn nhiều thực phẩm bảo quản và lên men, hút thuốc lá. 
Trong gia đình, cha mẹ bị bệnh này thì con cái của họ có nguy cơ mắc cao hơn những người khác.
Các triệu chứng phổ biến của ung thư vòm họng (NPC) bao gồm:
- Chảy máu hoặc tắc nghẽn mũi.
- Đờm có máu.
- Các triệu chứng ở tai như tai bị chẹn, tiếng ồn vang vọng, khiếm thính.
- Đau đầu.
- Cổ sưng lên từ hạch bạch huyết phình to.
- Mí mắt rủ xuống, hoa mắt, tê mặt do liên quan đến thần kinh sọ não.
- Các triệu chứng bệnh diễn biến nặng như giảm cân, mệt mỏi, đau xương…
Nếu bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ kiểm tra trực quan mặt sau của mũi người bệnh bằng cách soi đèn. Khi đó, một ống sáng linh hoạt được đưa qua lỗ mũi vào mặt sau của khoang mũi, phát hiện bất thường bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để xác nhận bệnh lý.
Sự tiên lượng và các phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn (mức độ) của bệnh.  Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu (từ giai đoạn một đến 4B), phác đồ điều trị chủ yếu là xạ trị. 
Phương pháp này sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và chỉ ảnh hường đến các tế bào trong khu vực điều trị. 
Các khu vực được điều trị bao gồm không gian phía sau mũi cũng như hai bên cổ. Các kỹ thuật bức xạ hiện đại hơn như hình ảnh hướng dẫn xạ trị (IGTR) có thể cung cấp các tia xạ đến khu vực cần điều trị chính xác hơn và ít tác dụng phụ hơn.
Bệnh nhân ở giai đoạn muộn phải kết hợp điều trị bằng hóa trị lẫn xạ trị. Hóa trị van là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân bị di căn và tái phát sau khi xạ trị. 
Phẫu thuật có thể tính đến với trường hợp có khối u tái phát trong mũi mà không có ở bất kỳ vị trí nào khác. Phẫu thuật cổ cũng có thể được xem xét ở những bệnh nhân có hạch ở cổ sau khi xạ trị.
Các triệu chứng sau đây ở giai đoạn nặng hơn và có nguy cơ tái phát cao sau điều trị:
- Sự xâm lấn đáy họp sọ bởi khối u nguyên phát (giai đoạn 3).
- Sự xâm nhập các dây thần kinh xung quanh sọ (giai đoạn 4A), với các biểu hiện như rũ mí mắt, hoa mắt…
- Các hạnh bạch huyết phình to ở cổ, đặt biệt khi hạch lớn hơn 6 cm ở cả hai bên cổ (giai đoạn 4B) hoặc hạch ở hố thượng đòn tại đáy cổ, trên xương đòn (giai đoạn 4B).
- Ở giai đoạn nặng của ung thư vòm họng, các vị trí thường bị di căn là xương, phổi và gan. Khi đó, việc điều trị chủ yếu là giảm nhẹ đau đớn chứ không thể cứu sống bệnh nhân. 


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những loại ung thư thường gặp

Bệnh ung thư ngày càng xảy ra nhiều. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi cao hơn, cũng như chi phí ít hơn.

Nguy cơ cao từ tuổi trung niên
Theo TS.BS Phạm Xuân Dũng (Phó giám đốc BV Ung bướu TPHCM), bình quân mỗi năm trên thế giới có gần 13 triệu người mắc mới bệnh ung thư và hơn 7,5 triệu người tử vong. Riêng trong nước, hằng năm có khoảng 116.000 người mắc mới bệnh ung thư (tính chung các loại); hơn 80.000 bệnh nhân ung thư bị tử vong.
Các loại ung thư thường gặp trên thế giới đối với nam gồm: ung thư phổi, tuyến tiền liệt, trực tràng, bao tử, gan... Còn ở nữ thường gặp là ung thư vú, cổ tử cung, trực tràng, phổi, bao tử... 
Theo TS.BS Xuân Dũng, tại BV Ung bướu TPHCM, thống kê gần đây nhất (năm 2013) cho thấy 10 loại ung thư vào bệnh viện này nhiều nhất theo thứ tự gồm: ung thư vú, cổ tử cung, tuyến giáp, phổi, buồng trứng, gan, vòm hầu, dạ dày, da, trực tràng. Bình quân, mỗi năm lượng bệnh nhân ung thư vào BV Ung bướu TPHCM tăng 10%.
Khảo sát về xuất độ ung thư trên địa bàn TPHCM trong 5 năm trở lại đây với 33.126 bệnh nhân ung thư, kết quả cho thấy 5 loại ung thư gặp nhiều nhất ở nữ gồm: ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi và tuyến giáp. Còn ở nam gặp nhiều nhất theo thứ tự là: ung thư phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày, vòm hầu. 
Qua khảo sát trên cũng cho thấy ở cả nam và nữ khi bước qua tuổi 40 thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

U tủy sống có thể trị khỏi bằng phẫu thuật

Đa số trường hợp u tủy đều phải mổ để giải quyết khối u và giải phóng sự chèn ép.

Thông thường các loại u tân sinh phát triển không ngừng, ngày càng to ra, chèn ép nhiều vào tủy và hệ thống thần kinh nên buộc phải mổ. 
Một số loại không phải là u tân sinh nhưng cũng phát triển to ra, chẳng hạn như nang thượng bì hoặc u quái, u mỡ… khi đã có triệu chứng cũng phải mổ lấy u. 
Chỉ có các u lympho (lymphoma) đáp ứng nhạy với hóa trị và u tế bào mầm (germinoma) nhạy với tia xạ, còn hầu hết các trường hợp khác đều phải giải quyết bằng phẫu thuật.
Đối với u ở màng cứng ngoài tủy, việc mổ lấy u khá dễ dàng vì chúng thường chỉ dính một phần nhỏ vào các dây thần kinh hoặc màng tủy. 
Những trường hợp u màng não tủy dính vào màng tủy ở phía trước, có thể dễ dàng cắt bỏ màng tủy để tránh tái phát, song việc khâu kín nó để tránh dò dịch não tủy ra ngoài rất khó khăn. 
Hiện nay, với xu hướng phẫu thuật ít xâm lấn, nhiều tác giả chủ trương chỉ bóc tách cơ một bên, cắt một bên bản sống và sau đó cắt u ra từng mảnh nhỏ để lấy ra khối u trong màng cứng. Nhờ vậy, cuộc mổ trở nên nhẹ nhàng hơn.
chua-u-tuy-song-bang-phau-thuat
Khối u tủy sống sau khi được phẫu thuật lấy ra. Ảnh: Tiến sĩ, bác sĩ Võ Xuân Sơn.
Trong các trường hợp u ngoài màng cứng, việc lấy hết khối u thường khó khăn hơn vì chúng có thể ăn lan ra nhiều hướng khác nhau, hủy xương nhiều, chảy máu nhiều, đặc biệt khi xương bị hủy thì phải nạo sạch, ghép xương rồi cố định nẹp vít… 
Cuộc mổ này khá nặng nề. Hơn nữa những ca u ngoài màng cứng thường là di căn, khả năng hồi phục kém, thời gian sống còn lại không dài. 
Chính vì vậy bác sĩ phải cân nhắc có nên mổ không. Nếu thấy phẫu thuật không có lợi, nhiều bác sĩ chỉ định hóa trị, xạ trị, dù hầu như không có tác dụng gì mà chỉ giúp người bệnh không cảm thấy bị bỏ rơi.
Đối với các trường hợp u nội tủy, trước đây người ta cho rằng mổ chỉ nhằm giải ép chứ không thể lấy hết khối u. Phần xử lý khối u được giao cho khâu xạ trị. Tuy nhiên càng về sau các bác sĩ nhận thấy xạ trị không những không diệt được khối u mà còn diệt cả phần tủy không bị bệnh, góp phần sinh ra các u khác.
Gần đây vai trò của phẫu thuật trong điều trị u nội tủy mới được xác định một cách đúng đắn. Với sự phát triển của các phương tiện hỗ trợ phẫu thuật và chẩn đoán, việc mổ lấy hết khối u trong tủy không còn là "chuyện viễn vông". 
Sau nhiều ca mổ lấy hết u, người ta mới nhận ra rằng đối với u nội tủy có độ ác tính thấp, chỉ cần mổ lấy hết u là triệt để, không cần xạ trị hay hóa trị, khả năng tái phát rất thấp.
Khó khăn lớn nhất trong phẫu thuật u nội tủy là phải đảm bảo mổ lấy hết u mà không làm hư tủy. Đây thực sự là một thách thức rất lớn cho các phẫu thuật viên thần kinh. 
Hiện nay, số phẫu thuật viên còn sống trên thế giới mổ thành công trên 100 trường hợp u nội tủy chỉ đếm được trên đầu ngón tay. 
Tuy nhiên, số bác sĩ đã từng mổ u nội tủy thì nhiều hơn, mỗi người mổ một hoặc vài ca và chỉ cần một trong số các ca đó thành công thực sự (nghĩa là lấy hết u mà bệnh nhân không xấu hơn) cũng xếp vào hàng “top” rồi.
Ngoài tay nghề cùa bác sĩ, sự thành công của ca mổ lấy toàn bộ khối u nội tủy phụ thuộc một phần vào phương tiện. 
Đầu tiên cần phả có kính hiển vi phẫu thuật. Bác sĩ sẽ không thể thành công nếu mổ bằng mắt thường bởi để bóc tách được khối u ra khỏi tủy cần phải phóng đại lên cỡ 16 đến 20 lần. 
Hiện nay một số bác sĩ Việt nam có thể giải quyết khá tốt những trường hợp u nội tủy. Các chuyên gia kỳ vọng trong tương lai, nước ta sẽ trở thành một trong một số ít nơi trên thế giới điều trị tốt những khối u này.
Ngoài các trường hợp nêu trên còn có một số ca khá đặc biệt là những u hình quả tạ đôi. Những khối u này thường có một phần nhỏ nàm trong ống sống, chèn ép vào tủy, phần u lớn hơn nằm ở ngoài ống sống, lan vào trong bụng hoặc ngực. 
Trước đây người ta phải mổ hai lần để lấy hết các khối u này. Tuy nhiên việc mổ nhiều lần không phải lúc nào cũng suôn sẻ vì trong nhiều trường hợp, khâu cầm máu tại vị trí khối u được cắt ở lần đầu rất khó khăn.
Với những trường hợp này, yêu cầu phải mổ lấy hết khối u trong một cuộc phẫu thuật là rất bức bách. Hiện nay có một kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu này đó là một đường mổ được thực hiện từ phía sau và luồn ra phía trước để lấy hết khối u dù nó nằm trong lồng ngực hay bụng. 
Hiện tại Việt Nam đã giải quyết thành công những khối u này mang lại hiệu quả điều trị cao không khác gì các trung tâm lớn trên thế giới.
Tóm lại, ngoài một số rất ít các trường hợp đặc biệt, đa số khối u tủy đều phải cần đến một cuộc mổ để giải quyết u, giải phóng sự chèn ép. Cuộc mổ sẽ dễ dàng nếu u ở trong màng cứng và ngoài màng tủy, sẽ khó điều trị hơn nếu u ngoài màng cứng, đặc biệt khó khăn nếu là u nội tủy.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Cần hiểu đúng về căn bệnh ung thư

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng cho rằng, bệnh ung thư không phải là “trời kêu ai nấy dạ” như người ta thường nghĩ, mà là “bụng làm dạ chịu”; yếu tố di truyền trong căn bệnh này chỉ chiếm từ 5 - 10%.
Ung thư là chết?
Thưa Giáo sư, nhiều người dân cho rằng ung thư là chứng bệnh nan y, bị ung thư chỉ có chết chứ không chữa trị nổi; trong khi y học thì vẫn tiến bộ không ngừng… Vậy phải chăng y học cũng bó tay trước bệnh ung thư?
Cái đó là quan niệm cũ. Ung thư chỉ là nan y khi phát hiện trễ. Hiện nay có nhiều phương pháp phát hiện sớm, nhưng người bệnh phải biết, bác sĩ phải biết, thì cơ may điều trị khỏi gấp nhiều lần. Ví dụ, ung thư cổ tử cung (CTC) chia làm giai đoạn 1,2,3,4… 

Phát hiện càng sớm, trị đúng cách, càng có khả năng khỏi bệnh. Tôi làm nghề này, mấy chục năm nay điều trị người bệnh ung thư CTC; người 10 năm - 20 năm - 30 năm trị ung thư CTC tôi gặp hoài!
Ung thư vú cũng vậy. Khi nó còn là một cục sờ thấy khoảng 1 cm - giai đoạn 1, nếu được điều trị đúng cách thì 75 - 85% có kết quả tốt.
Nhưng cũng cái xấu thực sự như ung thư gan. Nó im lìm lắm, nên khi phát hiện ra thì đã muộn. Hay ung thư phổi, có người hút thuốc 20 - 30 năm, rồi chỉ ho húng hắng sơ sơ…; bề ngoài vẫn tươi tỉnh mà đi bệnh viện chụp thì bác sĩ thấy cục u lớn rồi.
Nhưng những ung thư này vẫn có cách ngừa được. Chống ung thư phổi bằng không hút thuốc lá. Chống ung thư gan bằng tiêm ngừa vaccine chống viêm gan siêu vi B, C.
Nếu chúng ta thực hiện tốt được chiến lược phòng - chống, sau 15 - 20 năm tỷ lệ người mắc các bệnh ung thư này nhất định sẽ giảm. 
Việc chữa trị hiện nay, ở trong nước, số cơ sở điều trị còn ít nhưng những nguyên tắc lớn trong điều trị chúng ta đã phát triển được ngang tầm các nước lân cận. Các thuốc đặc trị hầu hết đều có, máy xạ trị loại tốt nhất, chúng ta có những bác sĩ phẫu thuật có tay nghề. Nếu chúng ta trị đúng bệnh và kịp thời thì kết quả tốt.
Hiện Tình trạng quá tải ở BV Ung bướu cũng như BV K Hà Nội, liệu có cách nào để giải quyết, thưa Giáo sư?
Bệnh viện chúng tôi thành lập năm 1985, lúc đó có 350 giường; mà nay đã có 1.100 giường; nhưng vẫn không đủ chỗ cho bệnh nhân. Bệnh viện liên tục phát triển số giường, số bác sĩ, nâng cao trình độ điều dưỡng và tăng cường đầu tư trang thiết bị. 
Năm 1985 chỉ có 1 máy Cobalt cũ bị hư. Nay có 3 máy Cobalt mạnh, có 1 máy xạ trị tần suất liều cao, có những máy gia tốc hiện đại… thời gian điều trị được rút ngắn nhiều. Có 10 phòng mổ, phẫu thuật mọi loại ung thư. Có nhiều loại thuốc để điều trị phù hợp cho người bệnh. Bệnh viện cố gắng vô cùng. 
Chúng tôi đã trở thành y hiệu, một địa chỉ ngày càng tin cậy nên bệnh nhân đến ngày càng đông. Bệnh nhân ở các tỉnh về (bệnh nhân từ các tỉnh chiếm 70%, bệnh nhân của TPHCM chiếm 30%), người nhà đi theo chăm sóc. Nên bệnh viện bị quá tải thực sự. Chuyện này không phải là chuyện của riêng bệnh viện nữa, tôi lo từ lúc tóc còn xanh nay tóc đã bạc rồi… 

Để giảm tải, mặc dầu chúng tôi có giúp các tỉnh mở khoa ung bướu; nhưng khoa ung bướu phải có xạ trị. Có những nơi đã 10 năm rồi mà địa phương chưa trang bị. Bộ Y tế khen BV Ung bướu đã xây dựng các mạng lưới, nhưng chỉ khen chứ không có hỗ trợ cụ thể…
Ung thư là bệnh có thể phòng tránh được
Như vậy, để chống ung thư, quả thật cần thay đổi nhận thức của các nhà quản lý và nhận thức của cộng đồng nữa ?
Đúng như vậy. Có bác sĩ tốt, thuốc tốt, máy móc tốt… Nhưng nếu mọi người không biết sớm về bệnh thì cũng không giải quyết được vấn đề. Nên trong chiến lược phòng chống ung thư phải làm co mọi người biết về căn bệnh này như thế nào. Truyền thông, báo, đài đóng vai trò quan trọng. 
Tôi đã nói về vấn đề ung thư trên VTV, rồi Đài Vĩnh Long, Bình Dương… Nhiều người sau đó gọi điện nói: cám ơn bác sĩ, chồng tôi đã bỏ thuốc rồi! hay: cám ơn bác sĩ đã nói rõ, giờ tôi đã hiểu ăn uống thế nào có thể gây ung thư. 
Có người đặt ra câu hỏi: “Ăn lỡ nước tương đen có gây ung thư không?”. Tôi nói: cảnh giác với nước tương đen là đúng. Nhưng hãy nhớ còn có các nguy cơ khác gây ung thư: như thuốc lá chứa 60 chất gây ung thư thật sự trên người.
Ở TPHCM, phụ nữ cứ 12/100.000 người bị ung thư phổi (số liệu 2003 - 2004), và nam giới gần 30/100.000 người. Vậy phụ nữ sao không hút lại bị ung thư phổi nhiều thế? Đó là do thụ động. Vậy người chồng phải ngưng hút thuốc, nếu thương vợ con. 
Rồi thói quen ăn uống: ăn dưa muối mặn, cá mắm, cá khô, cà pháo mắm tôm, kim chi… những thức ăn chứa nitrix và nitrat; có thể gây ung thư dạ dày. Cũng không nên ăn nhiều các loại fast food. Ví dụ người ta dùng mỡ nóng chiên đùi gà, mà các cháu nhỏ ăn nhiều nên quen, “ghiền”, thật không tốt. 
Ung thư gan chiếm tỷ lệ cao, vậy phải tiêm vaccine chống viêm gan B ở các cháu sơ sinh. 
Nên ăn nhiều rau, trái cây, có vitamin và chất xơ. Phải tập thể dục, tránh béo phì, giữ cân không lên. Làm vậy tránh được nguy cơ ung thư. 
Ung thư ruột kết ở nam và nữ đều nhiều. Là do ăn nhiều thịt chiên, nướng, nhiều chất béo. Phải để ý bởi triệu chứng rất mập mờ, tưởng như rối loạn tiêu hóa. Bệnh này nếu soi ruột phát hiện sớm và mổ kịp thời thì chứa trị tốt.
Về truyền thông, báo chí tuyên truyền cũng nên có liều lượng, tránh làm cho bà con hoang mang, hoảng sợ. Ăn (đồ không tốt) lặp đi lặp lại mới sinh bệnh chứ không phải lỡ ăn một vài lần rồi lo sợ hết hồn!
Thưa giáo sư, việc nghiên cứu căn bệnh ung thư ở nước ta được tiến hành ra sao và đóng góp thế nào vào việc đẩy lùi căn bệnh?
Tổ chức Y tế thế giới gợi ý quan điểm phòng chống ung thư với các nước nghèo là nghiên cứu dịch tễ học, khảo sát xem bệnh ung thư loại nào nhiều để xây dựng chiến lược điều trị, phương pháp điều trị.
Từ 1997 tới nay, nhờ cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư tập huấn cho chúng ta cách ghi nhận tỷ lệ các bệnh ung thư, các con số thu được rất bổ ích. 

Số liệu nghiên cứu cho thấy, giữa các bệnh ung thư thì có bệnh tăng, có bệnh giảm. Ví dụ ở TPHCM vào khoảng những năm 1980 ung thư cổ tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất, ung thư vú đứng hàng thứ 2… 

Đến năm 2003 - 2004, ung thư vú lại đứng hàng đầu, ung thư cổ tử cung (CTC) đứng hàng 2. Trước kia mỗi năm có gần 30/100.000 phụ nữ mới mắc ung thư CTC hàng năm thì nay chỉ còn 16/100.000 thôi. 

Nguyên nhân vì sao có sự thay đổi này? Tôi cho rằng, có một số nguyên nhân: Gần đây phụ nữ sợ HIV nên quan hệ tình dục kỹ hơn; họ đi khám phụ khoa nhiều hơn nên có thể phát hiện tổn thương tiền ung thư sớm, họ sinh đẻ ít hơn nên vệ sinh sinh dục tốt hơn…
Còn ung thư vú tăng lên vì sao? Tôi cũng cho rằng do người phụ nữ nhập vào đà phát triển công nghiệp hóa nên đi làm nhiều hơn, muốn độc thân lâu hơn, có con trễ hơn, họ ăn nhiều chất béo hơn…; rồi có phụ nữ hút thuốc lá, hoặc bị khói thuốc lá thụ động... Có thể là những nguyên nhân.
Ở Hà Nội, ung thư vú đứng hàng đầu; còn ung thư CTC thì thấp hơn nhiều so với TPHCM. Có thể nguyên nhân vì phong trào sinh đẻ kế hoạch hóa thực hiện từ lâu, phụ nữ sinh đẻ ít.
Cũng ở Hà Nội, ung thư phổi ở đàn ông đứng hàng đầu, rồi đến ung thư dạ dày.
Ở TPHCM, ung thư phổi cũng nhiều nhất, kế đó đến ung thư gan.
Ung thư phổi ở đâu cũng nhiều, do có nhiều người hút thuốc lá và bị ảnh hưởng bởi khói thuốc. 

Tóm lại, bệnh có nguyên nhân từ bên ngoài nhiều hơn. Yếu tố di truyền chỉ chiếm 5 - 10%, và người ta cho rằng “Ung thư thì trời kêu ai nấy dạ”; nhưng thực ra tôi cho rằng là “bụng làm dạ chịu”; ta ăn uống, sinh hoạt thế nào, thì sức khoẻ của ta như vậy.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nổi hạch to có phải ung thư?

Hạch là biểu hiện đầu tiên hoặc thứ phát của nhiều bệnh lý.

Với tuổi dưới 30 thì 79% là lành tính, 15% lymphô (rối loạn tăng sinh ác tính của một loại tế bào bạch cầu), 6% ung thư. Nếu người nổi hạch dưới 50 tuổi: 40% lành tính, 16% lymphô, 44% ung thư.
Kích thước: Hạch bình thường nhỏ hơn 1cm. Hạch to có kích thước lớn hơn 1cm. Một số trường hợp hạch bất thường như: hạch ở vùng ròng rọc cẳng tay lớn hơn 0,5cm; hạch bẹn lớn hơn 1,5cm, hạch ở trẻ em từ 1,5 - 2cm. Nếu hạch tiếp tục gia tăng kích thước là dấu hiệu của sự bất thường.
Số lượng: Lúc đầu ít hạch, sau nhiều và lan rộng là biểu hiện của hạch Hodgkin (một dạng bệnh lymphô), u lymphô ác tính (không Hodgkin)...; hạch nhiều ngay từ đầu là bệnh bạch cầu lymphô cấp hoặc mạn tính...
Tính chất: Hạch cứng thường là dấu hiệu của ung thư; hạch chắc: lymphô, bạch cầu mạn; hạch mềm: viêm, nhiễm trùng… Hạch di động dễ dàng: hạch viêm mãn, hạch thể tạng, hạch bệnh bạch cầu, bệnh Hodgkin, lymphô (không Hodgkin)... 
Hạch kém di động do dính vào da là biểu hiện bệnh lymphô (không Hodgkin); do dính vào tổ chức dưới da là hạch ung thư di căn, bệnh Hodgkin, lymphô (không Hodgkin)...; do dính vào nhau thành một khối là hạch Hodgkin, lymphô (không Hodgkin), hạch lao...
Vị trí hạch: Hạch ở cổ đa phần nguyên nhân do nhiễm trùng. Hạch trên đòn vai: dấu hiệu của ung thư vú, ống tiêu hóa, bệnh ác tính phổi; bệnh Hodgkin; bệnh lao và nhiễm nấm mạn. 
Hạch nách: dấu hiệu của một số bệnh Hodgkin, ung thư da, Staph/strep (bệnh do nhiễm trùng), bệnh mèo cào… 
Hạch bẹn: có thể do nhiễm trùng chân; nhưng cũng có thể là ung thư dương vật, âm hộ; hay bệnh lây qua đường tình dục. 
Hạch khuỷu: Lymphô/bệnh bạch cầu, tiền sử liên quan giang mai, rubella, phong; theo nhiều khảo sát, hạch này liên quan bệnh HIV giai đoạn sớm (ở nơi có tỷ lệ mắc cao)…



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vú

Bệnh ung thư vú từ vị trí thứ 2 (sau ung thư cổ tử cung) vào khoảng 10 năm trước đây, nay đã là bệnh ung thư hàng đầu của phụ nữ ở Việt Nam.


Ngoài nguyên nhân đột biến gen BRCA1 và BRCA2 thì ung thư vú còn do nhiều nguyên nhân khác từ lối sống như:
- Ăn nhiều chất béo, uống nhiều nước ngọt (người béo phì, người có mô mỡ trong tuyến vú hoặc dưới da nhiều thì càng có nguy cơ ung thư vú cao).
- Ít tiêu thụ rau xanh, trái cây (đây là thực phẩm có chất chống ôxy hóa, giúp cơ thể đào thải những chất độc hại).
- Nhịp sống công nghiệp, phụ nữ ăn uống đa dạng nhưng lại ít dành thời gian cho vận động, tập thể dục.
- Phụ nữ gần mãn kinh có khuynh hướng sử dụng các chất, thuốc tăng cường nội tiết tố thay thế, làm tăng estrogen, cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Những đối tượng phụ nữ dễ có nguy cơ ung thư vú:
- Có mẹ, người thân nữ trong gia đình bị ung thư vú.
- Béo phì.
- Độc thân.
- Không sinh con hoặc có con nhưng không cho con bú.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vú:
1. Đối với những phụ nữ khỏe mạnh, từ 35 tuổi trở lên, cần khám kiểm tra định kỳ vú và phụ khoa mỗi năm. Những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ cao thì 3 - 6 tháng khám một lần theo chỉ định của bác sĩ.
2. Chụp nhũ ảnh định kỳ hằng năm hoặc theo chỉ định của thầy thuốc. Nhũ ảnh được đề nghị chụp tầm soát cho các phụ nữ trên 35 tuổi.
3. Tự khám vú: (với mọi phụ nữ trên 20 tuổi):
- Nên khám ngực mình từ ngày thứ 8 của chu kỳ kinh hay sau khi sạch kinh với nhịp độ mỗi tháng một lần. Như vậy sẽ giúp biết tình trạng mỗi bên vú nên rất dễ phân biệt được đâu là bình thường đâu là bất thường.
- Các bước khám ngực như sau:
+ Đứng trước gương, ở trần, hai cánh tay buông xuôi hai bên hông, quan sát hai vú rồi đổi tư thế: hai tay để phía sau mông, nghiên nhẹ người tới trước, quan sát cả hai vú để xem có gì thay đổi về kích thước của hai vú (một bên lớn hơn thường lệ, hoặc teo nhỏ lại).
+ Quan sát da vú (da cam, da bị lõm xuống ở một vùng nào đó).
+ Xem núm vú có bị kéo lệch hay tụt vào không và ấn nhẹ núm vú xem có máu hay chất dịch tiết ra ở đầu núm vú không.
+ Nằm ngửa, kê gối hoặc khăn xếp lại dưới vai bên phải, tay phải để sau ót, dùng các ngón tay trái (bàn tay phải xoa thẳng), nhẹ nhàng ép sát tuyến vú vào thành sườn, bắt đầu phần trên rồi đến phần dưới của vú, cuối cùng là núm vú, nhằm tìm một cục u (khối u, khối bướu).
Khi khám vú trái thì đổi ngược tư thế lại.
+ Cuối cùng là nên sờ vùng nách hai bên để xem có u hoặc hạch nách không.
Nếu tự khám đều đặn và thường xuyên sẽ phát hiện được những khối u nhỏ hơn nhiều so với các phụ nữ không thực hiện việc tự khám vú mình.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nhận biết hạch nổi là dấu hiệu bệnh ung thư nguy hiểm

Nếu bạn bị hạch nổi nhiều, có sự gia tăng về kích thước và số lượng, khi sờ nắn có cảm giác cứng, đau thì có thể là biểu hiện của các bệnh ung thư.


Nhan biet hach noi la dau hieu benh ung thu nguy hiem
Theo thống kê những người dưới 30 thì khoảng 79% hạch nổi là lành tính, khoảng 15% hạch nổi do tăng sinh không kiểm soát các tế bào lympho, và khoảng 6% là bị bệnh ung thư
Nhan biet hach noi la dau hieu benh ung thu nguy hiem-Hinh-2
Đối với những người bỗng nhiên nổi hạch dưới 50 tuổi thì khoảng 40% là u lành tính, 16% là rối loạn lympho và 44% là nguy cơ ung thư
Nhan biet hach noi la dau hieu benh ung thu nguy hiem-Hinh-3
Dưới đây là một số dấu hiệu hạch nổi biểu hiện của bệnh ung thư nguy hiểm bạn cần lưu ý để đi khám và chữa bệnh kịp thời
Nhan biet hach noi la dau hieu benh ung thu nguy hiem-Hinh-4
Đầu tiên bạn hãy lưu ý về kích thước của hạch nổi trên cơ thể. Đối với những hạch có kích thước lớn hơn 1cm thì cần đặc biệt lưu ý vì đây là triệu chứng bất thường cảnh báo nguy cơ ung thư.
Nhan biet hach noi la dau hieu benh ung thu nguy hiem-Hinh-5
Số lượng hạch cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư nguy hiểm
Nhan biet hach noi la dau hieu benh ung thu nguy hiem-Hinh-6
Nếu như trong một thời gian ngắn, bạn phát hiện tình trạng hạch xuất hiện ngày càng nhiều về số lượng và phát triển nhanh về kích thước, thì cần tới bệnh viện để làm xét nghiệm chuyên sâu giúp phát hiện sớm bệnh
Nhan biet hach noi la dau hieu benh ung thu nguy hiem-Hinh-7
Tình trạng hạch mềm hay cứng cũng cảnh báo nguy cơ bệnh tật của bạn. Để biết hạch bất thường hay không hãy dùng tay sờ nắn trược tiếp vào hạch đó.
Nhan biet hach noi la dau hieu benh ung thu nguy hiem-Hinh-8
Nếu bạn có cảm giác hạch khá cứng thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Trong trường hợp sờ vào có cảm giác hạch khá mềm, thì có thể đây chỉ là hạch nổi do cơ thể viêm nhiễm thông thường, không cần quá lo lắng.
Nhan biet hach noi la dau hieu benh ung thu nguy hiem-Hinh-9
Khi bạn nổi hạch có kèm theo các dấu hiệu như sụt cân, sốt về chiều, mệt mỏi hoặc sốt kéo dài cũng là một cảnh báo bệnh nguy hiểm cho cơ thể
Nhan biet hach noi la dau hieu benh ung thu nguy hiem-Hinh-10
Vị trí của hạch cũng nói lên được nhiều vấn đề bệnh lý. Nếu hạch tập chung nhiều ở khu vực xương đòn thì đó là triệu chứng bệnh ung thư vú, hạch nổi nhiều ở khu vực nách có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh Hodgkin



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Làm gì để tránh ung thư?


Ung thư vẫn là một căn bệnh hiểm nghèo gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh có thể phát sinh từ các rối loạn bên trong cơ thể gồm rối loạn nội tiết và yếu tố di truyền - dưới 10%; còn lại phần lớn do các thói quen không có lợi cho sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ít vận động thể lực là nguyên nhân gây ra 21-25% trường hợp ung thư vú và ung thư ruột. Vì vậy để giảm các nguy cơ gây ung thư trước hết cần có lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học. 
Vận động thể lực để có một sức khỏe tốt, hạn chế được bệnh tật. Đối với bệnh ung thư, nhiều nghiên cứu khẳng định vận động thể lực là yếu tố quan trọng góp phần phòng chống các bệnh ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khoảng 40% nguyên nhân gây ung thư là do các thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá, uống rượu và chế độ ăn.
Về chế độ ăn hàng ngày, nên ăn nhiều rau quả tươi, giảm ăn thịt, giảm ăn các thức ăn xào, rán. Nên ăn cơm, bánh mì và các loại ngũ cốc khác được chế biến từ các loại hạt hoặc gạo xay xát không kỹ. Một số chất trong thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư: các hợp chất alkyl có ở hành, tỏi có tác dụng ức chế sự hình thành các khối u, làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. 
Các hợp chất hữu cơ isothiocyanat có nhiều trong các loại rau họ cải bắp có tác dụng ức chế hoạt tính gây ung thư. Các flavonoid là nhóm chất chống ôxy có nhiều trong quả chanh, táo, cam, bưởi, các loại đậu quả... và các loại rau màu xanh đậm có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ác tính.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

5 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Ung thư là căn bệnh đáng sợ của xã hội, nhưng chính thái độ và thói quen sống hàng ngày là thủ phạm làm con người có thể mắc bệnh ung thư.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều nguyên nhân xuất hiện căn bệnh ung thư, bên cạnh các yếu tố khó có thể kiểm soát như gen di truyền, yếu tố môi trường sống, còn có nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư khác như lối sống, thói quen, sử dụng thực phẩm không an toàn, hoặc sử dụng thuốc không hợp lý ... đều có thể dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này. 
Người ta đã thống kê được rằng, phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nhiều lần so với người có cân nặng trung bình và thấp. Những phụ nữ vì phải điều trị bệnh nào đó mà dùng nhiều thuốc nội tiết tố nữ cũng làm gia tăng nguy cơ phát bệnh ung thư vú.
Mỗi loại ung thư có các yếu tố nguy cơ khác nhau, nhưng có một số yếu tố như béo phì, hút thuốc lá, uống rượu..., thường xuất hiện ở rất nhiều loại bệnh ung thư. Đây là những nguyên nhân hàng đầu và phổ biến dẫn con người đến bệnh ung thư, tuy nhiên chúng có thể dễ dàng kiểm soát được nếu mỗi người có ý thức phòng bệnh.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Một trong những yếu tố nguy cơ cao và quan trọng hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư là tiếp xúc với khói thuốc lá. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người hút mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh, người “hút thuốc lá thụ động”- tức là bị hít phải khói thuốc lá cũng bị ảnh hưởng sức khỏe như người hút thuốc trực tiếp. Theo thống kê tại Mỹ, mỗi năm có tới 3.000 bệnh nhân ung thư tử vong có liên quan tới hút thuốc thụ động. Có hàng nghìn chất khác nhau trong khói thuốc, trong đó có hơn 40 loại hóa chất có thể gây ra các bệnh ung thư.
Mặc dù hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, đây là loại ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới ở cả nam và nữ, thuốc lá còn gây ra nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư vùng đầu, cổ, ung thư thực quản, dạ dày, tụy, đại tràng, gan, thận, bàng quang và cổ tử cung.
5 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Uống rượu có thể tăng nguy cơ ung thư
Chế độ dinh dưỡng sai dẫn tới ung thư
Dinh dưỡng được cho là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới ung thư. 1/3 các trường hợp ung thư ở Mỹ có liên quan tới dinh dưỡng không hợp lý như béo phì. Bên cạnh nguy cơ ung thư do béo phì là hệ quả của việc thừa dinh dưỡng, chế độ ăn quá nghèo nàn, không đủ chất kết hợp với thiếu vận động thể chất cũng có thể gây ung thư. Khi bị béo phì, người bệnh dễ mắc ung thư vú, tử cung (nhất là phụ nữ sau tuổi mãn kinh), hay ung thư đại tràng, thực quản, thận, và túi mật.
Béo phì là căn bệnh của thời đại, ngày càng nhiều người mắc bệnh này, đặc biệt là thanh thiếu niên. Đây chính là một yếu tố nguy cơ gây ra nhiều loại ung thư nguy hiểm, khó điều trị như ung thư máu hay các loại u ở gan, tuyến tụy và dạ dày.
Sử dụng đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ gây ung thư
Các nghiên cứu khoa học đã kết luận, tiêu thụ rượu quá mức là một yếu tố nguy cơ chính phát sinh ra bệnh ung thư. Ở người nghiện rượu, có thể mắc ung thư vùng đầu, cổ, gan, thực quản và vú.
Các bệnh truyền nhiễm có thể dẫn tới ung thư
Một số căn bệnh truyền nhiễm mắc phải làm tăng nguy cơ ung thư ở người. Ví dụ như phụ nữ mắc bệnh phụ khoa do virus HPV dễ dẫn tới ung thư cổ tử cung. Các nhà khoa học cho biết, 95% trường hợp ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra, ung thư cổ tử cung là ung thư hay gặp và đứng thứ 4 trong các loại ung thư ở phụ nữ.
Một số loại virus gây viêm gan như viêm gan B, C, E .... là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh xơ gan và ung thư gan. Chính vì vậy những người mắc viêm gan thường được khuyến cáo kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ung thư gan. Hay như virus HP (Helicobacter pylori) gây bệnh viêm dạ dày dẫn tới ung thư dạ dày sau này. Một số nghiên cứu mới còn chỉ ra mối liên quan giữa sự phát triển của ung thư hạch với virus HIV gây suy giảm miễn dịch của con người.
Tiếp xúc với thuốc, hóa chất, bức xạ
Tiếp xúc với một số loại thuốc, hóa chất hay các bức xạ ... trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh làm tăng nguy cơ ung thư. Có một số hợp chất tồn tại ngay trong môi trường sống của chúng ta như khí radon, xuất hiện ở những vết nứt sàn nhà, có thể làm con người mắc ung thư. Hay như asen trong nước sinh làm cho người sử dụng có nguy cơ mắc ung thư da và phổi.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Ung thư dạ dày, biết sớm dễ chữa


Nội soi dạ dày là phương pháp chính để chẩn đoán ung thư dạ dày, kể cả ở giai đoạn sớm - Ảnh: Đặng Lê
Nội soi dạ dày là phương pháp chính để chẩn đoán ung thư dạ dày, kể cả ở giai đoạn sớm - Ảnh: Đặng Lê
Cơ hội sống còn của người bệnh chính là đừng để quá trễ mới phát hiện bệnh.
Ông Đ.T.T., 70 tuổi, có tiền sử bị viêm loét dạ dày hơn 10 năm trước. Ông T. thường bị đầy bụng, khó tiêu suốt một năm nhưng tự mua thuốc uống.
Đến lúc đau bụng nhiều, sụt cân ông T. mới đi nội soi và phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn muộn, phải phẫu thuật cắt bỏ 2/3 dạ dày nhưng thời gian sống kéo dài thêm chỉ 14 tháng.
Ngược lại, bà N.T.M., 53 tuổi, có tiền sử viêm dạ dày từ lâu, nội soi kiểm tra định kỳ phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm trên vùng dạ dày bị teo mỏng và ung thư chưa có dấu hiệu xâm nhập sâu.
Sau đó, bằng kỹ thuật “cắt hớt niêm mạc dạ dày qua nội soi từ đường miệng”, các bác sĩ cắt trọn vẹn khối ung thư giai đoạn sớm này cho bà M.. Qua ba năm theo dõi, bà M. không có dấu hiệu tái phát.
1. Ung thư dạ dày là gì?
- Ung thư dạ dày là khối u ác tính xuất phát từ lớp áo phủ bên trong dạ dày, đặc biệt ở những vùng dạ dày mà lớp áo phủ này bị mỏng đi (bệnh teo niêm mạc dạ dày).
2. Ai dễ mắc bệnh?
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori: người bệnh bị viêm loét dạ dày mãn tính do vi khuẩn này nhưng không điều trị triệt để, có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn 10-20 lần so với bình thường.
- Teo niêm mạc dạ dày: các nghiên cứu cho thấy ung thư dạ dày thường xuất phát từ những vùng dạ dày bị teo mỏng.
- Chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất nitrate (có nhiều trong các loại thịt nguội).
- Hút thuốc lá.
- Yếu tố di truyền: trong gia đình, bà con ruột thịt có người từng bị ung thư dạ dày.
- Đã phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày trước đó, làm thay đổi độ pH bình thường trong dạ dày, có thể dẫn đến ung thư về sau.
- Béo phì, nhất là béo bụng, khiến dễ bị ung thư vùng nối dạ dày - thực quản (vùng tâm vị).
- Nhiễm phóng xạ.
3. Triệu chứng
Giai đoạn sớm đôi khi không có triệu chứng, hoặc các triệu chứng rất mơ hồ như chán ăn, mau no, đầy hơi, khó tiêu, nên dễ lầm với viêm loét dạ dày thông thường.
Các triệu chứng này xuất hiện từ 6 tháng đến 1 năm trước, có khi thoáng qua và giảm rất nhanh khi dùng các thuốc trị đau dạ dày thông thường. Giai đoạn muộn có hai triệu chứng thường gặp là đau bụng trên rốn và sụt cân.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng ói ra máu, tiêu phân đen do biến chứng xuất huyết tiêu hóa hoặc có triệu chứng buồn nôn, nôn ói thức ăn cũ do biến chứng hẹp môn vị dạ dày.
Qua thực tế làm việc, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân ung thư dạ dày thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn vì các lý do sau:
+ Ít người bệnh thăm khám định kỳ.
+ Triệu chứng giai đoạn sớm của ung thư dạ dày thường mơ hồ, thoáng qua nên người bệnh có tâm lý chủ quan không đi khám bệnh sớm.
+ Người bệnh “ngán” nội soi dạ dày trong khi đây là phương pháp chẩn đoán chủ yếu.
+ Nội soi dạ dày theo phương pháp cũ khó phát hiện tình trạng teo niêm mạc dạ dày từ giai đoạn nhẹ nên người bệnh chủ quan, không theo dõi định kỳ.
4. Phương pháp chẩn đoán
- Nội soi dạ dày qua đường miệng là phương pháp chính để chẩn đoán bệnh ngay cả từ giai đoạn sớm. Ngoài ra, qua nội soi dạ dày, bác sĩ có thể lấy mẫu từ vùng dạ dày nghi ngờ bị ung thư để xem dưới kính hiển vi nhằm khẳng định chẩn đoán (sinh thiết).
- Hiện tại, để phát hiện sớm ung thư dạ dày, chúng tôi nội soi và đánh giá theo phương pháp mới (phương pháp Kimura) giúp chẩn đoán tình trạng teo niêm mạc dạ dày ngay từ giai đoạn nhẹ.
Từ đó có chế độ theo dõi thích hợp hơn nhằm phát hiện sớm ung thư dạ dày khi nó vừa xuất hiện trên những vùng dạ dày bị teo mỏng này.
5. Điều trị
- Giai đoạn muộn: phẫu thuật và điều trị hóa chất hỗ trợ nhưng hiệu quả còn khá hạn chế.
- Giai đoạn sớm: ở Việt Nam hiện đã áp dụng phương pháp “cắt hớt niêm mạc dạ dày qua nội soi”, không cần phải phẫu thuật cắt bỏ dạ dày mà cơ hội khỏi bệnh lên đến 99%.
Tỉ lệ lành bệnh hoàn toàn sau 5 năm cũng lên đến 90%. Do đó, việc phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm đóng vai trò cực kỳ quan trọng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

5 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều nguyên nhân xuất hiện căn bệnh ung thư, bên cạnh các yếu tố khó có thể kiểm soát như gen di truyền, yếu tố môi trường sống, còn có nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư khác như lối sống, thói quen, sử dụng thực phẩm không an toàn, hoặc sử dụng thuốc không hợp lý ... đều có thể dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này. 
Người ta đã thống kê được rằng, phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nhiều lần so với người có cân nặng trung bình và thấp. Những phụ nữ vì phải điều trị bệnh nào đó mà dùng nhiều thuốc nội tiết tố nữ cũng làm gia tăng nguy cơ phát bệnh ung thư vú.
Mỗi loại ung thư có các yếu tố nguy cơ khác nhau, nhưng có một số yếu tố như béo phì, hút thuốc lá, uống rượu..., thường xuất hiện ở rất nhiều loại bệnh ung thư. Đây là những nguyên nhân hàng đầu và phổ biến dẫn con người đến bệnh ung thư, tuy nhiên chúng có thể dễ dàng kiểm soát được nếu mỗi người có ý thức phòng bệnh.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Một trong những yếu tố nguy cơ cao và quan trọng hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư là tiếp xúc với khói thuốc lá. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người hút mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh, người “hút thuốc lá thụ động”- tức là bị hít phải khói thuốc lá cũng bị ảnh hưởng sức khỏe như người hút thuốc trực tiếp. Theo thống kê tại Mỹ, mỗi năm có tới 3.000 bệnh nhân ung thư tử vong có liên quan tới hút thuốc thụ động. Có hàng nghìn chất khác nhau trong khói thuốc, trong đó có hơn 40 loại hóa chất có thể gây ra các bệnh ung thư.
Mặc dù hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, đây là loại ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới ở cả nam và nữ, thuốc lá còn gây ra nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư vùng đầu, cổ, ung thư thực quản, dạ dày, tụy, đại tràng, gan, thận, bàng quang và cổ tử cung.
5 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Uống rượu có thể tăng nguy cơ ung thư
Chế độ dinh dưỡng sai dẫn tới ung thư
Dinh dưỡng được cho là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới ung thư. 1/3 các trường hợp ung thư ở Mỹ có liên quan tới dinh dưỡng không hợp lý như béo phì. Bên cạnh nguy cơ ung thư do béo phì là hệ quả của việc thừa dinh dưỡng, chế độ ăn quá nghèo nàn, không đủ chất kết hợp với thiếu vận động thể chất cũng có thể gây ung thư. Khi bị béo phì, người bệnh dễ mắc ung thư vú, tử cung (nhất là phụ nữ sau tuổi mãn kinh), hay ung thư đại tràng, thực quản, thận, và túi mật.
Béo phì là căn bệnh của thời đại, ngày càng nhiều người mắc bệnh này, đặc biệt là thanh thiếu niên. Đây chính là một yếu tố nguy cơ gây ra nhiều loại ung thư nguy hiểm, khó điều trị như ung thư máu hay các loại u ở gan, tuyến tụy và dạ dày.
Sử dụng đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ gây ung thư
Các nghiên cứu khoa học đã kết luận, tiêu thụ rượu quá mức là một yếu tố nguy cơ chính phát sinh ra bệnh ung thư. Ở người nghiện rượu, có thể mắc ung thư vùng đầu, cổ, gan, thực quản và vú.
Các bệnh truyền nhiễm có thể dẫn tới ung thư
Một số căn bệnh truyền nhiễm mắc phải làm tăng nguy cơ ung thư ở người. Ví dụ như phụ nữ mắc bệnh phụ khoa do virus HPV dễ dẫn tới ung thư cổ tử cung. Các nhà khoa học cho biết, 95% trường hợp ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra, ung thư cổ tử cung là ung thư hay gặp và đứng thứ 4 trong các loại ung thư ở phụ nữ.
Một số loại virus gây viêm gan như viêm gan B, C, E .... là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh xơ gan và ung thư gan. Chính vì vậy những người mắc viêm gan thường được khuyến cáo kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ung thư gan. Hay như virus HP (Helicobacter pylori) gây bệnh viêm dạ dày dẫn tới ung thư dạ dày sau này. Một số nghiên cứu mới còn chỉ ra mối liên quan giữa sự phát triển của ung thư hạch với virus HIV gây suy giảm miễn dịch của con người.
Tiếp xúc với thuốc, hóa chất, bức xạ
Tiếp xúc với một số loại thuốc, hóa chất hay các bức xạ ... trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh làm tăng nguy cơ ung thư. Có một số hợp chất tồn tại ngay trong môi trường sống của chúng ta như khí radon, xuất hiện ở những vết nứt sàn nhà, có thể làm con người mắc ung thư. Hay như asen trong nước sinh làm cho người sử dụng có nguy cơ mắc ung thư da và phổi.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons