ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Hoá chất “tàn phá” người bệnh ung thư

Loét miệng, chết vì hóa chất
Nhiều người bị bệnh ung thư, khi điều trị hóa chất được 1 – 2 lần họ xin từ chối về nhà chờ chết vì không thể chịu nổi tác dụng phụ của hóa chất.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Hoài Th. 21 tuổi đang là sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội tử vong tại khoa Chống Đau của Bệnh viện K trung ương khiến BS Nguyễn Thị Hương – phó khoa ám ảnh nhất. Bệnh nhân Th. bị ung thư buồng trứng. Sau khi cắt bỏ khối u và điều trị trị hóa chất,Th. đã không vượt qua được tác dụng phụ của hóa chất.
''Miệng em bị lở loét, chân tay thâm đen. Cô gái trẻ ra đi khi giấc mơ còn dang dở và em không tử vong vì ung thư mà vì không vượt qua được những liệu trình của hóa chất'' - Bác sĩ Hương nói.
Theo vị bác sĩ, điều trị hóa chất tác dụng phụ rất kinh khủng vì thế bệnh nhân phải thực sự vững về tâm lý, bình tĩnh vượt qua nó. Nhiều bệnh nhân thể chất tốt nhưng vẫn bị hóa chất quật ngã. Trường hợp bà Trần Thị Dịu ở Nam Định là một ví dụ điển hình.
''Tôi là phụ nữ nhưng có sức khỏe đó. Thế mà, truyền hóa chất là tôi cũng nằm im như con mèo hen không cử động, không ăn uống được gì. Chưa có loại thuốc nào mà lại có khả năng quật ngã con người ta nhanh và dã man như thế - bà Dịu nói.
Hoa chat “tan pha” nguoi benh ung thu
Tình cảnh bệnh nhân ung thư
Chị Phạm Thu Hà, 45 tuổi, Long Biên, Hà Nội bị ung thư Cổ tử cung đã cắt bỏ phải trải qua điều trị 4 chu kỳ hóa chất vẫn rùng mình khi nghĩ lại những tháng ngày chị vượt qua cửa tử của truyền hóa chất.
Chị Hà kể: “Suốt thời gian điều trị hóa chất tôi dường như không ăn, không ngủ nổi. Cứ ăn vào lại nôn ra, người nhũn như con chi chi. Những ngày vào Bệnh viện K truyền hóa chất tôi phải quấn chăn, anh em đưa vào vì lạnh quá không chịu nổi. Giữa mùa hè mà lúc nào người cũng co rúm vì lạnh. Miệng khô đắng, thậm chí lở loét không ăn nổi".
Người phụ nữ trung niên cho biết, hơn 1 tháng trời, chị không ăn uống gì, cứ ăn là nôn và đi vệ sinh thì đau đớn vô cùng. Chị và cả gia đình xác định tư tưởng vì bệnh ngày nặng, sức khỏe càng yếu. Chân tay bủn rủn, thân hình chỉ còn toàn da bọc xương.
''Có lúc, chị bị ngộ độc hóa chất nặng. Chị đã muốn từ bỏ không đến bệnh viện làm hóa chất vì sợ lắm. Nhưng nghĩ đến mẹ già và con nhỏ chị lại cố gắng. Cảm giác đã 3 năm nhưng như ngày hôm qua vậy, đến giờ tôi cũng thấy ngưỡng mộ chính mình vì đã vượt qua giai đoạn đó'' - chị Hà chia sẻ.
Hóa chất con dao hai lưỡi sắc bén
BS Phạm Xuân Dũng – Phó Giám đốc BV Ung bướu TPHCM cho biết tất cả các phương pháp điều trị ung thư đều mang lại tác dụng phụ như mổ cắt bỏ đi một phần, điều trị xạ trị, hóa chất. Nhưng với khoa học y dược ngày càng phát triển, các bác sĩ và các nhà sản xuất dược phẩm cố gắng hết sức giảm tiểu tác dụng phụ của hóa chất trong điều trị ung thư cho bệnh nhân.
Bác sĩ Dũng tâm sự “chỉ uống Paracetamol cũng có tác dụng phụ thì truyền hóa chất làm sao tránh được tác dụng phụ chứ. Có điều, nó hạn chế phần nào”.
Các tác dụng phụ không đặc hiệu của các loại hoá chất chung bao gồm: Buồn nôn, nôn, rụng tóc, suy tuỷ, đi ngoài phân lỏng, thiểu năng sinh dục hoặc vô sinh…. Những hiệu ứng độc hại của hoá chất có thể rõ ràng, sớm xảy ra như tổn thương mạch máu hoặc đau khi truyền đường tĩnh mạch.
Trong nhiều trường hợp, các biểu hiện của tác dụng phụ có thể biểu hiện ngay từ đầu hoặc một thời gian ngắn sau điều trị như nôn, suy tuỷ, hoặc có thể xuất hiện muộn sau hàng năm như xuất hiện một ung thư thứ phát.
Theo bác sĩ Dũng, hiện nay, khó khăn lớn mà thầy thuốc chỉ định điều trị hoá chất phải đương đầu đó là tâm lý sợ hãi lo lắng thường xuyên của người bệnh trước mỗi chu kỳ điều trị. Điều qua trọng là phải giải thích cho bệnh nhân cơ sở của điều trị hoá chất, những điều gì có lợi, cân nhắc giữa tác dụng chính và tác dụng phụ, ảnh hưởng của tác dụng phụ, thời gian tồn tại ảnh hưởng của tác dụng phụ… và thái độ xử trí đối với những tác dụng phụ đó.
Khi cần thiết thì mục đích của điều trị phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống đối với người bệnh ung thư là điều không thể xem nhẹ. Các thầy thuốc chuyên khoa hoá chất đã thuộc lòng mức độ nhậy cảm thuốc của tế bào ung thư, từng vị trí và giai đoạn bệnh, sức chịu đựng của từng bệnh nhân để chọn thuốc thích hợp hoặc phối hợp nhiều loại thuốc để có tác dụng tối đa trên ung thư và giảm độc hại tối thiểu đối với cơ thể.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons