ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN 0906143408

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vú

Bệnh ung thư vú từ vị trí thứ 2 (sau ung thư cổ tử cung) vào khoảng 10 năm trước đây, nay đã là bệnh ung thư hàng đầu của phụ nữ ở Việt Nam.


Ngoài nguyên nhân đột biến gen BRCA1 và BRCA2 thì ung thư vú còn do nhiều nguyên nhân khác từ lối sống như:
- Ăn nhiều chất béo, uống nhiều nước ngọt (người béo phì, người có mô mỡ trong tuyến vú hoặc dưới da nhiều thì càng có nguy cơ ung thư vú cao).
- Ít tiêu thụ rau xanh, trái cây (đây là thực phẩm có chất chống ôxy hóa, giúp cơ thể đào thải những chất độc hại).
- Nhịp sống công nghiệp, phụ nữ ăn uống đa dạng nhưng lại ít dành thời gian cho vận động, tập thể dục.
- Phụ nữ gần mãn kinh có khuynh hướng sử dụng các chất, thuốc tăng cường nội tiết tố thay thế, làm tăng estrogen, cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Những đối tượng phụ nữ dễ có nguy cơ ung thư vú:
- Có mẹ, người thân nữ trong gia đình bị ung thư vú.
- Béo phì.
- Độc thân.
- Không sinh con hoặc có con nhưng không cho con bú.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vú:
1. Đối với những phụ nữ khỏe mạnh, từ 35 tuổi trở lên, cần khám kiểm tra định kỳ vú và phụ khoa mỗi năm. Những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ cao thì 3 - 6 tháng khám một lần theo chỉ định của bác sĩ.
2. Chụp nhũ ảnh định kỳ hằng năm hoặc theo chỉ định của thầy thuốc. Nhũ ảnh được đề nghị chụp tầm soát cho các phụ nữ trên 35 tuổi.
3. Tự khám vú: (với mọi phụ nữ trên 20 tuổi):
- Nên khám ngực mình từ ngày thứ 8 của chu kỳ kinh hay sau khi sạch kinh với nhịp độ mỗi tháng một lần. Như vậy sẽ giúp biết tình trạng mỗi bên vú nên rất dễ phân biệt được đâu là bình thường đâu là bất thường.
- Các bước khám ngực như sau:
+ Đứng trước gương, ở trần, hai cánh tay buông xuôi hai bên hông, quan sát hai vú rồi đổi tư thế: hai tay để phía sau mông, nghiên nhẹ người tới trước, quan sát cả hai vú để xem có gì thay đổi về kích thước của hai vú (một bên lớn hơn thường lệ, hoặc teo nhỏ lại).
+ Quan sát da vú (da cam, da bị lõm xuống ở một vùng nào đó).
+ Xem núm vú có bị kéo lệch hay tụt vào không và ấn nhẹ núm vú xem có máu hay chất dịch tiết ra ở đầu núm vú không.
+ Nằm ngửa, kê gối hoặc khăn xếp lại dưới vai bên phải, tay phải để sau ót, dùng các ngón tay trái (bàn tay phải xoa thẳng), nhẹ nhàng ép sát tuyến vú vào thành sườn, bắt đầu phần trên rồi đến phần dưới của vú, cuối cùng là núm vú, nhằm tìm một cục u (khối u, khối bướu).
Khi khám vú trái thì đổi ngược tư thế lại.
+ Cuối cùng là nên sờ vùng nách hai bên để xem có u hoặc hạch nách không.
Nếu tự khám đều đặn và thường xuyên sẽ phát hiện được những khối u nhỏ hơn nhiều so với các phụ nữ không thực hiện việc tự khám vú mình.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons