Ở Việt Nam, những năm gần đây ung thư vú ở phụ nữ là loại UT có tần suất cao đứng hàng thứ hai sau UT cổ tử cung.
Tôi 30 tuổi, thỉnh thoảng tôi
sờ vào vú thấy có vài cục nhỏ và đau, nhất là trước ngày hành kinh, tôi
rất sợ mình bị ung thư vú. Xin hỏi BS, làm thế nào phòng ngừa và phát
hiện sớm ung thư vú?
(Tôn Nhật Nguyên P. - TP.HCM)

Theo các nhà khoa học, nghiên cứu về ung thư (UT) ở Việt Nam, trong
những năm gần đây cho thấy UT vú ở phụ nữ là loại UT có tần suất cao
đứng hàng thứ hai sau UT cổ tử cung. Vì vậy nó là nỗi ám ảnh cho nhiều
chị em. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì
kết quả cũng hết sức là khả quan.
Cần lưu ý những yếu tố nguy cơ như: nữ ở vào độ từ 30 trở lên, lớn
tuổi chưa lặp gia đình hay chưa sinh lần nào, người trong gia đình có
người bị UT vú, bản thân có UT buồng trứng, UT nội mạc tử cung, đái tháo
đường sau mãn kinh, sinh con đầu lòng sau 35 tuổi, có kinh sớm trước 12
tuổi, mãn kinh sau 55 tuổi, béo phì.
Do tính chất UT vú là loại UT khi khởi phát và ngay cả khi đang ở
giai đoạn đầu là loại UT không có triệu chứng, cũng như không gây một
biểu hiện nào cho bệnh nhân cảnh giác, nhưng ngược lại nó là một loại UT
có thể phát hiện được rất sớm, muốn vậy cần thực hiện:
- Khám vú định kỳ: đối với những phụ nữ khỏe mạnh từ 35 tuổi trở
lên, dù không có bất kỳ triệu chứng gì cũng cần khám kiểm tra vú định
kỳ, kể cả khám phụ khoa hàng năm, tốt nhất là 3 tới 6 tháng khám 1 lần,
nhất là những nữ giới có yếu tố nguy cơ.
- Siêu âm vú 3 - 6 tháng một lần là việc làm cần thiết, vì là
phương tiện chẩn đoán tốt, không xâm lấn, không đau. Bên cạnh đó thì
chụp nhũ ảnh cũng là phương tiện tốt để giúp chúng ta phát hiện sớm UT
vú.
- Tự khám vú: được đề nghị thực hiện với mọi phụ nữ trên 20 tuổi.
Phụ nữ nên khám ngực mình từ ngày thứ 8 của chu kỳ kinh hay sau khi sạch
kinh với nhịp độ mỗi tháng một lần.
Phòng bệnh:
- Mỗi chị em chúng ta cần xây dựng cho mình một chương trình kế
hoạch tự khám và đi kiểm tra thường xuyên vú và phụ khoa định kỳ.
- Tránh căng thẳng trong công việc, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp
lý, ăn ít chất béo động vật, hạn chế ăn những thực phẩm lên men có nhiều
nitrit, nitrat, nitrozamin.
- Bổ sung thêm khẩu phần ăn nhiều rau quả và trái cây chứa nhiều
caroten; không ăn những thực phẩm mốc từ gạo, đậu, lạc…, thực phẩm có
phun thuốc trừ sâu.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để chống béo phì. Hạn chế
dùng thuốc nội tiết tố nữ thay thế kéo dài ở thời kỳ mãn kinh.
Theo BS-CK1 Trần Quốc Long - Sức khỏe & Đời sống
0 nhận xét:
Đăng nhận xét