ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Ung thư bàng quang: Kẻ thù của nam giới ở tuổi 55

Ung thư bàng quang (UTBQ) thường xảy ra ở tuổi 55 và càng gia tăng khi về già. U không chỉ khu trú mà còn di căn tới hạch, phổi, gan và xương.



Hỏng thận dễ gây nhiễm trùng máu và tử vong

Bàng quang là một tổ chức cơ, có hình quả bóng ở trong khung chậu. Nó chứa nước tiểu mà thận sản xuất trong suốt quá trình lọc máu. Giống một quả bóng, bàng quang có thể lớn hơn hoặc nhỏ đi phụ thuộc vào lượng nước tiểu mà nó chứa. Nước tiểu từ thận xuống bàng quang qua một ống nhỏ được gọi là niệu quản và được bài tiết ra ngoài cơ thể qua một ống hẹp khác, gọi là niệu đạo. Hầu hết UTBQ bắt đầu từ các tế bào đặc biệt ở bề mặt của thành bàng quàng (tế bào chuyển tiếp), những tế bào tương tự cũng gặp ở thận, niệu quản và niệu đạo, nơi chúng cũng có thể phát triển thành u ác tính.
UTBQ là bệnh thường gặp, đứng thứ 4 trong các loại ung thư ở nam giới, đứng thứ 9 ở nữ. Khả năng mắc UTBQ tăng theo tuổi. Hầu hết những người mắc bệnh là người già. Trên 90% các trường hợp mắc bệnh xảy ra ở tuổi 55, trong đó trên 50% những trường hợp này trên 73 tuổi. Số ít ung thư còn khu trú ở bề mặt của bàng quang, còn hầu hết ung thư đã xâm lấn phát triển vào trong hoặc qua thành của bàng quang, thậm chí vào hạch bạch huyết xung quanh và các cơ quan kế cận, thậm chí di căn tới phổi, gan, và xương...
Đặc biệt, UTBQ sẽ dẫn tới thiếu máu xơ bàng quang, khiến cho dung lượng bàng quang nhỏ đi, thậm chí gây trào ngược ống tiết niệu, gây ra hiện tượng viêm thận và phù thận, hay còn gây ra hỏng thận hoặc nhiễm độc nước tiểu, nhiễm trùng máu gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Tùy theo giai đoạn bệnh có thể cắt u qua niệu đạo, cắt bàng quang bán phần
hoặc cắt bàng quang triệt căn

Khó phát hiện và thường tái phát
UTBQ thường không có những dấu hiệu và triệu chứng khi ở giai đoạn sớm. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên là thường có máu trong nước tiểu (đái máu). Máu có thể thấy khi xét nghiệm nước tiểu, hoặc nước tiểu có thể xuất hiện màu đỏ đậm hơn bình thường. Người bệnh cảm thấy đau khung chậu, đau khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên hoặc cảm thấy cần đi tiểu mà không kiểm soát được, dòng nước tiểu bị chậm lại.
Nội soi là biện pháp quan trọng nhất để chẩn đoán UTBQ. Điều trị phẫu thuật thường là khả năng tốt nhất. Tùy theo giai đoạn bệnh có thể cắt u qua niệu đạo, cắt bàng quang bán phần hoặc cắt bàng quang triệt căn. Trường hợp cắt triệt căn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu mà còn ảnh hưởng đến khả năng tình dục.
Ở nam, khi cắt bàng quang triệt căn cũng như hạch bạch huyết xung quanh, một phần niệu đạo và tiền liệt tuyến, túi tinh, một phần của ống dẫn tinh cũng bị lấy bỏ. Ở nữ cắt bàng quang triệt căn thường có nghĩa cắt bỏ buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo. Sau phẫu thuật thường điều trị xạ trị, hóa chất, điều trị sinh học để ngăn ngừa tái phát. Người bệnh thường phải nội soi bàng quang 3 - 6 tháng/lần trong 4 năm đầu tiên.
Để giảm nguy cơ UTBQ nên tránh hút thuốc để những chất gây ung thư trong khói thuốc lá không thể tập trung ở bàng quang. Cẩn thận với các hóa chất công nghiệp và nguồn nước có hàm lượng asen cao. Nên uống nhiều nước để đưa những chất độc ra khỏi bàng quang và ăn nhiều rau họ cải như súp lơ xanh và bắp cải có thể làm giảm UTBQ ở nam.


Theo Ths Trần Anh - Kiến thức

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons